Tổ Chức, Cá Nhân Nước Ngoài Sở Hữu Nhà Ở Tại Việt Nam

Thứ năm, 13/02/2020-17:02

Về đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

Có thể bạn quan tâm: Số lượng nhà được sở hữu đối với người nước ngoài

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

 - Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. ) - Như vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có thể được chia thành 3 nhóm: tổ chức kinh doanh bất động sản; tổ chức sản xuất kinh doanh nhưng không kinh doanh bất động sản; và cá nhân nước ngoài. Mỗi loại chủ thể được quy định điều kiện sở hữu nhà ở cũng như cách thức xác lập quyền sở hữu nhà ở khác nhau.

 Theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014
Theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014

Về xác lập quyền sở hữu

Theo khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, tổ chức, cá nhân . nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan;

- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên cần lưu ý, không phải chủ thể nước ngoài nào cũng được xác lập quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo cả hai cách thức trên. Tùy thuộc vào loại chủ thể mà cách thức xác lập quyên sở hữu của họ có thể khác nhau. Chẳng hạn, việc “Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan” chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh bất động sản trong khi chủ thể này lại không được phép mua nhà ở tại Việt nam để kinh doanh*.

Về điều kiện sở hữu

(i) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án (quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở): phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan.

(ii) Đối với tổ chức nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp

nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở): phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

(iii) Đối với cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở): phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Các điều kiện này được quy định chi tiết thêm tại Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP như sau:

- Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

 Phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án
Phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án

 - Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Ngoài ra, các chủ thể trên còn phải đáp ứng các điều kiện về khu vực, loại nhà ở được sở hữu (Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP): chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ).

Có thể bạn quan tâm: Điều kiện, thủ tục người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam từ A-Z

Trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các khu vực này do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác định cụ thể tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

11 phút trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

7 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

7 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

11 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

12 giờ trước