Data storytelling là gì? Những điều cần biết về Data storytelling

Thứ hai, 14/11/2022-15:11
Data Storytelling hỗ trợ thông điệp cho những câu chuyện của bạn để từ đó tạo ra những sự ảnh hưởng nhất định và thông báo rõ ràng cho một đối tượng cụ thể. Data Storytelling cũng giống như cách kể chuyện của con người nhưng sẽ được nhận thêm những lợi ích từ các hiểu biết sâu sắc hơn và hỗ trợ bằng chứng thông qua đồ thị và biểu đồ.

Data Storytelling là gì?

Data Storytelling là một phương pháp kể chuyện thông qua dữ liệu là phương pháp trực quan hóa các thông tin dữ liệu một cách tốt nhất giúp cho bạn có thể gửi đúng dữ liệu, thông tin đến đúng người theo đúng các định dạng để từ đó có thể đưa ra được những quyết định đúng (Theo chia sẻ của Bernard Marr, chuyên gia hàng đầu trên thế giới về dữ liệu).

Data Storytelling được đánh giá là một trong những kỹ năng thiết yếu trong thời đại 4.0. Điều này xuất phát từ việc chúng ta hiện nay đang sống trong thời đại của dữ liệu. Phân tích, nghiên cứu dữ liệu gần như là một yêu cầu bắt buộc trước khi các đơn vị doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định kinh doanh.

Hàng loạt những công nghệ hiện đại, tinh vi xoay quanh các nguồn tài nguyên then chốt này đã được phát minh, ra đời như là cơ sở dữ liệu lớn (big data), hệ thống dữ liệu nhỏ (small data), học sâu (deep learning), công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI)… Tuy nhiên, những phương pháp phân tích cho dù có chính xác, tinh vi đến đâu thì đầu ra của nó cũng vẫn sẽ chỉ là các con số.

Và như Daniel Kahneman đã chia sẻ: “Con người không thể đưa ra quyết định chỉ bởi vì hệ thống các con số. Họ cần phải có một câu chuyện cụ thể”. Data Storytelling chính là chìa khóa để các tổ chức, doanh nghiệp có thể giải quyết thấu đáo bài toán này. Một báo cáo gần đây của LinkedIn đã cho thấy rằng nhu cầu tuyển dụng nhân sự Data Storytellers đang tăng vọt trong thời gian gần đây.


Data Storytelling là một trong những kỹ năng thiết yếu trong thời đại 4.0
Data Storytelling là một trong những kỹ năng thiết yếu trong thời đại 4.0

Những yếu tố trụ cột quan trọng nhất của Data Storytelling 

  • Nắm được cụ thể về bối cảnh câu chuyện (Context for communication): Thành bại của một người Data Storytellers không bắt đầu từ nhiệm vụ của chính họ mà là đến từ bối cảnh. Do đó, trước khi viết nên một câu chuyện riêng của chính mình, bạn cần phải nghiên cứu, đầu tư thời gian để có thể hoàn toàn hiểu thấu được bối cảnh: ai, điều gì trong câu chuyện và mọi việc diễn ra bằng cách nào.
  • Thấu hiểu dữ liệu (Insight of Data): Chắc chắn các nhân vật chính xuất hiện ở trong câu chuyện mà chúng ta cần phải truyền tải vẫn sẽ là thông tin dữ liệu. Vấn đề là chúng ta cần phải xác định được đúng các dữ liệu then chốt, trọng tâm giữa một rừng các thông tin dữ liệu. “Nhân vật chính” ở trong câu chuyện là ai? Những “nhân vật phụ nào” cần đưa vào trong câu chuyện?
  • Nghệ thuật kể chuyện (Storytelling): “Mỗi một con số đều sẽ có những câu chuyện quan trọng riêng để kể. Chúng sẽ cần bạn phải truyền tải, diễn đạt chúng một cách thống nhất, rõ ràng và thuyết phục”. Cách đơn giản và hiệu quả nhất khi kể chuyện bằng dữ liệu là hãy áp dụng cấu trúc 3C:
  • Bối cảnh (Context) (10%): Khơi gợi sự hứng thú của những người nghe bằng cách giải đáp chi tiết những câu hỏi sau: Tại sao tôi cần phải chú ý đến câu chuyện này? Tôi sẽ có thể nhận được điều gì? Báo cáo này sẽ miêu tả, đề cập đến những vấn đề gì?
  • Diễn biến (80%): Nguyên nhân của vấn đề xuất phát là từ đâu? Điều gì có thể giải quyết trọn vẹn vấn đề?
  • Kết thúc (10%): Hành động và KPI đo lường cụ thể vấn đề là như thế nào?
  • Trực quan hóa các dữ liệu (Data Visualization): Người nghe cần phải động não để có thể xử lý được bất kỳ yếu tố nào mà bạn thêm. Do đó, bạn cần phải suy xét thật kỹ càng trước khi đưa ra các quyết định hoặc là thêm hoặc bớt đi một yếu tố cụ thể nào đó.

