Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng và những lưu ý cần nhớ khi viết

Thứ ba, 16/02/2021-22:02

Biên bản bàn giao mặt bằng có thể nói là mẫu văn bản không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng. Khi muốn bàn giao lại mặt bằng thi công cho một công trình nào đó thì cần phải tiến hành soạn thảo biên bản giao mặt bằng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách viết cho đúng và chuẩn xác nhất đúng không nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được nội dung cần thiết và cách viết đúng quy định nha.

1

 1. Cập nhật mẫu biên bản bàn giao mặt bằng mới và đầy đủ nhất
1. Cập nhật mẫu biên bản bàn giao mặt bằng mới và đầy đủ nhất

Biên bản bàn giao mặt bằng là gì?

Biên bản bàn giao mặt bằng được hiểu là loại văn bản ghi chép lại những nội dung của việc bàn giao và trả lại mặt bằng xây dựng cho công trình. Đây là mẫu văn bản quan trọng và mang giá trị pháp lý khi có những tranh chấp xảy ra. Chính vì thế phải đảm bảo sự chính xác về nội dung và hình thức.

 2.Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng
2.Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng

Khi lập biên bản bàn giao mặt bằng thi công thì cần phải có mặt của ban quản lý công trình, bên bàn giao là đại diện nhà thầu và bên nhận thầu.Trong bên nhận thầu bao gồm: chính quyền địa phương và đại diện chủ hộ. Một điều nữa đó là các thông tin thỏa thuận bàn giao chi tiết, cụ thể giữa các bên đại diện như diện tích đất được bàn giao, địa điểm, thời gian bàn giao.

Mục đích của biên bản bàn giao mặt bằng

Như đã nói ở trên mẫu biên bản bàn giao mặt bằng dùng để ghi chép lại toàn bộ những nội dung trong công việc bàn giao, trả mặt bằng giữa hai bên. Không những thế việc ghi chép lại nội dung tỉ mỉ, chi tiết còn giúp người tiếp quản sẽ thuận lợi hơn trong công việc sau này đó.

 3.Biên bản bàn giao mặt bằng dùng để ghi chép lại toàn bộ những nội dung công việc bàn giao giữa hai bên
3.Biên bản bàn giao mặt bằng dùng để ghi chép lại toàn bộ những nội dung công việc bàn giao giữa hai bên

Chính vì thế mà tất cả nội dung đều phải thật chính xác, minh bạch, công khai để không xảy ra sai sót cũng như tránh trường hợp xấu về sau. Tuy nhiên nếu có xảy ra tranh chấp không đáng có thì mẫu biên bản này sẽ có chức năng là bằng chứng để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.

Nội dung của biên bản bàn giao mặt bằng

Nội dung biên bản rất quan trọng vì ghi chép những công việc để người nhận dễ dàng tiếp quản. Để quá trình sau này không xảy ra sai sót ngoài mong muốn thì nội dung cần phải viết thật tỉ mỉ và chính xác.Biên bản bàn giao mặt bằng bao gồm những nội dung:

  • Tên công trình xây dựng
  • Hạng mục công trình xây dựng
  • Địa điểm xây dựng công trình
  • Thời gian bàn giao công trình xây dựng
  • Những thành phần, đối tượng tham gia quá trình bàn giao mặt bằng
  • Đại diện nhà thầu
  • Thông tin về bên bàn giao mặt bằng đó là ban quản lý dự án
  • Đại diện chủ hộ
  • Thông tin bên nhận mặt bằng là chính quyền địa phương đại diện
  • Thông tin đo đạc, diện tích đất,...
  • Nội dung chi tiết trong biên bản bàn giao mặt bằng sẽ được lập dựa trên căn cứ bởi các quyết định có liên quan.

