Điều kiện, thủ tục người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam từ A-Z

Thứ hai, 07/06/2021-20:06

Trước xu thế hội nhập sâu rộng với thế giới, ngày càng nhiều người nước ngoài có nhu cầu sinh sống, làm việc và học tập tại Việt Nam. Theo đó nhiều người có nhu cầu tìm hiểu về Vậy điều kiện người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam như thế nào?. Bài viết này sẽ giải đáp băn khoăn đó cho người nước ngoài có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm: Tổ Chức, Cá Nhân Nước Ngoài Sở Hữu Nhà Ở Tại Việt Nam

Người nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam?


Người nước ngoài chỉ được mua nhà ở Việt Nam là căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ
Người nước ngoài chỉ được mua nhà ở Việt Nam là căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ

Chắc hẳn có rất nhiều người thắc mắc rằng “Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam được không?”. Quy định về việc này đã được thí điểm trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, điều kiện để được thực hiện điều này khá khắt khe nên số lượng người nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam rất ít. 

Gần đây nhất, Luật Nhà ở đã sửa đổi giúp nới lỏng điều kiện cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam. Tại khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014, đối tượng được xác định có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam cũng quy định rõ là những tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014. Người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam qua 2 nhóm hình thức:

  • Đầu tư và xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.
  • Các hoạt động mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại. Bao gồm: căn hộ chung cư và nhà riêng ở riêng lẻ. Ngoại trừ các khu vực đảm bảo quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Người nước ngoài muốn mua nhà ở Việt Nam thì phải làm sao? Các đối tượng, cá nhân là người nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam là những thông tin cần biết khi tìm hiểu về vấn đề liên quan tới người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam. Những đối tượng này bao gồm:  

  • Các tổ chức, cá nhân người nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án và quy định pháp luật tại Việt Nam.
  • Những doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, có chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, có các quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam.
  • Các cá nhân là người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Ảnh 2: Các cá nhân là người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được phép mua nhà
Ảnh 2: Các cá nhân là người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được phép mua nhà

Lưu ý:

  • Hình thức thuê mua nhà ở là việc bên thua mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của ngôi nhà. Nếu bên thuê mua có điều kiện, thì được phép thanh toán không quá 50% giá trị. 
  • Số tiền thuê mua căn nhà còn lại được trả bằng cách tính thành tiền thuê nhà hằng tháng mà bên thua mua phải trả vào một thời hạn nhất định cho bên cho thuê mua. Sau khi đã hết hạn thuê mua nhà và người thuê mua đã trả hết số tiền còn lại thì họ được quyền sở hữu căn nhà đó. 

Điều kiện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Người nước ngoài sống và làm việc ở Việt Nam ngày càng nhiều đồng thời có nhiều người trong số họ có nhu cầu mua nhà tại đây. Vậy người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cần những điều kiện gì?

Trường hợp 1: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Đối với những người gốc Việt, nhưng cư trú và sinh sống lâu dài tại nước ngoài hay những người gốc Việt định cư nước ngoài từng có quốc tịch Việt Nam. Nếu muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần có các giấy tờ chứng minh sau:

  • Nếu mang hộ chiếu Việt Nam phải còn giá trị và có dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam
  • Nếu mang hộ chiếu nước ngoài cũng phải còn giá trị và có dấu kiểm chứng giống như hộ chiếu Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải chứng minh được mình còn quốc tịch Việt hoặc có giấy tờ xác nhận người gốc Việt. Kèm theo một số giấy tờ theo quy định pháp luật Việt Nam.

Ảnh 3: Số lượng người nước ngoài chọn mua nhà tại Việt Nam ngày càng tăng
Ảnh 3: Số lượng người nước ngoài chọn mua nhà tại Việt Nam ngày càng tăng

Trường hợp 2: Khách hàng là các tổ chức, cá nhân nước ngoài

  • Những khách hàng là các tổ chức, cá nhân nước ngoài này để mua và sở hữu nhà tại Việt Nam cần có giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
  • Người nước ngoài tại Việt Nam được quyền sở hữu nhà tại đây là những cá nhân khi nhập cảnh vào Việt Nam có hộ chiếu còn giá trị và có dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam. Đồng thời, không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật. 
  • Những cá nhân có giấy tờ chứng minh là người gốc Việt khi xác định quyền sở hữu nhà tại Việt Nam, thì chỉ được phép lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư nước ngoài hoặc là người nước ngoài để xác định.

