Tìm Hiểu Điểm Mới Trong Luật Quy Hoạch Mới Ban Hành Nhất Hiện Nay

Thứ sáu, 06/11/2020-18:11

Quy hoạch là một vấn đề vô cùng nóng bỏng và chiếm được rất nhiều sự quan tâm của cả cộng đồng, bởi nó ảnh hưởng không chỉ đến việc tái lập khu dân cư mà còn liên quan đến cả phát triển chính trị, kinh tế và xã hội. Luật quy hoạch được quốc hội thông qua ngày 24/11/2017 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2019. Trải qua 2 năm để hoàn thiện văn bản, Luật quy hoạch 2017 quy định việc lập, phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch của quốc gia.

Có thể bạn quan tâm: Hé Lộ Điểm Nổi Bật Khi So Sánh Luật Nhà Ở 2005 Và 2014

Tuy được ban hành từ tháng 1, nhưng mãi tới ngày 7/5/2019, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 37 hướng dẫn Luật này. Dù đã lấy ý kiến rất nhiều lần và có sửa đổi bổ sung nhưng vẫn còn nhiều điều phải bàn trong luật này.

Hệ thống luật liên quan đến quy hoạch

Cùng chúng tôi điểm qua hệ thống văn bản luật liên quan đến vấn đề quy hoạch, kể cả quy hoạch đất đai và các lĩnh vực khác nhé:

  • Năm 2017 là năm đầu tiên chúng ta chính thức có luật này với việc quốc hội ban hành lệnh công bố thông qua Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 vào ngày 24 tháng 11 năm 2019
  • Hiệu lực của luật năm 2017 theo quy định bắt đầu từ ngày 1/1/2019
  • Các quy định lập, thẩm định, quy hoạch quốc gia, vùng, tỉnh thì có hiệu lực từ ngày 1/3/2018
  • Chính phủ mới ban hành Nghị định số 37 hướng dẫn Luật này vào ngày 7/5/2019,

Như vậy, dù đã công bố từ năm 2017 nhưng đến 7/5/2019 mới có nghị định hướng dẫn. Vì vậy, ngoài cách gọi Luật quy hoạch 2017 người ta cũng có thể gọi luật này là Luật quy hoạch 2019.

Các thuật ngữ và định nghĩa liên quan

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn các khái niệm liên quan được thể hiện trong luật này như thế nào nhé.

Khái niệm quy hoạch

Trước khi có luật ra đời, có nhiều khái niệm về quy hoạch và cũng không có một định nghĩa nào là định nghĩa thống nhất. Nhưng sau khi luật ra đời, trong văn bản luật đã thể hiện khái niệm này, cụ thể như sau:

Quy hoạch được hiểu là “việc sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với sự phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiue phát triển cho thời kỳ xác định”.

  Ảnh 1: Quy hoạch là một khái niệm được thể hiện trong luật quy hoạch 2017 (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Quy hoạch là một khái niệm được thể hiện trong luật quy hoạch 2017 (Nguồn: Internet)

Như vậy, từ định nghĩa trên có thể thấy các hoạt động của quy hoạch không nằm bó hẹp ở một lĩnh vực nào cả mà bao trùm trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tất cả các lĩnh vực này cần sử dụng hiệu quả tài nguyên và phục vụ cho sự phát triển chung của đất nước.

Quy hoạch xây dựng là gì

Chúng ta sẽ dựa vào Luật xây dựng năm 2014, cùng các nghị định đã ban hành sau đó như nghị định số 44/2015/NĐ - CP và số 72/2019/NĐ - CP để hiểu về định nghĩa này. Cụ thể.

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống trong vùng lãnh thổ, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng.

Các loại quy hoạch

Cũng trong cùng các loại văn bản trên, chúng ta có thể thấy có một số loại quy hoạch như: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, khu chức năng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn

  Ảnh 2: Quy hoạch có nhiều loại khác nhau (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Quy hoạch có nhiều loại khác nhau (Nguồn: Internet)
  • Quy hoạch vùng liên huyện, vùng huyện là tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng, hệ thống hạ tầng xã hội, xây dựng ở vùng liên huyện, 1 huyện. Tất cả việc quy hoạch này đảm bảo phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định
  • Quy hoạch khu chức năng là tổ chức không gian kiến trúc, cơ sở hạ tầng trong phạm vi một khu chức năng nhất định
  • Quy hoạch nông thôn thì chỉ dành riêng cho khu vực nông thôn. Ở đây sẽ gồm quy hoạch chung xây dựng xã và chi tiết xây dựng điểm nông thôn

Đất quy hoạch là gì

Đây là một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều, đặc biệt đối với những người quan tâm đến lĩnh vực bất động sản.