Lợi ích của Data Storytelling là gì?

Xây dựng và phát triển một câu chuyện dữ liệu sẽ thúc đẩy một người có thể thực hiện được những hành động nhất định có thể sẽ là một công cụ vô cùng mạnh mẽ. Kể chuyện bằng dữ liệu một cách hiệu quả có thể mang lại những tác động tích cực cho tất cả mọi người và cả cho tổ chức của bạn. Những lợi ích của việc kể chuyện bằng dữ liệu sẽ bao gồm có:

  • Thêm các thông tin giá trị cho dữ liệu và những thông tin cụ thể, chi tiết của bạn.
  • Diễn giải những thông tin có tính chất phức tạp và làm nổi bật những điểm chính vô cùng cần thiết cho những người xem.
  • Cung cấp một cách liên lạc hiệu quả của con người vào hệ thống dữ liệu của bạn.
  • Mang đến những giá trị và ảnh hưởng có tính tiềm năng cho những người xem và cho lĩnh vực của bạn.

Data Storytelling có nhiều cấp độ khác nhau
Data Storytelling có nhiều cấp độ khác nhau

Các cấp độ của Data Storytelling

Data Storytelling có 4 cấp độ cụ thể bao gồm:

  • Cấp độ 0: Khám phá câu chuyện (Explore).
  • Cấp độ 1: Trình bày (Explain) giúp người nghe hiểu được câu chuyện
  • Cấp độ 2: Khai sáng (Enlightent) giúp cho người nghe có thể hiểu được sâu hơn
  • Cấp độ 3: Truyền cảm hứng (Inspire) giúp người nghe sẵn sàng hành động

Cấp độ đầu tiên của Data Storytelling là cấp độ khám phá hay còn được gọi là cấp độ 0. Lý do là vì khám phá là hành động thực hiện phân tích để tìm ra được những điểm thú vị nhất (Insight of data) của hệ thống thông tin dữ liệu.

Khám phá sử dụng đến hơn 80% nguồn lực của 1 dự án thực hiện nghiên cứu dữ liệu. Thế nhưng, những phương pháp phân tích cho dù có hoàn thiện, tinh vi đến đâu cũng sẽ trở nên vô dụng nếu như ta không gửi đúng dữ liệu thông tin đến đúng người cần theo đúng định dạng để họ có thể xem xét và đưa ra được những quyết định đúng.

Nhưng đáng tiếc là hiện nay có đến hơn 80% các dự án nghiên cứu dữ liệu đều đang dừng lại ở mức độ Khám phá. Sau khi chính thức hoàn thành được các nghiên cứu, mọi người sẽ có khao khát để được trình bày tất cả để từ đó minh chứng cho công sức mà họ đã vất vả bỏ ra. Nhưng điều này có thực sự đem lại giá trị hay không? Câu trả lời là không.

Để dự án của mình thực sự có giá trị bạn cần đạt được 3 cấp độ như sau:

  • Cấp độ trình bày để từ đó giúp cho người nghe có thể hiểu thấu toàn bộ các dữ liệu.
  • Cấp độ khai sáng để từ đó giúp cho người nghe có thể hiểu thấu dữ liệu.
  • Cấp độ truyền cảm hứng giúp cho người nghe nhanh chóng hành động sau khi đã thấu hiểu toàn bộ dữ liệu.

Tại sao Data Storytelling lại đóng vai trò quan trọng?

  • Thông tin trở nên dễ nhớ, dễ hiểu và có thể dễ dàng hình dung ra hơn: Bộ não của con người chúng ta hoạt động mạnh để từ đó xử lý các dữ liệu hình ảnh nhanh hơn so với thông tin ngôn ngữ. Việc có thể “nhìn thấy” được các dữ liệu sẽ giúp cho toàn bộ người nghe, người xem dữ liệu có thể dễ dàng hiểu rõ thông tin hơn nhiều. Cùng với bối cảnh thực tiễn và ngôn ngữ kể chuyện, người nghe còn có thể ghi nhớ một cách lâu hơn, cảm thấy nội dung được trình bày một cách vô cùng hấp dẫn, thuyết phục hơn.
  • Data Storytelling giúp cho việc đưa ra quyết định sẽ dựa trên các thông tin số liệu nhanh chóng, dễ dàng và có tính chính xác cao hơn: Theo nghiên cứu từ những nhà thần kinh học, quyết định của con người thường là dựa vào cảm xúc đơn thuần chứ không hoàn toàn dựa theo một tính toán logic nào đó như con người vẫn nghĩ. Khi insight được tổng hợp số liệu thành một câu chuyện thú vị, lôi cuốn, tự khắc sẽ có được một sợi dây gắn kết giữa các thông tin về dữ liệu và phần cảm xúc của não bộ. Đặc biệt, khi con người tập trung chú ý lắng nghe mạch câu chuyện, chúng ta rất dễ bị cuốn theo những diễn diễn biến, tình tiết muốn xem điều gì sắp sửa diễn ra tiếp tục trong câu chuyện.
  • Data storytelling là một trong những kỹ năng thú vị, hấp dẫn, được “săn đón” nhiều nhất ở trong thời đại kỹ thuật số: Chief Economist của Google, trong một buổi phỏng vấn vào thời điểm năm 2009 khẳng định rằng một trong các kỹ năng quan trọng, cần thiết, không thể không có trong những năm sắp tới đó là khả năng nghiên cứu, làm việc với những con số. Bạn không chỉ cần hiểu được các dữ liệu đang “nói gì” mà còn phải làm sao rút ra được những giá trị thực tế, hữu ích từ nó, sau cùng sẽ là trực quan hoá và kể lại câu chuyện sao cho thật hấp dẫn, vui vẻ, lôi cuốn và ý nghĩa.

