Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận tín hiệu lạc quan

Thứ sáu, 09/09/2022-13:09
Theo thống kê của Moody’s Analytics, Việt Nam được ghi nhận là nền kinh tế duy nhất thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Apac) đạt mức tăng trưởng tích cực trong các lĩnh vực sản xuất suốt tháng 7 vừa qua cao với việc nâng dự báo tăng trưởng GDP cả nước lên 8,5%, cao nhất ở khu vực Apac.

Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận tín hiệu lạc quan

Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước cơ hội có thể đón nhận dòng vốn đầu tư từ chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo đà để tăng tốc cải tiến trong sản xuất công nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thương mại.

Mặc dù tháng 7 vừa qua tốc độ xuất khẩu của Việt Nam có dấu hiệu “chững lại”, Moody’s Analytics vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế nước ta bởi sự hưởng lợi đáng kể từ dòng vốn đầu tư được chuyển hướng từ Trung Quốc sau những bất ổn trong chính sách của ưuoosc gia này thời gian gần đây. 

Đáng chú ý, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ bộ vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, nửa đầu năm 2022, GDP của Việt Nam tăng 6,42 phần trăm, cao hơn mức dự báo tăng trưởng của cơ quan thống kê trong nước là 5,5 phần trăm. Từ tháng 1 đến tháng 7, FDI vào Việt Nam ước tính đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức vốn FDI cao nhất trong 7 tháng liên tiếp trong 5 năm qua.

Dữ liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố đã phản ánh sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng đầu tư tại nước ta. Tổng vốn FDI trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.


Moody’s Analytics bày tỏ lạc quan về triển vọng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam 
Moody’s Analytics bày tỏ lạc quan về triển vọng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam 

Ngoài ra, trong bảy tháng đầu năm nay, giá trị chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu cũng cho thấy IPI của một số sản phẩm đã tăng mạnh, ví dụ: ngành sản xuất quần áo và thiết bị điện lần lượt tăng 23,1% và 21%. Ngoài ra, dược phẩm, hóa chất làm thuốc và các sản phẩm từ thực vật đều tăng 20,1%.

Đây là tín hiệu rất đáng mừng với nước ta, nhưng bên cạnh đó là Moody’s Analytics cũng bày tỏ sự lo ngại,“Những bất cập trong chính sách ở Trung Quốc đang hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng cũng cần nhận diện rủi ro xuất khẩu từ khu vực Apac do ảnh hưởng từ sự suy yếu của Trung Quốc và khả năng suy thoái ở Anh và các quốc gia châu  u vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau”.

Nhà đầu tư ngoại không còn coi Trung Quốc là “điểm đến hấp dẫn”?

Từ những tác động cộng hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 đã khiến tâm lý nhà đầu tư hướng đến chiến lược đa dạng hóa thị trường và nguồn cung ứng sản phẩm. Trong đó, Trung Quốc đã từ lâu đóng vai trò là công xưởng thế giới khi cung cấp hầu hết nguyên liệu cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Song giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị và những biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt “Zero COVID”, tình hình kinh tế Trung Quốc bị suy thoái nghiêm trọng đã khiến quốc gia này không còn là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. 

Dữ liệu từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết trong tháng 3, Trung Quốc ghi nhận 17,5 tỷ USD dòng vốn chảy ra, trong đó bao gồm 11,2 tỷ USD trái phiếu và còn lại là cổ phiếu. Đây được đánh giá là “chưa từng có tiền lệ”.


Trung Quốc không còn là “điểm đến hấp dẫn” trong mắt nhà đầu tư ngoại
Trung Quốc không còn là “điểm đến hấp dẫn” trong mắt nhà đầu tư ngoại

Về thị trường trái phiếu, Chính phủ Trung Quốc thống kê chỉ trong tháng 2, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 35 tỷ nhân dân tệ (5,5 tỷ USD) trái phiếu chính phủ Trung Quốc. Mức bán tiếp tục tăng trong tháng 3, lên mức 52 tỷ nhân dân tệ (8,1 tỷ USD), tình trạng bán tháo trái phiếu đạt mức kỷ lục. 

Tăng trưởng GDP thực tại quốc gia này theo các chuyên gia kinh tế Trung Quốc cũng suy giảm đáng kể. Cụ thể, con số ghi nhận trong năm 2022 hiện chỉ đạt 3,4%, giảm so với mức dự báo tháng 7 là 4,3% do thiếu tác động đáng kể từ thị trường nhà ở và kích thích chi tiêu của người tiêu dùng.

Trong nỗ lực từ các quỹ kêu gọi đầu tư, Trung Quốc chỉ thu hút được 1,4 tỷ USD trong quý đầu năm 2022, giảm 70% so với quý trước. Có thể thấy, Trung Quốc không còn được “ưu ái” bởi các nhà đầu tư nước ngoài khi đang trải qua giai đoạn khó khăn và cần thời gian để “vực dậy” nền kinh tế đang suy thoái.