Quy định người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Mặc dù người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là hợp pháp, nhưng không phải bất kỳ đối tượng có yếu tố nước ngoài cũng được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Để có thể mua nhà tại Việt Nam, căn cứ theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, các tổ chức, cá nhân nước ngoài phải là:

  • Những tổ chức hay cá nhân nước ngoài có đầu tư, xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam
  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, các chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư tại nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
  • Các cá nhân nước ngoài đã được phép nhập cảnh vào Việt Nam

Bên cạnh đó, hình thức thanh toán khi người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cũng có một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý như sau:


Ảnh 3 : Một số lưu ý khi người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam (Nguồn : Internet)
Ảnh 3 : Một số lưu ý khi người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam (Nguồn : Internet)
  • Đối với hình thức thuê mua nhà ở, người nước ngoài cần phải thanh toán trước cho bên cho thuê với 20% giá trị của nhà ở. Nếu người thuê mua đã có thỏa thuận về điều kiện thanh toán trước thì không áp dụng quy định này, việc thanh toán trước không được quá 50%.
  • Phần tiền còn lại cần được tính toán thành tiền thuê nhà và trả theo tháng với thời hạn nhất định. Khi đã hết hạn thuê nhà ở và đã tất toán xong số tiền trên thì người thuê mua sẽ có quyền sở hữu nhà ở đó.

Thời hạn sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài


Ảnh 4 : Thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài ( Nguồn : Internet )
Ảnh 4 : Thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài ( Nguồn : Internet )

Cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam được phép sở hữu nhà theo như thỏa thuận trong những giao dịch hợp đồng mua bán, nhưng không được vượt quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận. Cá nhân người nước ngoài được phép gia hạn nếu có nhu cầu.

Đối với người nước ngoài đã kết hôn với công dân Việt Nam, hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài thì được phép sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài như công dân Việt Nam. Sau thời hạn sở hữu nhà ở mà người nước ngoài không xin gia hạn, không bán hay tặng cho các đối tượng khác thuộc sở hữu nhà ở Việt Nam thì theo như quy định, các bất động sản kể trên sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Người nước ngoài thuê nhà ở tại Việt Nam cần phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ với chủ đầu tư đúng như thỏa thuận giao dịch. Khi người nước ngoài có nhu cầu cho thuê nhà kinh doanh theo hình thức cho thuê lại thì cần được bên chủ đầu tư chấp thuận.

Thủ tục với người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ giấy tờ đáp ứng điều kiện mua nhà tại Việt Nam.


Ảnh 5: Hoàn thiện hồ sơ giấy tờ đáp ứng điều kiện mua nhà tại Việt Nam ( Nguốn Internet )
Ảnh 5: Hoàn thiện hồ sơ giấy tờ đáp ứng điều kiện mua nhà tại Việt Nam ( Nguốn Internet )

Bước 2: Tiến hành ký hợp đồng mua nhà. Lưu ý hợp đồng phải tuân thủ nội dung tại Luật Nhà ở 2014, Điều 121, khoản 1 và Điều 123, khoản 1; Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực.

Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Nhà ở 2014, Điều 9, khoản 2.

Điền đơn đề nghị (theo mẫu 04/ĐK) tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT

Bản sao giấy tờ chứng minh nhà ở hợp pháp.

Bước 4: Hoàn thiện các nghĩa vụ tài chính

Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở

Người nước ngoài mua nhà ở theo hình thức nào?


Ảnh 7: Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam theo hình thức nào ( Nguồn Internet )
Ảnh 7: Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam theo hình thức nào ( Nguồn Internet )

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì các hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở được hướng dẫn bởi Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.


Ảnh 8: Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam ( Nguồn Internet )
Ảnh 8: Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam ( Nguồn Internet )

Luật nhà ở 2014 được ban hành ngày 25/11/2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Sau 4 tháng áp dụng những quy định của Luật mới này, ngày 20/10/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2015 với những nội dung nổi bật được quan tâm là về Thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức nước ngoài được quy định như sau:

Tổ chức nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) cấp cho tổ chức đó.

Khi hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo Điều 77 Nghị định này (đối với hợp đồng sở hữu nhà ở có ghi thời hạn không quá 50 năm thì được xem xét gia hạn một lần với thời hạn không quá 50 năm.

Đối với hợp đồng sở hữu nhà ở không ghi thời hạn thì được xem xét gia hạn một lần thời hạn theo đề nghị của chủ sở hữu nhưng tối đa không quá thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gia hạn hoạt động).

Nếu Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư không ghi thời hạn thì trong Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu cũng được ghi không thời hạn.

Nếu tổ chức nước ngoài bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn sở hữu hoặc bị Nhà nước Việt Nam thu hồi GCNĐKĐT hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì phải chuyển cho chủ sở hữu khác xử lý theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

Có thể bạn quan tâm: Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Mua Đất Được Không?

Nếu trong thời hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức nước ngoài chuyển thành tổ chức trong nước thông qua sáp nhập hoặc chuyển vốn theo quy định pháp luật thì tổ chức này được sở hữu nhà ở lâu dài. Như vậy, quy định người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam nhưng cần đáp ứng đủ những điều kiện mua nhà theo quy định của luật nhà ở

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

4 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

13 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

13 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

13 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

13 giờ trước