Các nội dung vừa nêu trên sẽ được thành lập thành các văn bản có đầy đủ chữ ký cũng như xác nhận rõ ràng của 2 bên và các cấp chính quyền. Điều đó sẽ đảm bảo các thông tin đều minh bạch, rõ ràng và chính xác và có giá trị về mặt pháp lý.

Ngoài việc lập biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng để thỏa thuận bàn giao thì chủ hộ khi nhận bàn giao cần phải đo đạc lại diện tích đất xem đã phù hợp và khớp hay chưa? Sau đó thì hai bên cần phải cam đoan giao trả đúng thời hạn và không khiếu nại cũng như kiện tụng gì về sau. Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng công trình sẽ là bằng chứng quan trọng chính vì thế biên bản sẽ được lập thành 2 bản sau đó sẽ chia cho mỗi bên giữ một bản.

Những lưu ý khi viết biên bản bàn giao mặt bằng

Quy trình bàn giao mặt bằng cần phải được thực hiện một cách chi tiết và cẩn thận. Nếu trong bảng bàn giao càng liệt kê rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp quản sẽ thuận lợi hơn khi thực hiện công việc sau này. Một số lưu ý khi viết biên bản bàn giao mặt bằng:

 4.Một số những lưu ý cần biết khi soạn thảo mẫu biên bản giao mặt bằng để tránh xảy ra sai sót ngoài mong muốn
4.Một số những lưu ý cần biết khi soạn thảo mẫu biên bản giao mặt bằng để tránh xảy ra sai sót ngoài mong muốn
  • Khi tiến hành bàn giao mặt bằng công trình xây dựng cần có mặt đầy đủ của đại diện nhà thầu, ban quản lý dự án và bên nhận thầu. Bên nhận thầu sẽ bao gồm: đại diện chủ hộ và chính quyền địa phương.
  • Giua hai bên bàn giao phải có sự thống nhất và các nội dung đều phải được nắm bắt một cách rõ ràng trước khi đồng ý ký kết để tránh xảy ra tranh chấp.
  • Nội dung thỏa thuận cần được bàn giao cụ thể giữa hai bên như thời gian bàn giao và diện tích đất được bàn giao. Từ đó sẽ có được những căn cứ chính xác để quy kết trách nhiệm khi xảy ra sai sót.

Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng mới nhất

Hiện nay thì biên bản bàn giao mặt bằng được sử dụng khá phổ biến và việc lập biên bản khá đơn giản chứ không quá phức tạp. Chỉ cần bạn nắm bắt rõ những nội dung cũng như cách viết biên bản là có thể lập được biên bản.

Tuy nhiên nếu như thành lập biên bản không đúng theo quy định cũng như nội dung không đầy đủ thì sẽ xảy ra những điều ngoài mong muốn. Vì vậy hãy tham khảo mẫu biên bản bàn giao mặt bằng mới và đầy đủ các khoản mục dưới đây.

 Biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO MẶT BẰNG

Ngày/ Date:..............................................................................................................................

Số/ No:.......................................................................................................................................

Công trình/ Project:.....................................................................................................................

Địa điểm/ Location:....................................................................................................................

Hợp đồng số/ Contract No:..........................................................................................................

  1. Đại diện các bên có mặt bằng tại hiện trường bàn giao:

A.Đại diện bên chủ đầu tư: ……………………………………………………………………..

-Ông (bà):……………………………………………………………………………………...

-Chức vụ / Position…...………………………………………………………………………

-Địa chỉ / Address………....…………………………………………………………………….

-Điện thoại / Tel.:………………………...……………………………………………………...

  1. Đại diện tư vấn giám sát:…………………………………………………………………….

-Ông (bà): ………...…………………………………………………………………………….

-Chức vụ / Position:…………...………………………………………………………………...

-Địa chỉ / Address:…………...………………………………………………….……………....

-Điện thoại / Tel.:……………………………………………...………………………………...

  1. Đại diện đơn vị thi công:…………………………………………………………………….

-Ông (bà): ……………………...……………………………………………………………….

