meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tiêu thụ xi măng giảm mạnh trong lúc bất động sản “đóng băng”

Thứ tư, 14/06/2023-15:06
Ngành xi măng vốn liên quan mật thiết tới thị trường bất động sản, khi thị trường này ảm đạm cũng khiến nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng báo lỗ. Trước bối cảnh hàng tồn xi măng tăng cao, việc tích cực sử dụng loại vật liệu này trong xây dựng hạ tầng giao thông, nhất là ở khu vực phía Nam sẽ giúp ngành xi măng giải quyết được bài toán tiêu thụ. 

Theo Thanh Niên Việt, xi măng cũng là vật liệu cốt lõi của ngành xây dựng. Khoảng giữa năm 2022, thời điểm “ăn” theo sự sốt nóng của ngành bất động sản, xi măng tăng giá liên tục, thậm chí “cháy hàng”. Nhưng kể từ đó, khi thị trường địa ốc trầm lắng thì xi măng cũng giảm theo. 

Vừa qua, tại tọa đàm “Thị trường vật liệu xây dựng - Những điểm nghẽn và giải pháp”, ông Lê Quang Hùng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, ngành bất động sản vẫn dẫn đầu hàng chục ngành sản xuất khác, tuy nhiên nguồn cung mới và thanh khoản đều giảm khiến thị trường này gần như “đóng băng”


Việc chậm triển khai các dự án BĐS khiến lượng tiêu thụ xi măng giảm theo
Việc chậm triển khai các dự án BĐS khiến lượng tiêu thụ xi măng giảm theo

Khó khăn không chỉ đè lên bất động sản mà ngành vật liệu xây dựng ăn theo thị trường này như xi măng, sắt thép… cũng liên tục rơi vào cảnh tắc đâu ra. 

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, tiêu thụ xi măng, clinker nội địa và xuất khẩu trong năm 2022 đạt 100 triệu tấn, giảm 8,4 triệu tấn so với năm trước đó. Trong 5 tháng đầu năm 2023, mặt hàng này tiếp tục giảm lượng tiêu thụ khi chỉ đạt khoảng 37,4 triệu tấn, ngược lại, sản xuất đầu vào ngành xi măng tăng theo giá năng lượng. 

Ở thời điểm này, ngoài khó khăn vì nhu cầu thị trường giảm thì ngành xi măng phải đối diện với những khó khăn như giá năng lượng, chi phí vận tải tăng và thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10% từ ngày 1/1/2023.

Ngoài ra, thị trường bất động sản đang trầm lắng, chậm triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc tiêu thụ xi măng giảm đáng kể. “Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp xi măng là không thể tiêu thụ được sản phẩm vì đầu ra bị tắc” - Lãnh đạo VNCA nhấn mạnh.

Theo VNCA, để gỡ khó cho ngành xi măng thì giải pháp tốt nhất hiện nay là tăng cường xây dựng nhà ở, nhất là nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân, các khu đô thị. Việc này sẽ thúc đẩy việc sử dụng xi măng trong xây dựng đường giao thông, nhất là hạ tầng giao thông ở khu vực các tỉnh phía Nam nhằm tạo đầu ra cho ngành.  

VNCA đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu xi măng để điều tiết nguồn cung dư thừa, cũng như giảm hoặc tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker từ 5% lên 10%. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế, tận dụng được nhiệt thải lò nung phát điện để có thể đạt mục tiêu vừa tránh giá năng lượng tăng cao, vừa giải quyết rác thải. 

Doanh nghiệp cũng phải chủ động thường xuyên tổng hợp, phân tích đánh giá thị trường, nâng cao năng lực dự báo và xây dựng chính sách bán hàng linh hoạt, đảm bảo nguồn cung và tối ưu hóa logistics và hoàn thiện ứng dụng số hóa trong tiêu thụ.


