Xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 - Mẫu và thủ tục chi tiết

Thứ ba, 08/06/2021-14:06

Hiện nay, nhu cầu sửa chữa nhà được rất nhiều người quan tâm. Vậy có cần xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4? Trường hợp nào cần làm đơn? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm lời giải đáp chi tiết cho những câu hỏi này. Hãy cùng tìm hiểu nhé.  

Có thể bạn quan tâm: Quy trình xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 mới nhất hiện nay

Sửa nhà cấp 4 có cần xin giấy phép không?

 Ảnh 1: Sửa nhà cấp 4 bắt buộc phải có giấy phép
Ảnh 1: Sửa nhà cấp 4 bắt buộc phải có giấy phép

Sửa nhà cấp 4 có cần xin giấy phép hay không? Đây chắc hẳn đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Sửa nhà cấp 4 Có cần xin phép vì: Theo đúng quy định thì có hai trường hợp sửa nhà đó là:

  • Thứ nhất: Sửa nhà có làm thay đổi những kết cấu chịu lực. Ví dụ như: Đúc thêm cầu thang, đập cầu thang, đúc thêm ô văng, nâng cấp tầng, xử lý nghiêng nhà, lún nhà,...
  • Thứ 2: Sửa nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực. Ví dụ: Xây vách ngăn, hộp gen, nâng nền, ốp lát gạch, thay chân bồn nước, dán giấy, dán tường, trang trí nội thất,.....

Bạn cần xin phép sửa chữa nhà trong trường hợp nhà đã xuống cấp quá trầm trọng. Bạn muốn mở rộng quy mô, kết cấu của ngôi nhà. Trong những trường hợp này bạn bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa. Đồng thời cần chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công.

Trường hợp cần làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 

Gia chủ nên dành ra một chút thời gian để tìm hiểu và xác định nhà mình sửa nằm trong những trường hợp nào. Liệu khi sửa có cần làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 hay không. Cụ thể:

Nhà cấp 4 khu vực nông thôn

 Ảnh 2: Gia chủ buộc phải có đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở nếu nhà nằm trong phạm vi quy hoạch của thành phố
Ảnh 2: Gia chủ buộc phải có đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở nếu nhà nằm trong phạm vi quy hoạch của thành phố

Theo đúng luật xây dụng 2014, điểm k, khoản 2 điều 89 có quy định, các trường hợp tại nông thôn như sau:

Gia chủ sẽ được miễn làm đơn xin sửa nhà. Cụ thể là giấy xin phép sửa chữa, cải tạo trong xây dựng nếu nhà bạn không thuộc phạm vi quy hoạch xây dựng của thành phố, địa bàn đang sinh sống. Và đồng thời cũng không nằm trong khu bảo tồn, khu di tích của nhà nước.

Ngược lại, gia chủ buộc phải có đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở nếu nhà bạn nằm trong phạm vi quy hoạch của thành phố, địa bàn đang sinh sống. Đặc biệt, nếu nằm trong khu bảo tồn, khu di tích của nhà nước,... Gia chủ cần có sự đồng ý từ các ngành, các cấp. Đặc biệt là giấy xác nhận cấp quyền xây dựng, sửa chữa từ các cơ quan có thẩm quyền.

Nhà cấp 4 khu vực thành thị 

 Ảnh 3: Gia chủ sẽ được miễn giấy khi ngôi nhà nằm ngoài ranh giới và tiếp giáp với các đường đô thị
Ảnh 3: Gia chủ sẽ được miễn giấy khi ngôi nhà nằm ngoài ranh giới và tiếp giáp với các đường đô thị

Cũng tại điểm k, khoản 2 điều 89 trong luật xây dựng 2014 có quy định, các trường hợp nằm tạo khu vực đô thị gồm:

Gia chủ sẽ được miễn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở cấp 4 khi ngôi nhà nằm ngoài ranh giới và tiếp giáp với các đường đô thị. (Đường có yêu cầu về quản lý kiến trúc).

Ngược lại, gia chủ bắt buộc phải có giấy phép xây dựng, đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 nếu ngôi nhà nằm tiếp giáp với đường đô thị. Sau khi được cấp phép từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền thì mới được xây dựng, sửa chữa.

Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 in sẵn

Dưới đây là mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 mà bạn có thể tham khảo. Cụ thể:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Cải tạo/sửa chữa ...................

Kính gửi: ..............................................

1. Tên chủ đầu tư:

– Người đại diện: ............................................... Chức vụ:

– Địa chỉ liên hệ:

Số nhà: ......................... Đường ........................... Phường (xã)

Tỉnh, thành phố:

Số điện thoại:

2. Hiện trạng công trình:

– Lô đất số: .............................. Diện tích ............................. m2.

– Tại:

– Phường (xã) ......................................... Quận (huyện)

– Tỉnh, thành phố:

– Loại công trình: .......................................... Cấp công trình:

– Diện tích xây dựng tầng 1: ............ m2.

– Tổng diện tích sàn: ................ m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ......... m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3. Nội dung đề nghị cấp phép:

– Loại công trình: ............................................ Cấp công trình:

– Diện tích xây dựng tầng 1: ....... m2.

– Tổng diện tích sàn: ......... m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ....... m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế:

– Chứng chỉ hành nghề số: .............. do ...............................Cấp ngày:

– Địa chỉ:

– Điện thoại:

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): .............................. cấp ngày

5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: .......................... tháng.

6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

..............., ngày....tháng...năm....

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Bạn cũng có thể tải Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 tại đây

Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4

Vậy sau khi biết được có cần xin giấp phép không, thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 gồm những gì? Hãy theo dõi nội dung bên dưới đây.

