Vấn Đề Liên Quan Đến Quyền Sở Hữu Nhà Ở Với Người Gốc Việt

Thứ ba, 21/10/2020-09:10

Hiện nay, rất nhiều người có gốc Việt Nam nhưng đang định cư tại nước ngoài đang muốn sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, học đang đắn đo không biết mình có thể sở hữu và sử dụng đất và tài sản gắn liền đất hay không. Nếu được, họ sẽ được sở hữu trong bao nhiêu lâu. Để giải quyết vấn đề Quyền sở hữu nhà ở đối với người gốc Việt Nam , chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm: Các Loại Giấy Tờ Chứng Minh Quyền Sở Hữu Nhà Ở Theo Pháp Luật

  Ảnh 1: Quyền sở hữu nhà ở đối với người gốc Việt Nam (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Quyền sở hữu nhà ở đối với người gốc Việt Nam (Nguồn: Internet)

Quyền sở hữu nhà ở đối với người gốc Việt Nam

Theo quy định của Luật Nhà Ở năm 2014, tại điều 7 quy định cụ thể về những đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam. Những đối tượng này bao gồm cả người Việt sinh sống trong nước và người gốc Việt nhưng định cư tại nước ngoài.

Ngoài ra, theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP vào ngày 20/10/2015 tại Khoản 3, Điều 5 đã quy định chi tiết một số điều Luật Nhà Ở. Khi đó, người gốc Việt nhưng định cư tại nước ngoài sẽ có 2 lựa chọn để sở hữu nhà ở. Hai lựa chọn này như sau:

  • Người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.
  • Cá nhân là công dân nước ngoài.

Khi 2 đối tượng trên tiến hành mua nhà sẽ cần nộp một số loại giấy tờ theo quy định. Những loại giấy tờ này được quy định trong Nghị định 99/2015/NĐ-CP tại Khoản 2, Điều 5. Quyền sở hữu nhà ở đối với người gốc Việt Nam sẽ được quy định theo Luật Nhà Ở tại Điều 10.

Theo Luật Đất Đai năm 2013, tại khoản 1 Điều 186 đã quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở và đất đai. Tuy nhiên, các những người này phải thuộc các đối tượng đã được quy định trong pháp luật.

Theo Luật Nhà Ở tại Điểm b, Khoản 2, Điều 119 đã quy định về điều kiện của các bên tham gia những giao dịch nhà ở. Nếu cá nhân là người nước ngoài hoặc người Việt định cư nước ngoài thì phải có đủ hành vi dân sự. Những người này phải tuân theo quy định pháp luật khi giao dịch nhà ở tại Việt Nam. Ngoài ra, những đối tượng này sẽ không bắt buộc phải đăng ký tạm trú hoặc thường trú tại địa điểm cần giao dịch bất động sản.

Qua các điều luật trên, quyền sở hữu nhà ở đối với người gốc Việt Nam gần giống với người dân trong nước. Những đối tượng này vẫn có thể mua bất động sản trong nước. Tuy nhiên, họ sẽ phải tuân thủ một số quy định riêng theo pháp luật Việt Nam. Những người gốc Việt Nam sẽ được sở hữu nhà ở theo những hình thức sau:

  • Mua hoặc thuê mua nhà thương mại của các doanh nghiệp/hợp tác xã có kinh doanh bất động sản.
  • Mua/nhận tặng/đổi/thừa kế nhà ở của các nhân hoặc hộ gia đình.
  • Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng nhà ở thương mại. Trong điều kiện dự án này được phép bán nền để tổ chức xây dựng theo pháp luật.

Theo Luật Nhà Ở năm 2014 tại Điều 10 và Điều 11 có quy định về quyền sở hữu nhà ở đối với người gốc Việt Nam. Những đối tượng này có quyền và nghĩa vụ giống với những cá nhân/tổ chức trong nước. Do đó, những người gốc nước ngoài không cần lo lắng mình có được mua nhà tại Việt Nam hay không.

  Ảnh 2: Quyền sở hữu nhà ở đối với người định cư nước ngoài gốc Việt Nam (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Quyền sở hữu nhà ở đối với người định cư nước ngoài gốc Việt Nam (Nguồn: Internet)

Vậy quyền sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài gốc Việt Nam trong thời hạn bao lâu? Câu trả lời là pháp luật nhà nước Việt Nam không quy định thời gian sử dụng đất đai đối với những người gốc Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.

Điều kiện đưa nhà, công trình xây dựng vào kinh doanh

Điều kiện đưa nhà, công trình xây dựng vào kinh doanh sẽ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Cụ thể quy định pháp luật về vấn đề này như sau:

  • Nhà hoặc công trình đã được xây dựng sẵn của cá nhân/tổ chức.
  • Nhà hoặc công trình đã sẽ được xây dựng trong tương lai của các cá nhân/tổ chức.
  • Nhà hoặc công trình xây dựng thuộc tài sản của công. Các tài sản này đã được các cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng vào mục đích kinh doanh.
  • Các loại đất đai được phép cho thuê, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
  Ảnh 3: Điều kiện đưa nhà, công trình xây dựng vào kinh doanh (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Điều kiện đưa nhà, công trình xây dựng vào kinh doanh (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, theo Luật Kinh Doanh bất động sản 2014 tại Khoản 1 Điều 9 cũng đã quy định về vấn đề này. Các công trình xây dựng hoặc nhà đưa vào kinh doanh phải đủ điều kiện như sau:

    • Đã đăng ký quyền sở hữu nhà đất và công trình gắn liền với đất. Nếu là nhà hoặc công trình có sẵn trong một dự án đầu tư kinh doanh bất động sản sẽ cần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    • Phần bất động sản khi đưa vào kinh doanh không được có xảy ra tranh chấp.
    • Phần bất động sản không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Có thể bạn quan tâm: Những câu hỏi quan trọng về tài sản gắn liền với đất

Trên đây là một số thông tin hữu ích về Quyền sở hữu nhà ở đối với người gốc Việt Nam. Ngoài ra, bài viết đã giúp bạn đọc tham khảo thêm về những điều kiện đưa nhà, công trình xây dựng vào kinh doanh. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đọc có thể được giải đáp những vấn đề mà mình đang thắc mắc.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

2 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

4 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

4 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

6 giờ trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

6 giờ trước