Nút thắt pháp lý và câu chuyện khơi thông dòng vốn của bất động sản

Thứ ba, 28/02/2023-07:02
Mặc dù dòng vốn FDI được coi là điểm sáng trong năm 2023 nhưng vẫn còn đó những nút thắt về mặt pháp lý khiến sức hút của bất động sản Việt Nam giảm sức hút với các nhà đầu tư ngoại. Để dòng tiền này ngày càng nhiều, việc gỡ nút thắt là cần thiết.

Chính phủ và các địa phương cùng hành động

Tháo gỡ tín dụng cho bất động sản trong giai đoạn này là động thái cần thiết, nhưng điều mà nhiều người quan tâm là cần tháo gỡ đồng thời các nút thắt mang tên cơ chế, pháp lý.

Theo đánh giá của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường bất động sản Việt Nam mất đi sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà nước cần đưa ra những giải pháp thực tế và nhanh chóng để thu hút nguồn lực, đặc biệt là dòng FDI vào tất cả phân khúc bất động sản như bán lẻ, văn phòng, khu công nghiệp, nhà ở…


Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam (Ảnh nhân vật cung cấp).
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam (Ảnh nhân vật cung cấp).

Giữa tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” với sự tham dự của lãnh đạo các Bộ Xây dựng, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn trong nước.

Cùng với đó, trong thời gian gần đây, Chính phủ cũng đưa ra nhiều chỉ đạo nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn đến thị trường bất động sản hiện nay, từ đó có những giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường tiếp tục phát triển bền vững và lành mạnh. Theo ông Sử Ngọc Khương, đây là một trong những tín hiệu tích cực và đáng kỳ vọng cho các doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

“Vấn đề lớn của chúng ta là hành lang pháp lý chồng chéo các luật lẫn nhau. Nếu vấn đề này không thể được giải quyết bằng luật hiện hành, chúng ta phải trình Quốc hội thông qua các luật mới, tuy nhiên điều này sẽ mất rất nhiều thời gian”, ông đánh giá.


Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản (Ảnh minh họa).
Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản (Ảnh minh họa).

Đề cập đến nút thắt về pháp lý, ông Phạm Đức Toàn - Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản EZ Việt Nam nêu quan điểm: Vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường bất động sản TP.HCM mất đi sức hút đối với các nhà đầu tư. Hiện nay, vướng mắc pháp lý liên quan đến việc triển khai các dự án bất động sản tạm chia thành hai loại: vướng mắc các văn bản pháp luật của trung ương và địa phương (phải sửa đổi, bổ sung) và vướng thực thi pháp luật.

Thời gian gần đây, UBND TP.HCM đã chủ trì nhiều cuộc họp với các sở để tìm ra những khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đền bù, giải tỏa, phê duyệt quy hoạch và kỹ thuật phòng cháy chữa cháy… Đây là động thái được đánh giá là thiết thực nhằm gỡ vướng nút thắt liên quan đến pháp lý cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Khương, để giải quyết các vấn đề liên quan đến đền bù, giải tỏa, phê duyệt quy hoạch và kỹ thuật phòng cháy chữa cháy,... cần có cái nhìn tổng quan hơn và hướng giải quyết mang tính tổng thể. Nếu cần thay đổi luật, cần trình Quốc hội thông qua và có sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND các tỉnh, thành để quyết định trong trường hợp cần thiết.

Gỡ nút thắt pháp lý

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hành lang pháp lý để dự án có thể thực hiện nhanh chóng là điều cần thực hiện. Bởi, việc này sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và tăng lợi ích cho người tiêu dùng.

Nhìn ở góc độ chuyên gia về lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài tại thị trường bất động sản Việt Nam, ông Khương cho biết, các doanh nghiệp nước ngoài mới tham gia thị trường chỉ được thực hiện dự án sau khi đóng tiền sử dụng đất và có giấy phép xây dựng. Do đó, với những doanh nghiệp này, thủ tục pháp lý là điều quan trọng nhất để xem xét trước khi đầu tư.


Chuyên gia cho rằng, tháo gỡ tín dụng cho bất động sản trong giai đoạn này là động thái cần thiết (Ảnh minh họa).
Chuyên gia cho rằng, tháo gỡ tín dụng cho bất động sản trong giai đoạn này là động thái cần thiết (Ảnh minh họa).

“Việc thực hiện đầu tư quá lâu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và giá bán cao sẽ không phù hợp với đại bộ phận người dân. Tình trạng này làm giảm nguồn cung trên thị trường và đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở, khi nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp và nhà ở thương mại luôn được đặt ra hàng đầu đối với các thành phố lớn. Các đô thị lớn trong khu vực như Bangkok, Jakarta, Singapore… đều đang phải đối mặt với vấn đề này và chúng ta cũng không nằm ngoài trường hợp này”, ông Khương nêu quan điểm.

Ông Sử Ngọc Khương cho rằng vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất làm giảm sức hút của thị trường bất động sản Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

“Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng và giảm lãi suất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý vẫn là gốc rễ của vấn đề này và làm mất đi sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường”, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam nói thêm.

Ông cho rằng, để trở thành điểm thu hút đầu tư lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, cần thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Điều này liên quan đến các phân khúc chủ đạo như nhà ở, bán lẻ, văn phòng, bất động sản công nghiệp... và cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để đầu tư vào các sản phẩm này.

“Bên cạnh nguồn lực của nhân dân và Chính phủ, lực đỡ từ nguồn thu FDI cũng rất lớn để giúp cho nền kinh tế của nước ta phát triển. Với tốc độ phát triển GDP năm 2022 là 8,02% và GDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 4.110 USD, chúng ta cần phải tiếp tục thu hút nguồn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế”, vị chuyên gia khuyến nghị.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

Meey 3D - Nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch bất động sản

Meey Group ra mắt Học viện đào tạo ứng dụng công nghệ số cho nghề bất động sản

"Cửa sáng" cho chủ đầu tư nhà ở thương mại

Thuê nhà rồi cho thuê lại: Kênh đầu tư này liệu còn hot?

Nhà đầu tư đất nền như "ngồi trên đống lửa"

Lộ diện điểm nghẽn cản trở sự hồi phục của thị trường địa ốc

Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp cận nhiều hơn với nguyên tắc thị trường

Tin mới cập nhật

Nhà đầu tư nước ngoài rục rịch động thái mới với bất động sản Việt Nam

2 giờ trước

Khai tử Workplace, Meta muốn dồn lực để phát triển AI

3 giờ trước

Bất động sản rục rịch khởi sắc, nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" đất nền đã lãi cả tỷ đồng

5 giờ trước

GPT-4o có gì mà khiến cả thế giới phải xôn xao?

6 giờ trước

Kịch bản phục hồi nào cho thị trường bất động sản giai đoạn mới?

7 giờ trước