-Chức vụ / Position:…………...………………………………………………………………...

-Địa chỉ / Address:……………...……………………………………………………………….

-Điện thoại / Tel.:………………………………………………………………………………..

  1. Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế: ……………………………………………………………..

-Ông (bà) : .……………………………………………………………………………………..

-Chức vụ / Position :…………………………………………………………………………….

-Địa chỉ / Address :……………………………………………………………………………...

-Điện thoại Điện thoại / Tel : …………………………………………………………………...

  1. Nội dung bàn giao:
STT

.

NỘI DUNG BÀN GIAO

 

KIỂM TRA SƠ BỘ

 

GHI CHÚ

 

Theo Thiết kế

 

Theo thực tế

 

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN TƯ VẤN THIẾT KẾ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 Biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê

Sau khi đã thỏa thuận xong hợp đồng đi thuê nhà nhưng lại không biết cách soạn thảo mẫu biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê ra sao thì hãy tham khảo mẫu văn bản sẵn dưới đây nha.

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO NHÀ CHO THUÊ

SỐ:

Ngày……tháng……năm 20….

- Căn cứ Hợp đồng số…….. ngày....../ ......./ 201... về việc cho thuê nhà giữa Ông/ Bà … và Công ty ……………

Hôm nay, ngày tháng năm 20… tại địa chỉ …………,chúng tôi gồm:

BÊN NHẬN BÀN GIAO (BÊN A): CÔNG TY ……………………………………………...

- Đại diện: …………………………………………………………………………………….

- Chức vụ: ……………………………………………………………………………………..

- Địa chỉ:……………………………………………………………………………………….

- Mã số thuế: ………………………………………………………………………………….

- Số điện thoại:……………………………………….Fax:…………………………………….

- Tài khoản số: ………………………………………………………………………………...

- Tại ngân hàng: ………………………………………………………………………………...

BÊN BÀN GIAO (BÊN B):

- Ông (bà):……………………………………………………………………..………………..

- Số CMND:……………………..cấp ngày…………….tại…………………………………....

- Địa chỉ:………………………………………………………………………………………...

- Mã số thuế:……………………………………………………………………………………

- Điện thoại:…………………………………………………………………………………….

- Tài khoản: …………………………………………………………………………………….

- Tại Ngân hàng:………………………………………………………………………………...

Hai bên cùng nhau lập Biên bản bàn giao Căn nhà số: ...... tại……với nội dung sau:

- Diện tích căn nhà:....................................................................................................................

- Tổng số phòng:.........................................................................................................................

- Khu phụ:.....................................................................................................................................

- Thiết bị:......................................................................................................................................

+ ………………………………………………………………………………………………..

+ ………………………………………………………………………………………………...

Bên cho thuê đã bàn giao đầy đủ cho bên thuê các trang thiết bị đã liệt kê ở trên.

Bên thuê đã nhận bàn giao đầy đủ từ bên cho thuê.

Hai bên thống nhất các nội dung trên và ký vào biên bản.

Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

Việc bàn giao kết thúc vào lúc …. h cùng ngày.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Có thể bạn quan tâm: Mẫu biên bản bàn giao công trình ĐẦY ĐỦ & CHI TIẾT nhất

Tóm lại trên đây là mẫu biên bản bàn giao mặt bằng chi tiết và chuẩn xác nhất giúp bạn tránh xảy ra tranh chấp về sau. Bên cạnh đó thì loại hợp đồng này cũng sẽ có giá trị pháp lý, hiệu lực trước pháp luật nên nội dung lẫn hình thức đều phải rõ ràng, minh bạch. Hy vọng bài viết này sẽ là thông tin hữu ích đối với các bạn. Bạn đọc hãy tham khảo thêm nhiều bài viết hơn tại Tư vấn luật nhé.

Mã ID: mb268

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

5 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

12 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

12 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

17 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

17 giờ trước