Nhiều BĐS “khủng” bị ngân hàng rao bán: Thời khó của doanh nghiệp địa ốc còn kéo dài?

Thứ ba, 27/09/2022-09:09
Mấy ngày qua, nhiều tài sản đảm bảo là những bất động sản của các doanh nghiệp bị ngân hàng rao bán. Trong đó có những dự án bất động sản, nghỉ dưỡng lên đến cả vài trăm tỷ đồng. Nhiều chuyên gia cho rằng, điều này cho thấy, sau dịch, các doanh nghiệp BĐS vẫn còn chìm đắm trong khó khăn và chưa thể gượng dậy được.

Rao bán từ nhà đất, nhà hàng, nhà máy đến…sân golf

Câu chuyện các ngân hàng rao bán tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp, cá nhân không phải là chuyện gì quá ghê gớm, đặc biệt là thời điểm giữa và sau dịch. 4 làn sóng Covid-19 càn quét liên tiếp đã khiến rất nhiều doanh nghiệp phải rời thị trường, một số còn lại hoạt động kiểu “thoi thóp”.


Các doanh nghiệp địa ốc dạng “ăn xổi”, quy mô nhỏ chắc chắn sẽ phải giải thể vì không có tiềm lực tài chính.
Các doanh nghiệp địa ốc dạng “ăn xổi”, quy mô nhỏ chắc chắn sẽ phải giải thể vì không có tiềm lực tài chính.

Việc các doanh nghiệp “sống” bằng dòng tiền ngân hàng là điều được xem như là hiển nhiên. Khi vay ngân hàng, họ phải đặt các tài sản đảm bảo. Và đến thời điểm này, không có khả năng trả nợ, họ bị các nhà băng rao bán các tài sản đảm bảo.

Ngân hàng BIDV vừa thông báo đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC. Được biết, doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp). Theo đó, tài sản mả BIDV đem ra đấu giá gồm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Tài sản này bao gồm 10.000m2 đất và nhà máy xi măng Bình Phước. BIDV đưa ra khởi điểm là hơn 31 tỷ đồng.  

Nhiều người kinh doanh bất động sản tại tỉnh Bình Phước cho rằng, giá khởi điểm của BIDV đưa ra với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất là khá hợp lý và sát với thực tế. Bởi hiện nay, bất động sản Bình Phước đang khá nóng nhất là đối với các sản phẩm bất động sản công nghiệp. Chỉ một thời gian ngắn nữa, khi các đường cao tốc hoàn thành, bất động sản khu vực này còn nhiều tiềm năng phát triển nữa.

Mới đây, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Agribank cũng đã thông báo đấu giá tài sản hình thành trong tương lai đối với dự án khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Cúc Phương (Binh Nình). Dự án này có tên Cúc Phương Resort, rộng 99 ha. Trước đó, công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thăng Long có 3 hợp đồng tín dụng và khoản nợ là 172 tỷ đồng. Mức giá khởi điểm mà Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Agribank đưa ra vào khoảng 172 tỷ đồng.

Tại Cúc Phương Resort, các tài sản hình thàng tại dự án này gồm nhà trung tâm, nhà hàng, khu chăm sóc sức khỏe, bể bơi, sân tập golf và khu biệt thự song lập, tứ lập… Đây là một dự án khá lớn và hứa hẹn tại Ninh Bình. Đặc biệt trong thời điểm này khi mà dịch bệnh đã được kiểm soát, ngành du lịch có nhiều điều kiện để hồi phục. Trong đó, bất động sản nghỉ dưỡng tại Ninh Bình, nơi có nhiều địa điểm đẹp, hút khách du lịch cả trong nước và quốc tế.

Cách đây không lâu, Ngân hàng VietinBank cũng phát đi thông báo rao bán khách sạn Galaxy River Hotel tại phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên. Diện tích khu đất này là trên 360 m2, cao 14 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng hơn 4.600 m2. Mức giá khởi điểm mà Vietinbank đưa ra vào khoảng gần 89 tỷ đồng. Được biết, khách sạn Galaxy River Hotel là tài sản đảm bảo cho khoản nợ hơn 53 tỷ đồng của Công ty TNHH Khách sạn Du lịch Huy Hùng.

Cũng trong tháng 9, VietinBank bán đấu giá khoản nợ lên đến hơn 240 tỷ đồng của Công ty TNHH Lục Kim Quân. Giá khởi điểm của khoản nợ này là trên 150 tỷ đồng, gồm tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 45 Tân Kỳ Tân Quý, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM. Khu đất có diện tích gần 7.500 m2.

Dẫn những “phi vụ” rao bán khoản nợ được cầm cố bằng các sản phẩm bất động sản để thấy rằng, mặc dù dịch bệnh đã đi qua nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang chật vật với những khoản nợ ngân hàng phải trả. Vấn đề vốn tại thời điểm này được xem là “sinh tử” đối với các doanh nghiệp. Đây đều là những doanh nghiệp tầm trung hoặc cỡ nhỏ, chịu rất nhiều ảnh hưởng của việc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Khó khăn sẽ kéo dài

Đó là nhận định của Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm về tương lai của các doanh nghiệp bất động sản. “Việc để ngân hàng bao bán các sản phẩm, dự án của mình cho thấy, vấn đề tiền mặt đối với các doanh nghiệp hiện nay đang rất khó khăn. Tất nhiên, khi cầm cố tài sản, cả nhà băng và doanh nghiệp đều không muốn một ngày ngân hàng sẽ phải bán đấu giá để thu hồi nợ. Nhiều ngân hàng rao bán đến lần thứ 7 hoặc 8 những vẫn chưa có ai mua. Trong khi đó, các doanh nghiệp khi bị bán dự án sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của họ”, Tiến sĩ Tâm nói.


Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm
Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm

Vị này nói rằng, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch phát triển, kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó đẩy nhiều doanh nghiệp vào đường cùng, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với các doanh nghiệp bất động sản, gần như 100% phải đi vay nợ và cầm cố bằng chính sản phẩm đó. Việc doanh nghiệp bất động sản mất đi dự án chẳng khác nào người nông dân mất đi tư liệu sản xuất là ruộng. Vì thế, khó khăn càng thêm khó khăn. Trong khi đó, ngân hàng đến nước đường cùng họ mới phải rao bán khoản nợ. Thậm chí, nhiều ngân hàng còn phải chịu lỗ để  thu hồi vốn khi dự án mãi không bán được.

Tiến sĩ Trần Khắc Tâm nhận định: “Thời điểm khó khăn của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bất động sản nói riêng sẽ còn kéo dài. Bởi kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn sau Covid-19. Thứ hai, giai đoạn vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại rà soát lại các khoản tính dụng dành cho bất động sản. Đến nay, van tín dụng vẫn đang bị siết khiến các doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn. Nhiều dự án bỏ hoang vì không có tiền để triển khai”.

Chuyên gia này nói rằng, đây cũng là một phép thử rất “chất lượng” đối với các doanh nghiệp bất động sản. Các doanh nghiệp địa ốc dạng “ăn xổi”, quy mô nhỏ chắc chắn sẽ phải giải thể vì không có tiềm lực tài chính. Cuộc thanh lọc này sẽ rất tốt cho thị trường bất động sản. Bởi tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều các thành phố lớn trên cả nước đang có tình trạng nhiều dự án bỏ hoang. Mà nguyên nhân dẫn đến các dự án bỏ hoang chính là do tiềm lực của một số doanh nghiệp rất yếu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

2 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

4 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

4 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

8 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

9 giờ trước