Đón đầu triển vọng tăng trưởng FDI nhờ đẩy mạnh BĐS công nghiệp

Nhìn nhận rủi ro, các tập đoàn đa quốc gia đã định hình thị trường và có chiến lược rõ ràng cho việc đa dạng hoá, tối ưu hoá chuyển dịch các cơ sở sản xuất đang đóng tại Trung Quốc sang các nước khác. Trong nhiều lựa chọn giữa các nước ASEAN, Việt Nam được coi là “điểm sáng” bởi có nhiều lợi thế gần gũi với Trung Quốc, sở hữu vị trí địa chính trị thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và không gian kinh tế tương đối lớn.

Không chỉ có vị trí đắc địa, sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong tháng 7 tiếp tục phục hồi, tăng 1,6 phần trăm so với tháng trước và tăng 11,2 phần trăm so với năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) cũng tăng khoảng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. So sánh các dữ liệu trong quá khứ, sự phục hồi nhanh chóng của các ngành công nghiệp tại Việt Nam chính là động lực thu hút dòng vốn “du nhập” vào nước ta.

Thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, ngành kinh doanh BĐS đứng thứ hai trong 18 ngành được các nhà đầu tư nước ngoài “rót vốn” vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư FDI trên 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Xét trên số lượng dự án mới, bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ được coi là những ngành thu hút nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,3%, 25,3% và 16,1% tổng số dự án.


Đón đầu triển vọng tăng trưởng FDI nhờ đẩy mạnh BĐS công nghiệp
Đón đầu triển vọng tăng trưởng FDI nhờ đẩy mạnh BĐS công nghiệp

Nắm được “khẩu vị” của nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và logistics khi ngày càng đẩy mạnh tập trung xây dựng các khu BĐS công nghiệp chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Văn Toàn, đẩy mạnh chú trọng các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiên tiến là đúng với định hướng mà Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra trong thu hút nguồn vốn FDI.

Trong quá trình đón bắt dòng dịch chuyển sản xuất, chọn lọc theo định hướng đã đặt ra để đảm bảo tăng tỷ lệ dự án chất lượng cao, phát triển bền vững, không chấp nhận những dự án mới chỉ có công nghệ lạc hậu.

Nhận định về giải pháp phát triển BĐS công nghiệp, bà Vũ Thu Hằng, Trưởng Ban kinh doanh BĐS khu công nghiệp, TNI Holdings Vietnam, để xây dựng nền tảng vững chắc cho Việt Nam trên bản đồ công nghiệp thế giới, nước ta cần đặt giải pháp trong cải thiện thể chế, chính sách thu hút nhà đầu tư. 

Đồng thời, tạo hành lang pháp lý ổn định, tháo gỡ vướng mắc trong khâu thủ tục, giấy phép đầu tư, cấp phép hoạt động,... của các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia vào thị trường BĐS công nghiệp Việt. Bên cạnh đó, có quy hoạch đồng bộ hệ thống giữa các khu công nghiệp và khu vực xung quanh bằng việc kết nối hoàn chỉnh hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng để thuận lợi cho giao thương, chuỗi cung ứng.

Để các khu công nghiệp, khu kinh tế đi vào hoạt động một cách chuyên nghiệp, trên cơ sở Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế được ban hành trước đó, tháng 5 năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tạo nhiều điều kiện hơn trong phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và thu hút đầu tư.

Nghị định 35/2022 cũng phân định rõ các loại hình khu công nghiệp gồm khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp đô thị - dịch vụ và có hướng dẫn cụ thể hơn về mặt pháp luật, giúp nhà đầu tư xác định phương hướng rõ ràng trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

Meey 3D - Nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch bất động sản

Meey Group ra mắt Học viện đào tạo ứng dụng công nghệ số cho nghề bất động sản

"Cửa sáng" cho chủ đầu tư nhà ở thương mại

Thuê nhà rồi cho thuê lại: Kênh đầu tư này liệu còn hot?

Nhà đầu tư đất nền như "ngồi trên đống lửa"

Lộ diện điểm nghẽn cản trở sự hồi phục của thị trường địa ốc

Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp cận nhiều hơn với nguyên tắc thị trường

Tin mới cập nhật

Việt Nam tăng tốc bồi dưỡng nhân tài cho lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

1 giờ trước

Quý I/2024 có gần 30 doanh nghiệp lãi ròng hơn nghìn tỷ đồng, cái tên nào sáng nhất?

1 giờ trước

Giá vàng trong nước và thế giới sắp tới sẽ biến động như thế nào?

1 giờ trước

Nhà đầu tư đang “săn đón” phân khúc bất động sản nào nhiều nhất?

2 giờ trước

Thị trường bất động sản “hút mạnh” lực lượng môi giới

2 giờ trước