Việc làm cầu cạn cao tốc sẽ tạo đầu ra cho 3 loại vật liệu xây dựng đang dư thừa
Việc làm cầu cạn cao tốc sẽ tạo đầu ra cho 3 loại vật liệu xây dựng đang dư thừa

Bên cạnh đó, VNCA đề xuất giải pháp thi công xây dựng cầu cạn cho việc phát triển đường giao thông ở các vùng đất yếu, sình lầy. Theo đại diện VNCA, việc làm cầu cạn cao tốc sẽ tạo đầu ra cho 3 loại vật liệu xây dựng đang dư thừa là xi măng, thép, bê tông. Việc này sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành vật liệu nội địa. 

Giá điện tăng tạo áp lực lên doanh nghiệp xi măng

Kể từ đầu năm, thị trường xi măng trong nước vẫn rất khó khăn vì nhu cầu tiêu thụ thấp, suy thoái kinh tế, bất động sản liên tục gặp khó. Cộng thêm việc các công trình, dự án cũng chậm triển khai, phải giãn hoặc hoãn tiến độ vì chủ đầu tư khó khăn về vốn, giải ngân vốn đầu tư công chậm. 

Việc tiêu thụ xi măng qua kênh dân dụng cũng không có điểm sáng vì tình hình kinh tế khó khăn, nhiều hộ gia đình cũng tạm hoãn thời điểm xây dựng, sửa chữa nhà cửa.

Kênh xuất khẩu không quá khả quan khi hiện tại tình hình tiêu thụ vẫn khó khăn ở những thị trường lớn như Trung Quốc, Bangladesh, Philippines… cũng tác động đến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu xi măng của Việt Nam, ghi nhận mức giảm kỷ lục. Trong 5 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp xi măng chỉ bán được 13,65 triệu tấn, thu về 590 triệu USD, lần lượt giảm 12% và 12,4% so với cùng kỳ năm trước. 


Việc giá điện điều chỉnh tăng 3% sẽ khiến giá thành xi măng tăng 0,45%
Việc giá điện điều chỉnh tăng 3% sẽ khiến giá thành xi măng tăng 0,45%

Không chỉ có vấn đề tiêu thụ khó khăn, chi phí sản xuất tăng cao, các doanh nghiệp xi măng vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu điện, giá điện tăng cao. 

Cụ thể, kể từ ngày 4/5 ghi nhận giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3 đồng/kWh, chưa gồm thuế giá trị gia tăng, đã tăng khoảng 3% so với giai đoạn trước. Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc giá điện điều chỉnh tăng 3% đã tác động lên những ngành nghề khác khoảng 0,18%. Đối với ngành sản xuất cần nhiều điện như xi măng thì giá thành sẽ tăng lên 0,45%.

Như trước đây, khi chi phí sản xuất tăng thì doanh nghiệp xi măng sẽ chuyển phần tăng vào giá bán, tuy nhiên ở bối cảnh nhu cầu thị trường yếu dần, doanh nghiệp thiếu đơn hàng thì việc tăng giá sản phẩm là điều khó có thể xảy ra. 

VNCA cho hay, điện chiếm khoảng 20 - 30% chi phí sản xuất xi măng của doanh nghiệp, việc giá điện tăng 3% khiến cho giá thành nhích lên khoảng 0,6 - 0,9%. Trước bối cảnh ngành bất động sản, xây dựng ảm đạm và nhu cầu tiêu thụ xi măng giảm mạnh thì việc tăng giá sản phẩm càng khó khả thi với doanh nghiệp. 

Đơn vị này nhận định, giá bán xi măng hiện nay đang ở mức thấp nhưng vẫn ít người mua, nếu nâng giá thì sẽ càng khó tiêu thụ sản phẩm hơn. Các doanh nghiệp xi măng buộc phải gồng mình để vượt qua giai đoạn thấp điểm này. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

Bình Định xây dựng khu giải trí đêm 300 tỉ đồng bên bờ biển Quy Nhơn

TP.HCM: Sáu tháng đầu năm, bất động sản là ngành tăng trưởng thấp nhất

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

9 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

9 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

9 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

9 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

9 giờ trước