3 lý do khiến Anh là nước có lạm phát cao nhất trong nhóm G7

Chủ nhật, 22/05/2022-07:05
Nhiều người dân Anh chiếm dụng McDonald’s trở thành phòng bếp, nhà tắm và phòng khách do giá cả leo thang quá nhanh.

Theo Nhịp sống kinh tế, Giám đốc Matthew Cole của Fuel Bank Foundation cho biết “Tại McDonald’s, người dân đến đây mua đồ ăn cho bữa trưa, sau đó chiếm dụng không gian tại đây mà không rời đi. Thậm chí, họ đánh răng rửa mặt tại bồn rửa tay, sử dụng wifi miễn phí của nơi này để xem tivi, lên mạng cả ngày”. Đây là tình hình chung tại Anh do ảnh hưởng của lạm phát gây ra.

Theo tờ The Guardian, đây là mức lạm phát cao nhất của xứ sở sương mù tính từ đầu thập niên 1980 đến nay. Mức lạm phát tại quốc gia này đã lên cao nhất trong nhóm 7 nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7), sau lần tăng giá khí đốt sưởi ấm và giá điện cao nhất trong tháng 4/2022.

Trong khi mức làm phát của Đức là 7,4%, Mỹ đạt mức 8,3% thì Anh đã trèo lên vượt mức 2 quốc gia này, với mức lạm phát là 9% trong tháng 4. Đứng cuối bảng xếp hàng là Nhật, với mức lạm phát là 1,2% do họ có dân số già vì vậy nhiều năm qua mức lạm phát vẫn giữ ở mức thấp.

Ở Anh, tình hình tại sao lại thảm hại như vậy?

Nguồn năng lượng và mức thuế

Phần lớn nền kinh tế Anh phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Điều này chính là điểm yếu thế của nước Anh, bởi nó chịu ảnh hưởng rất lớn khi giá xăng dầu, khí đốt biến động. Nhu cầu xăng dầu bùng nổ do việc mở cửa trở lại sau đại dịch covid, khiến cho mức giá xăng dầu ở Anh đẩy lên cao. Đồng thời, chiến sự giữa Nga và Ukraine diễn ra khiến cho tình trạng ngày càng tồi tệ hơn.

Trong khi các khác tại Châu Âu, chính phủ đã có những chính sách phòng vệ về nguồn năng lượng, thì Anh lại chủ quan không đưa ra những chính sách dự phòng cho việc này, theo tờ The Guardian nhận xét.


Anh có mức lạm phát cao nhất trong nhóm G7
Anh có mức lạm phát cao nhất trong nhóm G7

Chẳng hạn như nước Pháp, Chính phủ của họ đã thâu tóm hãng điện quốc doanh EDF, từ đó đưa ra mức giá tăng điện trần là 4%. Ngoài ra, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, họ cũng có điện hạt nhân thay thế.

Với Italy, họ đưa ra chính sách đánh thuế các công ty năng lượng, sau đó từ nguồn thuế này, họ dùng khoản ngân sách 8 tỷ Euro (6,8 tỷ Bảng Anh) để hỗ trợ hóa đơn cho người dân. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là 2 nước áp đặt mức giá trần cho xăng dầu, khí đốt. Trong khi Anh chỉ giảm có 5 penny thì Đức giảm giá xăng dầu đến 30%.

Các phương tiện giao thông công cộng giảm 20% giá vé tại Ireland. Các hóa đơn năng lượng ở Tây Ban Nha và Bỏ thì giảm thuế VAT. Nếu hoàn thành xong Brexit, thì chính phủ Anh cũng đã có cam kết giảm thuế cho hóa đơn năng lượng. Tuy nhiên, điều này không được diễn ra.