Data Storytelling giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn
Data Storytelling giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn

Những bước kể câu chuyện từ các dữ liệu

Để kể một câu chuyện từ dữ liệu cần trải qua các bước cụ thể sau:

Bước 1: Xác định chính xác câu chuyện

Một số cách tiếp cận dữ liệu để định hình nên câu chuyện như sau:

  • Tìm kiếm các mối tương quan trong cơ sở dữ liệu
  • Xác định xu hướng
  • Rút ra kết luận so sánh
  • Tìm kiếm những điểm khác biệt
  • Chú ý đến những dữ liệu phản trực giác

Bước 2: Xác định rõ đối tượng

Khi triển khai xây dựng câu chuyện, hãy tự đặt ra những câu hỏi:

  • Ai là người cần lắng nghe câu chuyện này?
  • Người đọc, người xem đã biết rõ về câu chuyện dạng như vậy trước đó chưa?
  • Câu chuyện này liệu có thực sự giúp người nghe có thể giải quyết được những vấn đề cốt lõi mà họ đặc biệt quan tâm và liệu có thể rút ra được bất cứ một insight quan trọng nào đó hay không?

Độ tuổi, nhân khẩu học, công việc và kiến thức chuyên môn của người xem có thể cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách họ hiểu và đưa ra phản hồi lại câu chuyện. 

Bước 3: Xây dựng câu chuyện chi tiết 

Câu chuyện dữ liệu sẽ cần phải bám sát theo những điểm cụ thể như sau:

  • Bối cảnh: Tình huống cụ thể được đặt ra ở đây là gì? Tại sao bạn cần thiết phải kể lại câu chuyện này? Hãy tìm ra ít nhất một hoặc một vài điểm hấp dẫn đặc biệt từ thông tin dữ liệu để thu hút, hấp dẫn và giữ được sự tương tác nhất định với các khán giả.
  • Nhân vật: Ai là người tham gia vào trong câu chuyện này?
  • Vấn đề: Mâu thuẫn hay các vấn đề xung đột cần giải quyết ở đây là gì?
  • Giải pháp: Vấn đề được nêu ra ban đầu liệu có thể được giải quyết một cách cụ thể như thế nào thông qua các câu chuyện này?

Bước 4: Trình bày các dữ liệu bằng hình ảnh, biểu đồ

Hình ảnh là cách rất hiệu quả để thu hút các khán giả của bạn và cải thiện được tỷ lệ giữ chân những người xem — đặc biệt là khi khán giả không có kỹ năng chuyên sâu về dữ liệu. Trình bày dữ liệu bằng bản đồ cũng giúp người đọc dễ hiểu hơn.

Kể chuyện bằng dữ liệu Data Storytelling là một cách hiệu quả và thú vị để truyền đạt những ý tưởng phức tạp. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định tốt hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Việc mất 10 tiếng để làm được AI hoàn thành trong 10 giây: Các sinh viên tài chính ngân hàng chuẩn bị mất việc?

Bitcoin trở thành tài sản có giá trị lớn thứ 8 toàn cầu

Mặt trái của AI: Tiêu thụ điện năng ở mức khổng lồ

Kỷ nguyên công nghệ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bất động sản

Hé lộ 3 kênh podcast ‘giải ngố đầu tư’ dành cho người mới bắt đầu

Top 5 bóng hồng quyền lực trong làng công nghệ thế giới

5 tiêu chí tham gia cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng - P2P Lending

Gen Z “sống chất” với phong cách tài chính 4.0: Luôn biết cách “tích tiểu thành đại”, “xung phong” lan tỏa tài chính số

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

4 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

12 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

12 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

16 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

16 giờ trước