Emart khi “về chung một nhà” với Thaco: Dự kiến có thêm 2 đại siêu thị tại TP.HCM trong năm nay

Thứ hai, 14/02/2022-17:02
Ngay trong năm đầu về một nhà với Thaco, siêu thị Emart dự kiến sẽ có thêm 2 đại siêu thị nữa tại Sala - Thủ Thiêm và Emart Phan Huy Ích - Gò Vấp lần lượt vào tháng 10/2022 và tháng 12/2022.

Trước đó, Emart dưới trướng của chủ đầu tư Hàn Quốc dù hoạt động ổn định nhưng lại bị vướng mắc nhiều chỗ. Đồng thời, Emart còn chưa mở thêm được siêu thị thứ hai đúng như kế hoạch đề ra. 

Đến tháng 5/2021, giữa tâm dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến vô cùng phức tạp, Tập đoàn Emart tại Hàn Quốc đã quyết định bán lại 100% cổ phần của Công ty Emart Việt Nam cho Ô tô Trường Hải (Thaco). Nói về quyết định bán hoạt động kinh doanh bán lẻ của mình tại Việt Nam, Emart cho biết đây là kết quả sau nhiều lần gặp trở ngại về việc mở rộng hoạt động tại những quốc gia tại Đông Nam Á. 

Sắp có thêm 2 đại siêu thị tại TP.HCM

Sau khi chính thức ra mắt ở Việt Nam vào tháng 12/2015, Emart đã mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM. Đại siêu thị đầu tiên được đặt tại Gò Vấp, quy mô khủng với tổng vốn đầu tư lên tới 60 triệu USD. Cụ thể, đại siêu thị này có diện tích lên tới 3ha, tọa lạc tại 366 Phan Văn Trị, phường 5, quận Gò Vấp.


Sau khi chính thức ra mắt ở Việt Nam vào tháng 12/2015, Emart đã mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM.
Sau khi chính thức ra mắt ở Việt Nam vào tháng 12/2015, Emart đã mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM.

Thời điểm đó, Emart từng lên kế hoạch để xúc tiến những thủ tục xây dựng một đại siêu thị thứ hai tại TP.HCM. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn bị bỏ ngỏ từ đó cho tới nay. Vấn đề chậm trễ trong phê duyệt các kế hoạch xây dựng khiến Emart vẫn “đơn độc” mà chưa thể mở thêm một siêu thị nào khác. 

Thời điểm nhận lại Emart, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco từng chia sẻ rằng: “Emart có nền tảng kinh doanh rất tốt, đặc biệt là hiệu quả trên từng cửa hàng. Dù vẫn Emart còn lỗ lũy kế 115 tỷ đồng nhưng kết quả kinh doanh những năm gần đây rất khả quan. Đơn cử năm 2020, chỉ với một cửa hàng, siêu thị này có doanh thu xấp xỉ 1.650 tỷ đồng và lãi 43 tỷ đồng. Như vậy, tiếp tục phương châm này thì theo đại diện Thaco ngành bán lẻ không quá khó khăn như mọi người vẫn nghĩ”.

Ngay trong năm đầu về một nhà với Thaco, siêu thị Emart dự kiến sẽ có thêm 2 đại siêu thị nữa tại Sala - Thủ Thiêm và Emart Phan Huy Ích - Gò Vấp lần lượt vào tháng 10/2022 và tháng 12/2022. Ngoài ra, Thaco cũng công bố thêm về kế hoạch triển khai đầu tư và xây dựng để đưa vào hoạt động các cơ sở Emart tại Đồng Nai, Bình Dương và đặc biệt là Hà Nội khu vực Tây Hồ Tây trong năm 2023 tới. 

Từ những số liệu cho thấy, tình hình kinh doanh của Emart trước đó khá ổn định. Dù chỉ có một đại siêu thị lớn tại Gò Vấp nhưng Emart đã nhanh chóng thu lãi kể từ năm 2018 - tức là chỉ sau 2 năm ra mắt. Tính đến cuối năm 2020, hiệu suất kinh doanh của Emart là 20%. Hiểu đơn giản rằng, nếu công ty thu về 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận sẽ là 20 đồng. 

Nhìn chung trong giai đoạn 2016-2020, Emart có doanh thu đạt mức tăng trưởng bình quân là 17%/năm, còn lợi nhuận gộp tăng mạnh với tốc độ 26%/năm. Tính đến cuối năm 2020, Emart ghi nhận tổng tài sản là 2.823 tỷ đồng, so với năm 2019 đã tăng 1,4%. Trong đó, tài sản vốn chủ yếu của công ty được đóng góp từ vốn với 2.628 tỷ đồng.


Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco.
Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco.

Trong năm 2021, dù chưa công bố số liệu cụ thể nhưng theo kế hoạch Thaco kỳ vọng, năm 2021 Emart đã đạt được hơn 1.800 tỷ đồng. Con số này ghi nhận mức tăng khoảng 10% so với năm cũ. Ngoài ra, siêu thị Emart cũng đóng góp 2,2% tổng doanh thu Tập đoàn.

Chủ tịch Thaco cũng nhận định và cho biết, xu hướng hiện nay là phát triển loạt đại siêu thị đặc biệt là tại các tỉnh thành. Theo đó, các trung tâm thương mại cũng dần có sức ảnh hưởng nhỏ đi. Trong tương lai, Thaco đã và đang theo đuổi mô hình “một điểm dừng, nhiều tiện ích”. 

Theo đó, điểm dừng là nơi khách hàng mua và bảo dưỡng ô tô; trải nghiệm trung tâm hội nghị - tiệc cưới; ngoài ra còn có những hoạt động vui chơi giải trí trong nhà và mua sắm loạt thực phẩm thiết yếu. Từ đó, dự tích hợp của đại siêu thị cùng với showroom ô tô và các dịch vụ thương mại khác sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Đây cũng chính là mục tiêu mà Thaco hướng tới.

Những điều ít người biết về Emart

Tập đoàn Emart bắt đầu kinh doanh tại xứ sở kim chi từ năm 1993. Đến năm 2006, Tập đoàn này tiến hành tiếp nhận lại Walmart. Vì thế, thời điểm hiện tại Emart là công ty bán lẻ toàn cầu. Chỉ tính riêng tại Hàn Quốc, tập đoàn có hơn 160 cửa hàng đang hoạt động. Bên cạnh đó, Emart còn có nhiều chi nhánh văn phòng đặt tại Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam.

Chuỗi siêu thị hàng đầu Hàn Quốc chính thức ra mắt tại Việt Nam vào tháng 12/2015. Đây chính là thời điểm Emart cho ra mắt đại siêu thị đầu tiên tại 366 Phan Văn Trị, phường 5, quận Gò Vấp với quy mô khủng lên tới 3ha. 


Chỉ tính riêng tại Hàn Quốc, Tập đoàn Emart có hơn 160 cửa hàng đang hoạt động. Bên cạnh đó, Emart còn có nhiều chi nhánh văn phòng đặt tại Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam.
Chỉ tính riêng tại Hàn Quốc, Tập đoàn Emart có hơn 160 cửa hàng đang hoạt động. Bên cạnh đó, Emart còn có nhiều chi nhánh văn phòng đặt tại Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam.

Như đã nói ở trên, dù hoạt động ổn định dưới trướng của chủ đầu tư Hàn Quốc nhưng Emart vẫn có nhiều vướng mắc, chưa thể mở thêm được siêu thị thứ hai như kế hoạch. Vì thế, đến tháng 5/2021, Tập đoàn Emart quyết định bán 100% cổ phần của Công ty Emart Việt Nam cho Ô tô Trường Hải (Thaco). Điều đáng nói, ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất ô tô và bất động sản, Thaco cũng đang điều hành một số trung tâm bán lẻ. 

Sau thỏa thuận này, siêu thị Emart tại Việt Nam sẽ không còn dưới quyền điều hành của Tập đoàn Emart Hàn Quốc nữa. Thay vào đó, siêu thị này sẽ hoạt động dưới dạng nhượng quyền thương mại do Thaco quản lý, sau đó trả phí bản quyền cho Emart. Theo dự kiến, Thaco sẽ mở hơn 10 cửa hàng Emart vào năm 2025.

Được biết, sau khi mở thêm các cửa hàng nhượng quyền, Emart sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc xuất khẩu sản phẩm sang Việt Nam. Năm 2015, số lượng sản phẩm Hàn Quốc được bán tại Emart Gò Vấp chỉ là 170, đến năm 2019 đã tăng lên 1.000 sản phẩm và 1.200 sản phẩm vào năm 2020. Trong số đó, số lượng sản phẩm mang nhãn hiệu độc quyền của Emart chiếm 85%; 70% là những sản phẩm No Brand được sản xuất bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

59 phút trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

1 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

5 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

5 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

9 giờ trước