Room tín dụng năm 2023 có giúp thị trường địa ốc “thở phào”?

Thứ ba, 24/01/2023-09:01
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang "thắt lưng buộc bụng" chờ đợi để được tiếp vốn khi room tín dụng tđược mở năm 2023. Tuy nhiên, nhìn vào triển vọng thị trường, dường như vẫn chưa hết khó khăn với doanh nghiệp địa ốc.

Không có “phép màu”

Trước thềm năm mới, Ngân hàng Nhà nước đã có yêu cầu các ngân hàng thương mại cần tiết giảm chi phí hoạt động và phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Động thái quyết liệt này đã khiến mặt bằng lãi suất huy động nửa cuối tháng 12/2022 cũng phần nào hạ nhiệt. Đây được coi là tin vui với doanh nghiệp bất động sản.


Trước thềm năm mới, Ngân hàng Nhà nước đã có yêu cầu các ngân hàng thương mại cần tiết giảm chi phí hoạt động và phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Trước thềm năm mới, Ngân hàng Nhà nước đã có yêu cầu các ngân hàng thương mại cần tiết giảm chi phí hoạt động và phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Trao đổi với báo giới mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng các chính sách điều hành lãi suất và tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2023 trước hết sẽ là tính toán từ những con số, thông số để xác định một chính sách ổn định, tiếp tục duy trì sự ổn định của lãi suất cũng như tỉ giá hiện nay.

Cũng theo ông Tú, nếu thời gian tới, có thuận lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo, vận động các ngân hàng thương mại tiếp tục cắt giả chi phí để giảm bớt lãi suất so với mức giảm lãi suất cam kết đồng thuận cuối năm 2022, tạo kiều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế vay vốn với mức lãi suất thấp hơn.

Tuy nhiên mới đây, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2023 nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Chỉ thị 01 cũng xác định 7 nhóm mục tiêu và nhiệm vụ của ngành Ngân hàng trong năm 2023 trong đó nhấn mạnh tới việc điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2023 bình quân khoảng 4,5%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Năm 2023, định hướng tín dụng tăng khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Thị trường bất động sản hiện nay nguồn vốn rất quan trọng. Với định hướng 14-15% tăng trưởng tín dụng đã gần như dập tắt hi vọng của doanh nghiệp bất động sản bởi tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức duy trì như năm cũ và các thông điệp được phát đi đói là vẫn tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng, đặc biết với bất động sản đầu cơ và bất động sản cao cấp.


Thị trường bất động sản hiện nay nguồn vốn rất quan trọng.
Thị trường bất động sản hiện nay nguồn vốn rất quan trọng.

Tăng thế chủ động của doanh nghiệp

Trao đổi về việc chờ đợi ngân hàng tiếp vốn khi room tín dụng được mở trong năm mới 2023, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc GP.Invest cho hay mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã có những động thái hỗ trợ thị trường nhưng nếu lãi suất không giảm, thị trường bất động sản năm 2023 sẽ còn nhiều khó khăn. Dẫn chứng cho điều này, ông Hiệp thông tin, với lãi suất đầu vào từ 10-12% như thời gian qua, doanh nghiệp khó có thể chịu nổi gánh nặng lãi suất cho vay trong bối cảnh giá đất, vật liệu xây dựng, chi phí đền bù, đều tăng giá mạnh.

Cho ý kiến về việc mở room trong năm 2023, GS-TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, năm 2023, cần tiếp tục mở rộng room tín dụng cho lĩnh vực bất động sản làm sao ở mức hợp lý, phù hợp với năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng cũng như các giải pháp điều hành tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Chương nhấn mạnh, trong đó cần ưu tiên cho vay các dự án sắp hoàn thành, dự án nhà ở xã hội, nhà cho người có thu nhập thấp, nhà ở công nhân và đối tượng chính sách với lãi suất phù hợp và không tính tỷ lệ dư nợ trong tổng dư nợ cho vay bất động sản bị khống chế. Cùng với đó, cần ban hành các tiêu chí cho vay đối với các bất động sản khác nhau và hạn chế tập trung tín dụng vào các dự án cao cấp.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VBMA), việc tăng room tín dụng 14% Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh và phân bổ chỉ tiêu là rất cần thiết.

Ông Hùng cho rằng, trong bối cảnh nguồn vốn huy động bằng 50% tốc độ tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước đã rất bản lĩnh khi giữ được room tín dụng 14%.


Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VBMA)
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VBMA)

Cũng theo ông Hùng, hiện nay, các tổ chức tín dụng mong muốn hoàn thiện để đầu tư tiếp và hoàn chỉnh các dự án, bán, thu hồi nợ. Bên cạnh đó, cũng không có văn bản nào quy định Ngân hàng trong nước cấm cho vay bất động sản. Các dự án “sạch”, đáp ứng được thị trường, hoặc các doanh nghiệp cơ cấu nơ, điều chỉnh kì hạn hay giữ nguyên nhóm nhợ vẫn được xem xét cho vay.

Đặt vấn đề về thị trường tiền tệ, ông Hùng cho rằng, thị trường vốn rất kì vọng được điều chỉnh hoàn thiện để doanh nghiệp có thể phát hành trở lại trái phiếu bổ sung vốn đầu tư trong lĩnh vực bất động sản.

Bên cạnh đó, ông Hùng cũng nhấn mạnh, bản thân các doanh nghiệp cũng phải nắm bắt được các giải pháp của bản thân để có thể kiển nghị với ngân hàng, bộ ngành hay các cổ chúc tài chính

Đánh giá về thị trường bất động sản năm 2023, TS Hùng cho biết sẽ có nhiều thách thức, thị trường sẽ từng bước được tháo và sẽ tiến tới hoàn thiện thể chế, tạo sự ổn định về lâu dài.

Từ đó, ông Hùng đề nghị Chính phủ cần sớm ban hành cơ chế, chính sách nhằm khắc phục tồn tại của thị trường. Bên cạnh đó, các chính sách cần được sớm đưa vào triển khai. Khi đó, trên cơ sở hiệu quả của dự án, các tổ chức tín dụng có thể cấp tín dụng với các dự án hoàn thiện về mặt pháp lý.

“Tín dụng chỉ là một trong những kênh huy động vốn của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp bất động sản, kênh huy động vốn quan trọng nhất phải thông qua thị trường vốn. Do đó, khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, giảm lệ thuộc vào ngân hàng vẫn là chìa khóa quan trọng để giải bài toán vốn cho bất động sản hiện nay”, ông Hùng cảnh báo.

KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

Meey 3D - Nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch bất động sản

Meey Group ra mắt Học viện đào tạo ứng dụng công nghệ số cho nghề bất động sản

"Cửa sáng" cho chủ đầu tư nhà ở thương mại

Thuê nhà rồi cho thuê lại: Kênh đầu tư này liệu còn hot?

Nhà đầu tư đất nền như "ngồi trên đống lửa"

Lộ diện điểm nghẽn cản trở sự hồi phục của thị trường địa ốc

Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp cận nhiều hơn với nguyên tắc thị trường

Tin mới cập nhật

Kịch bản phục hồi nào cho thị trường bất động sản giai đoạn mới?

32 phút trước

Công ty chứng khoán mở rộng danh mục, mua vào trái phiếu

1 giờ trước

Khách hàng “gen Z” quan tâm đến bất động sản sớm hơn

4 giờ trước

Khuyến nghị mua 3 mã cổ phiếu đầu ngành, lợi nhuận gấp nhiều lần lãi suất tiền gửi

5 giờ trước

Giải bài toán dự án treo từ Luật Đất đai mới thế nào?

6 giờ trước