Mặc dù khoản hỗ trợ 22 tỷ Bảng đã được Anh tuyên bố giúp người dân trả hóa đơn, giảm thuế...trong năm tài khóa này. Tuy nhiên, việc này không làm giảm được mức lạm phát đang ở mức cao vót. Trong bối cảnh khủng hoảng của lạm phát, thì để có thêm ngân sách hỗ trợ, chính phủ nước này lại buộc phải tăng thuế. Và Anh trở thành quốc gia duy nhất trong nhóm G7 thực hiện điều này.

Bộ trưởng tài chính Anh Rishi Sunak mới đây đã điều chỉnh lại quy định về số tiền đóng bảo hiểm của người lao động nhằm giúp cho những người thu nhập thấp hưởng nhiều lợi ích hơn. Thay vào đó, những người có thu nhập cao và trung bình sẽ phải gánh thêm các khoản chi phí khác.

Theo nguồn nghiên cứu của Văn phòng trách nhiệm ngân sách (OBR) thuộc Bộ tài chính của Anh cho biết, sau khi những quy định mới được thực hiện, thu nhập khả dụng của người Anh sẽ giảm thêm 2%. Đây là mức giảm mạnh nhất trong 65 năm qua.

Brexit

Anh là nước có nền kinh tế mở, khi tổng kim ngạch thương mại chiếm tới 60% GDP. Nhưng ngành sản xuất của Anh lại nhỏ hơn rất nhiều so với các nước như Đức, Italy.. Chính vì vậy, Anh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung ứng bên ngoài.
Khi nói về nguồn cung, thì không thể bỏ qua Trung Quốc. Bởi khi đại dịch bùng nổ trở lại tại Trung Quốc và những chính sách của họ khiến cả Thế giới hỗn loạn. Trung Quốc đóng cửa chống dịch, khiến cho các loại giá vận chuyển, logistic tăng cao dẫn đến ngành sản xuất, tiêu dùng hay dịch vụ của Anh đều lên giá.


 
 

Thêm vào đó, Brexit - việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU), cũng khiến cho việc chờ làm giấy tờ, thông quan trở lên lâu hơn. Từ đó giá cả bị đẩy lên cao.

Gần một nửa số một nửa số lương thực tại Anh là hàng nội địa, đa phần họ phải nhập khẩu nông sản, bao gồm cả các lương thực chủ chốt như ngũ cốc, sữa, trứng…, theo tờ the Guardian cho biết.

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU), làm cho giá cả lương thực thực phẩm tại quốc gia này gia tăng thêm 6% trong khoảng tháng 12/2019-9/2021 bởi những rào cản về thuế quan.

Ngoài ra, trong những tháng gần đây, đồng Bảng Anh mất giá, giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD. Khi đại dịch bùng nổ đã khiến hàng nhập khẩu đắt hơn nhiều, nhất là những nguyên liệu thiết yếu như năng lượng, lương thực.

Do lao động thiếu hụt

Cũng chính vì Brexit nên ngày càng nhiều lao động nước ngoài cũng dần rời bỏ nước Anh, những người nhiều tuổi ở đây cũng phải nghỉ việc vì đại dịch covid gây ra. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi thì lại thiếu kinh nghiệm làm việc, ít kiến thức chuyên môn, bằng cấp đơn giản hoặc họ không chịu làm những công việc vất vả. Kết quả là nguồn lao động ở Anh bị thiếu hụt, nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao động buộc phải tăng lương, càng làm cho chi phí nhân công tăng lên và dẫn đến việc giá cả theo chiều hướng đi lên.


 
 

Tính từ thập niên 1970 đến nay, Anh đã giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp kỷ lục. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Anh, số người thất nghiệp ít hơn số vị trí cần tuyển dụng. Với mức tăng lương cao nhất trong 10 năm qua, lương bình quân hàng năm tại Anh đạt 4,2% chưa kể thưởng.

Tuy nhiên, mức tăng lương này vẫn không chạy theo kịp mức tăng lạm phát ở vương quốc này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

3 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

3 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

7 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

7 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

11 giờ trước