Hồ sơ chuẩn bị

Hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị gồm có:

  • Đơn xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo lại nhà ở, công trình (theo mẫu).
  • Giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất.
  • Các bản vẽ về hiện trạng của các bộ phận, hạng mục công trình muốn cải tạo đúng với có tỷ lệ tư­ơng ứng hay không. Tỷ lệ các bản vẽ trong hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo.  Ảnh chụp (10×15cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
  • Trong trường hợp có ảnh hưởng đến kết cấu của công trình thì cần xuất trình được báo cáo kết quả khảo sát. Khi đánh giá chất lượng kết cấu cũ có liên quan đến các hạng mục muốn cải tạo và biện pháp gia cố được xác định là đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo.
  • Với các công trình là di tích lịch sử, văn hóa và danh lam đã được xếp hạng thì cần có công văn chấp thuật của cơ quản quản lý có thẩm quyền.
  • Một số tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng: (Theo đúng khoản d – mục 1 – phần II tài liệu này).
 Ảnh 4: Bạn cần chuẩn bị giấy tờ để quá trình xin giấy sửa chữa, cải tạo nhà cấp 4 được thuận lợi nhất
Ảnh 4: Bạn cần chuẩn bị giấy tờ để quá trình xin giấy sửa chữa, cải tạo nhà cấp 4 được thuận lợi nhất

Quy trình các bước

Thủ tục xin phép sửa chữa nhà cấp 4 gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ ở Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Quận, huyện đang sinh sống.

Thời gian nhận hồ sơ: Từ thứ Hai đến thứ Năm hàng tuần. Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 3. Buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30. Riêng thứ Sáu, buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30). Thứ Bảy, buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30.

 Ảnh 5: Quy trình xin giấy bao gồm 4 bước đơn giản
Ảnh 5: Quy trình xin giấy bao gồm 4 bước đơn giản

Khi nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra đầy đủ các thành phần. Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì sẽ viết biên nhận và ghi rõ ngày hẹn trả. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì sẽ hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Thụ lý, giải quyết hồ sơ. Thời gian giải quyết tối đa là 20 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện sẽ có công văn hướng dẫn đầy đủ cho chủ đầu tư.

Bước 4: Nhận kết quả, hay giấy phép xây dựng tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

Sửa nhà không xin giấy phép bị phạt bao nhiêu?

Theo đúng khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, nhà của bạn nằm trong khu đô thị bắt buộc phải có giấy phép xây dựng. Nếu không xuất trình được giấy phép, bạn sẽ bị phạt như sau:

Trường hợp 1: Khi chủ nhà chỉ sửa chữa nhỏ ở trong

Những sửa chữa nhỏ ở trong như: Sửa tường, thay gạch lát,... thì gia chủ vẫn cần có giấy phép xây dựng của phường. Nếu như không có, chủ nhà có thể sẽ bị phạt với số tiền lớn. Thậm chí là đình chỉ công sửa chữa. Mức phạt tối đa có thể lên đến 40 triệu đồng.

Trường hợp 2: Gia chủ tiến hành sửa chữa bên ngoài nhà

Đối với những công trình sửa chữa có liên quan đến diện mạo, kết cấu của ngồi nhà. Ví dụ như: Cơi nới, nâng cấp tầng, mở rộng diện tích,... thì cần có giấy phép của quận, huyện đang sinh sống. Mức phạt khi không xuất trình được giấy phép có thể lên đến 100 triệu đồng.

 Ảnh 6: Sửa nhà không xin giấy phép có thể bị phạt hành chính
Ảnh 6: Sửa nhà không xin giấy phép có thể bị phạt hành chính

Trường hợp 3: Tự ý sửa chữa khi không có giấy phép  

Theo đúng Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì đây là một hành vi vi phạm pháp luật. Gia chủ có thể sẽ bị xử phạt hành chính gồm các mức như:

  • "Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 khi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
  • Phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
    Thậm chí sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tạm ngưng thi công vì vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng và tiến độ công trình".

Lưu ý khi làm đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4

 Ảnh 7: Hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để quá trình được tiến hành nhanh chóng nhất bạn nhé
Ảnh 7: Hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để quá trình được tiến hành nhanh chóng nhất bạn nhé

Mặc dù bạn đã làm đơn xin sữa chữa nhà cấp 4 nhưng vẫn cần phải tuân thủ theo đúng quy trình ở trên. Mọi thông tin cần phải ghi một cách rõ ràng và chính xác nhất. Tuyệt đố không được có sai sót gì vì rất khó để điều chỉnh khi hai bên đã hoàn tất và ký xác nhận.

Bên cạnh đó, bạn cần phải gửi kèm theo các loại giấy tờ để chứng thực số liệu được ghi ở đơn xin sửa chữa nhà cấp 4. Các giấy tờ kèm theo gồm có:

  • Các bản vẽ hiện trạng, hạng mục nhà cần cải tạo.
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Sổ đỏ photo công chứng, sổ hồng,....

Có thể bạn quan tâm: Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà ở & Quy trình thủ tục thực hiện

Trên đây là những thông tin về thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 chi tiết mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng những nội dung này sẽ giúp bạn thực hiện các thao tác một cách nhanh chóng và chuẩn nhất. Nếu thấy bài viết hữu ích thì đừng ngại ngần chia sẻ đến những người khác nữa bạn nhé. Chúc các bạn thành công. Ngoài ra bạn đọc có thể xem thêm nhiều bài viết của chúng tôi: Tại đây nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

4 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

4 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

8 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

8 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

12 giờ trước