Người lao động vẫn được hưởng tiền lương làm thêm giờ khi tăng lương tối thiểu từ 1/7

Thứ hai, 27/06/2022-23:06
Trong quá trình thực hiện tăng lương tối thiểu theo vùng, người sử dụng lao động không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Duy trì các thỏa thuận có lợi cho người lao động 

Theo laodong.vn, trong công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thống nhất một số nội dung khi triển khai Nghị định số 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu. 

Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các địa phương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, các Liên đoàn lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tại địa phương và các ban, ngành liên quan nhanh chóng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn triển khai thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP đúng quy định.


Trong quá trình thực hiện tăng lương, người sử dụng lao động không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Trong quá trình thực hiện tăng lương, người sử dụng lao động không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định rõ trách nhiệm thi hành của người sử dụng lao động. Cụ thể, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh: “Người sử dụng lao động không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động”. 

Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định số 38 thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động. 

Mức lương tối thiểu là cơ sở của mức lương thỏa thuận 

Công văn số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN nêu rõ mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để người lao động, công đoàn và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương và trả lương cho người lao động.

Trong đó, mức lương tối thiểu tháng được áp dụng đối với người lao động đang hưởng lương theo hình thức trả lương theo tháng. Mức lương tối thiểu giờ được áp dụng đối với người lao động đang hưởng lương theo hình thức trả lương theo giờ.


Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng quy định theo 4 vùng tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng quy định theo 4 vùng tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Đối với người lao động đang hưởng lương theo các hình thức trả lương khác (theo tuần, theo ngày, theo sản phẩm, lương khoán) thì mức lương đang trả theo các hình thức trả lương này quy đổi theo tháng hoặc theo giờ (theo điểm a và điểm b, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP), không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ do Chính phủ quy định. 

Việc quy đổi mức lương theo tháng hoặc theo giờ này do người sử dụng lao động lựa chọn, kết quả quy đổi nhằm kiểm tra mức độ tuân thủ việc trả cho người lao động theo các hình thức so với mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ do Chính phủ quy định.

Nghị định số 38/2022/NĐ-CP không yêu cầu phải thay đổi hình thức trả lương mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các đơn vị tăng cường việc hướng dẫn, hỗ trợ người lao động, tổ chức công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động trong các hoạt động đối thoại, thương lượng, đặc biệt là thương lương tập thể để thỏa thuận về tiền lương và xác lập các điều kiện lao động khác bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Đồng thời, chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn, xử lý những vướng mắc phát sinh, hạn chế thấp nhất các tranh chấp lao động, đình công xảy ra, bảo đảm duy trì quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp. 

Hai cơ quan cũng đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chỉ đạo công đoàn cấp trên cơ sở hỗ trợ kịp thời công đoàn cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động.


Nghị định số 38/2022/NĐ-CP không yêu cầu phải thay đổi hình thức trả lương mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận.
Nghị định số 38/2022/NĐ-CP không yêu cầu phải thay đổi hình thức trả lương mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận.

Cùng với đó, rà soát các tiêu chuẩn, điều kiện lao động để chủ động đề xuất và đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động nhằm xác lập các thoả thuận về tiền lương và các điều kiện lao động khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ người lao động, công đoàn cơ sở giải quyết các vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

Trước đó, ngày 12/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng quy định theo 4 vùng tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Vùng I tăng từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng.

Vùng II tăng từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng.

Vùng III tăng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng.

Vùng IV tăng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Về mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng. Vùng I là 22.500 đồng/giờ; vùng II là 20.000 đồng/giờ; vùng III là 17.500 đồng/giờ; vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Thị trường ấm lên, nghề môi giới bất động sản “nóng” trở lại

13 giờ trước

Căn hộ chung cư cho thuê sẽ tạo dòng tiền lớn

14 giờ trước

Ba điểm sáng của thị trường bất động sản phía Nam

19 giờ trước

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

20 giờ trước

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

22 giờ trước