Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở chuẩn nhất

Thứ sáu, 28/05/2021-14:05

Khi hai bên muốn mượn nhà để ở, làm trụ sở…. thì cần phải lập thành hợp đồng. Sau đây là mẫu hợp đồng mượn nhà cơ bản và những lưu ý khi làm hợp đồng cho mượn nhà ở chi tiết nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất về hợp đồng cho mượn nhà.

Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng mượn nhà làm văn phòng chuẩn theo quy định

Cho mượn - ở nhờ nhà là gì?

 Ảnh 1: Hợp đồng mượn nhà dùng để chỉ sự thỏa thuận giữa các bên
Ảnh 1: Hợp đồng mượn nhà dùng để chỉ sự thỏa thuận giữa các bên

Theo luật pháp quy định tại Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015, khái niệm hợp đồng mượn nhà dùng để chỉ sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, bên cho mượn sẽ giao tài sản của mình cho bên mượn. Bên mượn sẽ sử dụng sản phẩm này trong một thời hạn mà không phải trả tiền.

Đến khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã hoàn tất, bên mượn bắt buộc phải trả lại tài sản đó. Vì vậy, hợp đồng cho mượn nhà có tính chất khác biệt hoàn toàn so với các loại hợp đồng nhằm mục đích lợi nhuận. Hợp đồng này không xảy ra sự đấu tranh về lợi ích vật chất giữa các bên với nhau.

Mẫu hợp đồng mượn nhà ở chuẩn mới nhất 2021

Giống như Hợp đồng thuê nhà, khi đôi bên muốn mượn nhà để ở, làm trụ sở…. thì cần phải lập thành văn bản có cấu trúc nhất định. Dưới đây là mẫu Hợp đồng cho mượn nhà mới nhất 2021, bạn đọc tải về và làm theo cấu trúc nhé!

MẪU HỢP ĐỒNG CHO MƯỢN NHÀ

Quy định khi làm hợp đồng mượn nhà ở

 Ảnh 2: Những lưu ý trong jhi làm hợp đồng cho mượn nhà
Ảnh 2: Những lưu ý trong jhi làm hợp đồng cho mượn nhà

Khi làm hợp đồng cho mượn nhà, người đọc cần quan tâm đến đối tượng của Hợp đồng. Đối với hợp đồng, đối tượng của nó vẫn giống với các loại hợp đồng về nhà ở khác. Đó là những ngôi nhà chưa được dùng vào mục đích cho thuê, mua bán hay tặng cho, thế chấp…

Hơn nữa, theo điều 118 Luật Nhà ở 2014, trường hợp cho mượn nhà sẽ không cần có Giấy chứng nhận. Do đó, để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp giữa đôi bên, cần có đầy đủ giấy tờ chứng thực.

Ngoài ra, bạn cần phải mô tả thông tin chi tiết về nhà đất trong Hợp đồng như: diện tích, quy mô,  địa chỉ, mấy tầng, nội thất, hiện trạng thực tế của căn hộ ….

Các thông tin quan trọng

Vấn đề hình thức cũng là yếu tố cần lưu ý. Cũng tương tự với các loại Hợp đồng về nhà ở khác, Hợp đồng cho thuê nhà phải được lập thành văn bản rõ ràng.  Theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng bắt buộc phải có các thông tin quan trọng dưới đây:

  • Họ tên của cá nhân, tổ chức và địa chỉ của các bên;
  • Mô tả những đặc trưng của nhà ở giao dịch, các đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở
  • Xác định thời hạn cho mượn;
  • Quyền và nghĩa vụ, cam kết giữa đôi bên
  • Các thỏa thuận khác (nếu có)
  • Thời điểm hợp đồng có hiệu lực
  • Thời điểm ký kết hợp đồng;
  • Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên( nếu là cá nhân), phải đóng dấu và ghi rõ chức vụ của người ký (nếu là tổ chức) 

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng cho mượn không bắt buộc phải công chứng. Vì vậy, không nhất thiết phải chứng thực nhưng bắt buộc phải tạo lập thành văn bản.

Lời khuyên cho bạn là nên công chứng đối với các trường hợp nhà ở có giá trị lớn để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.

Các bên tham gia hợp đồng

Bên mượn nhà 

Bên mượn nhà có thể là các cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình hoặc công ty, doanh nghiệp. Khi bên mượn nhà là công ty cần phải ghi rõ thông tin của công ty và người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.

