Danameco - Doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang duy nhất trên sàn chứng khoán hiện tại làm ăn như thế nào?

Thứ tư, 25/05/2022-11:05
Được hưởng lợi trực tiếp khi cung cấp sản phẩm chống dịch, Danameco có ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2020 với mức doanh thu kỷ lục vượt mốc 700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng gấp hơn 4 lần và đó là mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Theo Nhịp sống kinh tế, từ lâu các doanh nghiệp sở hữu ngành nghề độc, lạ trên sàn chứng khoán luôn mang lại sự chú ý. Thậm chí đã có nhiều doanh nghiệp trong số này có kết quả kinh doanh rất ổn định, lợi tức hàng năm đã mang về cho cổ đông không hề nhỏ. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 4/2022, trên cả nước có 9 doanh nghiệp chính tham gia xuất khẩu khẩu trang y tế các loại với số lượng là 11,3 triệu chiếc, so với 3 tháng trước đó giảm gần 46%. Trong danh sách công bố, chỉ có duy nhất Tổng Công ty Cổ phần Y tế Danameco (Mã:DBM) có cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường chứng khoán và là doanh nghiệp độc nhất trên sàn đang hoạt động trong mảng xuất khẩu khẩu trang y tế. 

Theo tìm hiểu, Danameco tiền thân là Trạm Vật tư y tế Quảng Nam - Đà Nẵng được Sở y tế Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập từ năm 1976. Sau hơn 40 năm qua, sau nhiều lần thay đổi, tháng 7/2005 Công ty đã chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Ngành nghề kinh doanh chính của Danameco là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, sản xuất vật tư y tế, thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng, buôn bán máy móc,... 



Danameco tiền thân là Trạm Vật tư y tế Quảng Nam - Đà Nẵng được Sở y tế Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập từ năm 1976
Danameco tiền thân là Trạm Vật tư y tế Quảng Nam - Đà Nẵng được Sở y tế Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập từ năm 1976

Trong giai đoạn dịch bệnh kết quả kinh doanh "gặp thời"

Trong giai đoạn 2013 - 2018, tình hình kinh doanh của Danameco ghi nhận doanh thu giao động trong khoảng 200 tỷ đồng còn lợi nhuận chỉ ở mức 15 - 20 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhờ vào việc cung cấp các vật tư, thiết bị, dụng cụ y tế trực tiếp để phòng chống dịch bệnh mà Danameco đã ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong giai đoạn làn sóng COVID-19 đã bắt đầu xuất hiện và lây lan tại nước ta - đi ngược lại với xu hướng chung trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lao đao bởi vì hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn và thậm chí tạm ngưng do dịch bệnh. Cụ thể, kết thúc năm 2020, Danameco đã lập kỷ lục doanh thu với 704 tỷ đồng, so với con số cùng kỳ tăng gấp đôi khi nhu cầu về các sản phẩm chống dịch và giá bán tăng mạnh từ chỉ gần 9 tỷ đồng trong năm 2019 lên gấp hơn 4 lần, đạt mức 37 tỷ đồng và mức lãi cao nhất kể từ khi công ty này bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán. Bước sang năm 2021, dịch bệnh gần như dần được kiểm soát đồng thời giá cả đầu vào và đầu ra của các mặt hàng chống dịch có sự bình ổn hơn đã khiến cho mức doanh thu và lợi nhuận sụt giảm nhẹ, lần lượt đạt 550 tỷ đồng và 30 tỷ đồng. Còn bước sang năm 2022, Đại hội cổ đông thường niên mới được tổ chức vào ngày 21/4 đã thông qua kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận sau thuế là 32 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 19% so với lợi nhuận ghi nhận trong năm 2021. Dự kiến sẽ chi trả cổ tức với tỷ lệ 5%. 


Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế của Việt Nam trong tháng 4/2022
Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế của Việt Nam trong tháng 4/2022

Ngay trong quý 1/2022, Danameco đã ghi nhận được những tín hiệu khởi sắc khi doanh thu thuần trong kỳ đạt 144,6 tỷ đồng tương ứng cao hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Và sau khi đã trừ đi hết các chi phí lợi nhuận sau thuế của Danameco đạt hơn 15 tỷ đồng cao hơn 3,3 lần so với quý 1/2021. Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân lợi nhuận trong quý 1/2022 tăng cao là do Tổng công ty tập trung tăng cường đẩy mạnh việc sản xuất các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, phục vụ chống dịch dẫn đến kinh doanh tăng mạnh. Dự kiến trong năm 2022, Danameco đã thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong năm 2022, gồm phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 20% và chào bán riêng lẻ 5 triệu cổ phiếu với mức giá 20.000 đồng. Nếu như hoàn tất 100% kế hoạch trên thì vốn điều lệ của doanh nghiệp này sẽ tăng từ 4,4 triệu cổ phiếu lên gấp hơn 2 lần, vượt mức 10 triệu cổ phiếu, ứng với vốn điều lệ vượt 100 tỷ đồng. Thời gian mới đây, thông tin gây chú ý khi ông  Lê Hải Trọng đã có đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Danameco bên cạnh đó cũng xin rút khỏi HĐQT Tổng Công ty trong ngày 5/5. Nguyên nhân của quyết định này được ông Trọng đưa ra là vì lý do riêng. Và sau lá đơn từ nhiệm của ông Trọng, đến cuối tháng 5/2022, Tổng Công ty đã công bố nghị quyết bầu ông Võ Anh Đức - Phó Chủ tịch HĐQT DNM tạm thời thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị cho đến khi Đại hội đồng cổ đông bất thường trong năm 2022 bầu bổ sung.


Kết quả kinh doanh của Danameco
Kết quả kinh doanh của Danameco

Thị giá DNM đã giảm 50% kể từ đỉnh lịch sử

Cái tên DNM đã có mặt hơn chục năm trên sàn chứng khoán, niêm yết cũng như giao dịch đầu tiên trên HNX vào ngày 16/2/2011 với mức tham chiếu là 26.000 đồng/cổ phiếu (giá sau điều chỉnh là 6.870 đồng/cổ phiếu). Và trong hơn 1 thập kỷ niêm yết, cổ phiếu của DNM từng vài lần gây chú ý với các nhà đầu tư khi thị giá tăng bốc đầu. Chi tiết, trong quý 1 và quý 3/2020, không chỉ kết quả kinh doanh gặp thời mà thị giá DNM cũng có sự bứt phá vô cùng mạnh mẽ. Thị giá cũng leo nhanh từ vùng 8.000 đồng/cổ phiếu lên mức đỉnh lịch sử là 73.100 đồng/cổ phiếu (phiên 3/8/2020) tương ứng tăng gấp hơn 9 lần và thuộc vào hàng TOP cổ phiếu có màn thể hiện xuất sắc nhất khi đó. Cũng sau giai đoạn đi ngang 1 năm thì đến tháng 3/2022, bất chấp thị trường điều chỉnh mạnh, DNM vẫn tiếp tục có màn tăng ấn tượng khi thị giá ngược dòng liên tục tăng và tăng trần. Qua đó đã phá đỉnh cũ để có thể thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử niêm yết là 76.000 đồng/ cổ phiếu, tăng hơn 70% trong khoảng 1 tháng giao dịch. Tuy nhiên, sau đó thị giá DNM đang trong quãng đợt dài. Chốt phiên ngày 24/5 đạt 38.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm 50% kể từ mức đỉnh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

21 phút trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

35 phút trước

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

2 giờ trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

2 giờ trước

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

2 giờ trước