Số lượng nhà được sở hữu đối với người nước ngoài

Thứ tư, 13/02/2020-18:02

Khi người nước ngoài sang Việt Nam làm ăn sinh sống, và muốn định cư mua nhà ở Việt Nam thì liệu có bị giới hạn số lượng nhà được sở hữu hay không và pháp luật Việt Nam quy định vấn đề này như thế nào cùng tìm hiểu tại bài viết sau.

Có thể bạn quan tâm: [Góc Tư Vấn] Người Nước Ngoài Có Quyền Sở Hữu Đất Tại Việt Nam Không

Về số lượng nhà ở được sở hữu và các vấn đề có liên quan khác (Điều 161, 162 Luật Nhà ở)

(i) Về số lượng nhà ở được sở hữu

 Không có giới hạn về số lượng nhà ở được sở hữu
Không có giới hạn về số lượng nhà ở được sở hữu

* Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở: không có giới hạn về số lượng nhà ở được sở hữu. Quy định này là phù hợp bởi đây là loại chủ thể kinh doanh bất động sản, việc xác lập quyền sở hữu nhà ở của họ tùy thuộc vào dự án nhà ở mà họ thực hiện.

* Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài còn lại (quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở): có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và SỞ hữu không quá 250 (hai trăm năm mươi) căn nhà.

Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu;

- Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 của Luật Nhà ở hoặc vượt quá số lượng nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

- Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;

- Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này;

- Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà , chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được Sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà đó thuộc sở hữu nhà nước.

(ii) Về quyền và nghĩa vụ

 Trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo
Trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo

* Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 11 của Luật Nhà ở.

* Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây (Điều 162 Luật Nhà ở), cụ thể:

- Đối với chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài thì được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà

theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;

- Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó Ở, không được dùng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác;

- Thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Nhìn chung, quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài hạn chế hơn so với tổ chức, cá nhân trong nước, đặc biệt là về thời hạn sở hữu, các quyền giao dịch về nhà ở. Ngoài ra, việc thanh toán trong mua, thuê mua nhà ở phải thực hiện qua các tổ chức tín dụng chứ không được dùng tiền mặt như tổ chức, cá nhân trong nước. Tuy nhiên, nếu so sánh với pháp luật trước đây thì vấn đề sở hữu nhà ở của người nước ngoài đã được quy định thông thoáng hơn rất nhiều, cụ thể là về loại, số lượng nhà ở mà họ được sở hữu. Ngoài ra họ cũng có thể cho thuê nhà thuộc sở hữu của mình, điều mà pháp luật trước đây không cho phép. 

 Phát triển nhà ở thương mại và giao dịch kinh doanh nhà ở

 Phát triển nhà ở thương mại và giao dịch kinh doanh nhà ở
Phát triển nhà ở thương mại và giao dịch kinh doanh nhà ở

Theo Khoản 9 Điều 3 Luật Nhà ở thì: “Phát triển nhà ở là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo làm tăng diện tích nhà ở”. Như vậy, phát triển nhà ở thương mại là có thể khái quát việc “tạo lập nhà ở” nhằm mục đích kinh doanh.

 Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà thương mại

Theo Điều 21 Luật Nhà ở, chủ thể tham gia phát triển nhà ở thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Có vốn pháp định theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và có vốn ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.

- Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm: Tổ Chức, Cá Nhân Nước Ngoài Sở Hữu Nhà Ở Tại Việt Nam

Như vậy, điều kiện để được làm chủ đầu tư nhà ở thương mại được quy định thống nhất với Luật Kinh doanh bất động sản và pháp luật đất đai về điều kiện làm chủ đầu tư dự án nhà, công trình xây dựng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

4 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

9 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

10 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

10 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

13 giờ trước