Bên cho mượn

Chủ thể cho mượn nhà bắt buộc phải là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà. Ngoài ra, cũng có thể là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình. Trong mọi trường hợp, chủ thể đều phải ghi đầy đủ các thông tin bao gồm:

  • Họ và tên, ngày tháng năm sinh
  • Các giấy tờ nhân thân bao gồm chứng minh thư, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, cơ sở cấp, ngày được cấp
  • Địa chỉ thường trú, quê quán, số điện thoại, liên lạc…

Thời gian trong hợp đồng mượn nhà

 Ảnh 3: Thời gian bàn giao nhà cho mượn nhà nên ghi rõ bằng số và cả bằng chữ
Ảnh 3: Thời gian bàn giao nhà cho mượn nhà nên ghi rõ bằng số và cả bằng chữ

Trong bất cứ loại hợp đồng nào, các khoảng thời gian cần được ưu tiên và ghi rõ ràng, chính xác. Điều này giúp tránh xảy ra các sự cố nhầm lẫn, đáng tiếc. 

Về mặt thời gian, nên ghi rõ bằng số và cả bằng chữ. Đơn vị thời gian ghi rõ cả ngày, tháng, năm. Các khoảng thời gian cần hết sức lưu ý, đó là:

Thời gian cho mượn

Tùy vào mục đích sử dụng, kinh doanh khi mượn nhà mà thời gian cho mượn sẽ khác nhau. Vấn đề này sẽ do các bên tự thỏa thuận, bàn bạc với nhau. Cần lưu ý đến thời gian cho mượn và thời gian chấm dứt để tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có.

Thời gian bàn giao nhà cho mượn

Nên có một mục quy định rõ về thời gian bàn giao nhà và thời gian nhận nhà sau khi kết thúc đồng. Thời điểm này có thể là ngay sau khi ký hợp đồng và ngay sau khi hết hạn hợp đồng.

Thời gian báo trước

Trong hợp đồng cho mượn, cần quy định cụ thể thời gian muốn chấm dứt hợp đồng trước hạn. Điều này giúp các bên có thời gian chủ động để chuẩn bị cho việc bàn giao nhà hiệu quả. Nếu muốn gia hạn thời gian mượn, đôi bên cũng cần phải báo trước….

Mục đích cho mượn nhà

Việc mượn nhà không phát sinh việc thanh toán tiền. Bởi vậy, cần ghi rõ mục đích, nguyên nhân cho mượn nhà. Việc nêu rõ mục đích sẽ giúp tránh trường hợp cá nhân mượn nhà để sử dụng vào mục đích trái pháp luật. Ngoài ra, nêu rõ mục đích sẽ giúp tránh được trường hợp phát sinh tranh chấp khi hết thời hạn cho mượn.  

Ví dụ, mục đích mượn nhà là để ở tạm trong thời gian đang xây nhà mới. Do đó, khi nhà được xây xong thì bên mượn sẽ phải trả lại nhà. Có thể thấy, mục đích mượn nhà có ảnh hưởng lớn trong việc thực hiện hợp đồng.

Thay đổi chấm dứt hợp đồng mượn nhà ở

 Ảnh 4: Thay đổi chấm dứt hợp đồng mượn nhà ở
Ảnh 4: Thay đổi chấm dứt hợp đồng mượn nhà ở

Trong một hợp đồng, các quy định về thay đổi, chấm dứt hợp đồng cũng quan trọng không kém. Điều 154 Luật Nhà ở 2014 quy định, các trường hợp chấm dứt hợp đồng nhà mượn bao gồm:

  • Thời hạn cho mượn hết hiệu lực
  • Nhà ở cho mượn đã không còn.
  • Bên mượn chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.
  • Nhà ở cho mượn có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải toả, phá dỡ hoặc bị  thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Theo thỏa thuận đã ký của các bên
  • Do đó, phải ghi rõ thời hạn, nguyên nhân chấm dứt hợp đồng để tránh các phát sinh các tranh chấp không đáng có.

Có thể bạn quan tâm: Những Điều Cần Biết Về Hợp Đồng Cho Ở Nhờ Nhà Và Nhập Hộ Khẩu

Bài viết đã chia sẻ những thông tin đáng chú ý nhất về hợp đồng mượn nhà. Hy vọng bài viết từ chuyên mục Tư vấn luật đã giúp bạn đọc có thêm tri thức và kinh nghiệm trong các giao dịch ký kết Hợp đồng nhà ở. Tiếp tục đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

1 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

8 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

8 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

13 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

13 giờ trước