Đất quy hoạch được định nghĩa là loại đất đã nằm trong kế hoạch sử dụng của từng địa phương sử dụng cho một mục đích nào đó ở từng giai đoạn khác nhau. Ví dụ có đất quy hoạch cho làm đường, cho xây dựng trung tâm thương mại hay quy hoạch để bán lại sử dụng làm đất thổ cư...

Điểm nổi bật của Luật quy hoạch hiện hành

Chúng ta vừa tìm hiểu xong những khái niệm liên quan. Giờ hãy xem ngoài những khái niệm trên, còn có những điểm nào nổi bật trong Luật quy hoạch được ban hành gần đây nhất nhé.

Bắt buộc phải lấy ý kiến khi quy hoạch

Quy hoạch là một việc làm hết sức quan trọng với vùng địa phương hoặc quốc gia, vì vậy cần phải lấy ý kiến của các cơ quan và tổ chức liên quan. Nó được thể hiện trong điều 19 của bộ luật này.

 

Hình thức của việc lấy ý kiến có thể là gửi hồ sơ, tài liệu, đăng tải lên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, nơi công cộng. Hoặc có thể sử dụng theo hình thức phát phiếu điều tra, tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến hoặc các hình thức khác về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn…

Hội thảo hội nghị là một hình thức của lấy ý kiến

Công khai quy hoạch

Đây là một yếu tố thể hiện sự công khai minh bạch trong triển khai các hoạt động của nhà nước. Tuyệt đối cấm các hành vi từ chối thông tin về quy hoạch cho người dân. Đây là một điều luật nghiêm mình, yêu cầu các tin tức về quy hoạch cần được minh bạch, công khai nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình quy hoạch.

Đặc biệt, các hành vi sau là các hành vi cấm: làm giả, hủ hoại, sai lệch hồ sơ, tài liệu về quy hoạch; cố ý công khai quy hoạch sai hoặc công bố chậm, không công bố, công bố không đầy đủ và đặc biệt hơn là cấm từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch nếu đó không phải là bí mật quốc gia.

Như vậy, tính công khai minh bạch đã được làm rõ ở trong luật này và thông tư hướng dẫn thi hành.

Điều chỉnh quy hoạch cần có nguyên tắc

Bên cạnh các điểm trên, luật quy hoạch cũng quy định cần đảm bảo các nguyên tắc, đặc biệt là không làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch nếu không phải là điều chỉnh mục tiêu kinh tế, địa giới hành chính, điều chỉnh do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu hay chiến tranh…

Quy trình lập quy hoạch ở tỉnh

Đối với quy trình ở tỉnh cần có đánh giá thực trạng, đề xuất, lấy ý kiến cho quy hoạch. Đồng thời, xử lý, điều chỉnh và bổ sung nội dung quy hoạch do các cơ quan, tổ chức, UBND cấp huyện xây dựng góp ý. Trải qua 7 bước khác nhau thì sẽ trình UBND tỉnh xem xét thông qua và trình chính phủ.

  Ảnh 4: Cần đảm bảo 7 bước trong quy trình lập quy hoạch ở tỉnh (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Cần đảm bảo 7 bước trong quy trình lập quy hoạch ở tỉnh (Nguồn: Internet)

7 bước này thể hiện được việc cần có nhu cầu từ phía địa phương, đánh giá thực trạng xem nhu cầu có phù hợp hay không, lấy ý kiến cấp huyện sau đó điều chỉnh, lấy thêm góp ý và sau đó mới hoàn thiện, trình UBND cấp tỉnh sau đó trình chính phủ. Quy trình vô cùng chặt chẽ và đầy đủ các bên tham gia.

Có thể bạn quan tâm: 3 Điểm Cần Lưu Ý Trong Luật Tạm Trú Tạm Vắng Mới Nhất

Như vậy, luật quy hoạch là một luật mới ban hành và cũng mới có hướng dẫn thực thi hơn một năm nay. Còn nhiều điều đáng bàn về luật này xong đây cũng là một tiến bộ trong việc đưa các vấn đề về quy hoạch làm một luật riêng, rõ ràng và công khai minh bạch hơn trước.

Tham khảo thêm thông tin khác tại chuyên mục TƯ VẤN LUẬT nhé

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

31 phút trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

8 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

8 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

12 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

12 giờ trước