Những câu hỏi quan trọng về tài sản gắn liền với đất

Thứ ba, 26/01/2021-14:01

Khi chúng ta làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ, bên cạnh chứng nhận quyền sử dụng đất còn chứng nhận quyền sở hữu các loại tài sản gắn liền với đất. Vậy tài sản gắn liền với đất là gì? Bao gồm những tài sản nào? Đây không phải là câu hỏi mà ai cũng biết đáp án. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có thêm thông tin về vấn đề này.  

Có thể bạn quan tâm: Vấn Đề Liên Quan Đến Quyền Sở Hữu Nhà Ở Với Người Gốc Việt

Định nghĩa về tài sản gắn liền với đất

 1. Tài sản gắn liền với đất
1. Tài sản gắn liền với đất

Tài sản là gì?

Trước khi tìm hiểu vấn đề này, chúng ta phải biết được tài sản là gì? Theo quy định trong Bộ luật dân sự 2005: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Tài sản gắn liền với đất là gì?

Theo Điều 104 trong Luật Đất đai năm 2013: “Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, tài sản gắn liền trên đất sẽ là nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất, cây lâu năm và những tài sản này phải được sở hữu tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 2. Tài sản gắn với đất là tài sản gì?
2. Tài sản gắn với đất là tài sản gì?

Tài sản gắn liền với đất không được công nhận khi nào?

Vậy có những tài sản nào gắn liền với đất mà không được công nhận? Sau đây là 7 trường hợp được pháp luật quy định, các tài sản gắn liền trên đất nhưng không được công nhận:

  • Khi mẫu đất có tài sản gắn liền trên đất không đủ điều kiện để cấp chứng nhận.
  • Nhà ở hoặc các công trình xây dựng khác được xây tạm thời để hỗ trợ công trình chính, hoặc được xây bằng tre, nứa, lá đất. Công trình phụ trợ không thuộc phạm vi công trình chính và được dùng để vận hành công trình chính.
  • Những tài sản đã có thông báo giải tỏa, phá dỡ hoặc được cơ quan nhà nước có quyết định thu hồi đất.
  • Nhà ở hay công trình được xây dựng sau khi bị cấm xây dựng, hoặc xây lấn, chiếm các mốc bảo vệ các công trình khác như công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, di tích lịch sử. Tài sản gắn với đất được sở hữu sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà nước phê duyệt, mà các tài sản đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp giấy chứng nhận.
  • Tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản được Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp.
  • Tài sản gắn với đất không thuộc các trường hợp được nhận chứng quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Tài sản tạo lập do chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.

Cách tính giá trị tài sản gắn liền với đất

Bộ tài chính cho biết rằng, việc xác định giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất để hoàn trả cho chủ sở hữu tài sản, người có tài sản gắn với đất đã tạo lập hợp pháp và không có nguồn gốc từ Nhà nước. Việc làm này sẽ được thực hiện tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất. Giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất được tính như sau:

  • Giá trị còn lại của cây trồng, vật nuôi sẽ bằng mức bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi đã được quy định tại Điều 90 của Luật đất đai 2013.
  • Giá trị còn lại của nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất (=) tỉ lệ % chất lượng còn lại của công trình xây dựng (x) giá xây dựng mới của công trình xây dựng gắn liền với đất.

Tài sản gắn liền với đất bao gồm những tài sản nào?

Theo như đã tìm hiểu ở phần khái niệm, những tài sản gắn liền trên đất là:

  • Nhà ở.
  • Công trình xây dựng khác.
  • Rừng sản xuất là rừng trồng.
  • Cây lâu năm.
 3. Tài sản gắn với đất là tài sản gì?
3. Tài sản gắn với đất là tài sản gì?

Điều kiện cấp Sổ đỏ cho tài sản gắn liền với đất là gì?

Theo pháp luật quy định tại Điều 31, 32, 33 và 34, tài sản gắn liền trên đất được nhận chứng nhận quyền sở hữu phải có đủ điều kiện sau:

Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Đối với chủ sở hữu nhà ở cũng là người sử dụng đất, thì phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

  • Chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.
  • Có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc tạo lập nhà ở hợp pháp.

Đối với chủ sở hữu nhà ở không là người sử dụng đất, người sử dụng đất ở ngoài có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở thì phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

  • Có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn, hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở.
  • Có bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khác

Đối với chủ sở hữu công trình xây dựng là người sử dụng đất và ghi tên mình cần phải có các loại giấy tờ sau:

  • Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng.
  • Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng.
  • Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định đã được công chứng hoặc chứng thực
  • Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật.

Đối với chủ sở hữu công trình xây dựng là người sử dụng đất và ghi tên người khác, phải tuân theo các quy định trong Luật Đất đai. Đối với chủ sở hữu công trình xây dựng không là người sử dụng đất, để được cấp sổ đỏ cho tài sản gắn liền phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

  • Có giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu công trình.
  • Có văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

  • Trường hợp có giấy tờ

Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng. Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất

Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán, hoặc tặng cho, hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật.

  • Trường hợp không có giấy tờ

Nếu không có giấy tờ theo quy định mà có trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình, thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất.

Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm

Cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu sẽ gồm những loại cây sau:

  • Cây công nghiệp lâu năm.
  • Cây ăn quả lâu năm.
  • Cây dược liệu lâu năm.
  • Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm.
 4. Điều kiện cấp Sổ đỏ cho tài sản gắn liền với đất là gì?
4. Điều kiện cấp Sổ đỏ cho tài sản gắn liền với đất là gì?

Thủ tục bổ sung tài sản gắn liền với đất đã được cấp giấy chứng nhận

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, người thực hiện cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm: 

  • Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu 04).
  • Các giấy tờ chứng nhận tài sản đã nêu ở phần trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, người thực hiện nộp hồ sơ tại các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Đối với các hồ sơ hợp lệ, sẽ được cơ quan cấp giấy biên nhận và hẹn trả kết quả. Đối với hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 3 ngày, cơ quan sẽ thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Hồ sơ sau khi được nộp, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật thông tin vào hồ sơ chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Và gửi thông tin đến cơ quan thuế để xác nhận, và gửi thông báo cho người nộp hồ sơ để tiếp tục thực hiện thủ tục.

Văn phòng đất đai chuyển hồ sơ cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường, sau khi cơ quan TN và MT kiểm tra sẽ trình đến cơ quan có thẩm quyền cao cấp giấy chứng nhận, hồ sơ sau khi được phê duyệt sẽ chuyển về cho Văn phòng đất đai trả kết quả. Lệ phí đăng ký phụ thuộc vào mỗi địa điểm đăng ký.

Bước 4: Trả kết quả. Người thực hiện sẽ mang phiếu hẹn đến lấy kết quả tại nơi đăng ký.

Có thể bạn quan tâm: Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất được quy định như thế nào?

Bài viết trên đã cung cấp cho mọi người thông tin về tài sản gắn liền với đất và các thông tin liên quan. Hy vọng bài viết sẽ giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích khi đang có ý định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bạn đọc hãy tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại chuyên mục tư vấn luật của chúng tôi nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

5 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

13 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

13 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

17 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

17 giờ trước