8 tháng đầu năm 2022, TP Hồ Chí Minh thu hút vốn FDI nhiều nhất cả nước 

Thứ bảy, 27/08/2022-08:08
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, từ đầu năm đến ngày 20/8/2022, vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. 

Điểm đến đầu tư hấp dẫn 

Theo vnbusiness.vn, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt từ đầu năm đến ngày 20/8 đạt gần 16,8 tỷ USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 8 tháng, vốn đăng ký mới có xu hướng giảm, chỉ đạt 6,35 tỷ USD giảm 43,9% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, vốn đăng ký thêm và góp vốn mua cổ phần lại có xu hướng tăng, trở thành trụ đỡ cho dòng vốn FDI những tháng đầu năm. Cụ thể, vốn đăng ký đạt 7,5 tỷ USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ; góp vốn mua cổ phần đạt 2,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine, chuỗi cung ứng đứt gãy, lạm phát leo thang, các nhà đầu tư trở nên dè dặt và cẩn trọng hơn với các quyết định đầu tư mới thì với dòng vốn FDI trong 8 tháng qua, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Mặc dù dòng vốn đăng ký mới vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn như thời điểm trước đại dịch Covid-19 nhưng vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong 8 tháng vẫn đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này càng khẳng định sự tin tưởng của các doanh nghiệp nước ngoài về triển vọng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới. 


Tám tháng đầu năm 2022, ngành kinh doanh bất động sản có tổng vốn đầu tư đạt hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tám tháng đầu năm 2022, ngành kinh doanh bất động sản có tổng vốn đầu tư đạt hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, dẫn đầu vẫn là công nghiệp chế biến chế tạo với tổng vốn đầu tư hơn 10,7 tỷ USD, chiếm 63,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ hai là ngành kinh doanh bất động sản có tổng vốn đầu tư đạt hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thứ ba là ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ đạt 620,8 triệu USD. Thứ tư là ngành thông tin truyền thông có tổng vốn đầu tư 518,9 triệu USD. 

Ngành bán buôn bán lẻ thu hút được nhiều dự án mới có vốn đầu tư nước ngoài nhất chiếm 30,3% tổng số dự án. Tiếp theo là công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với số dự án chiếm lần lượt 25,3% và 16,1% tổng số dự án. 

Trong 8 tháng vừa qua đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Singapore là quốc gia có tổng vốn đầu tư đứng đầu tại Việt Nam với hơn 4,53 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tuy nhiên, giảm 27% so với cùng kỳ 2021. Hàn Quốc đứng thứ hai với với gần 3,5 tỷ USD, chiếm gần 21% tổng vốn đầu tư, tăng 43,7% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,49 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư.


Việt Nam là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong chuỗi chuyển dịch cung ứng, sản xuất toàn cầu.
Việt Nam là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong chuỗi chuyển dịch cung ứng, sản xuất toàn cầu.

Có thể thấy, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài khi các doanh nghiệp hàng đầu tiếp tục cam kết thực hiện đầu tư. Bởi Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19; đồng thời có các lợi thế về nhân lực và thị trường nội địa; sự quyết tâm trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương…

Các ngành công nghiệp có nhiều triển vọng đón nhận dịch chuyển đầu tư đều là các ngành sản xuất chủ lực, có đóng góp lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam như: chế biến thực phẩm, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistics, công nghiệp sản xuất hàng điện tử và linh kiện, công nghiệp chế biến, ô tô…

Có thể thấy rõ thông qua các dự án của Tập đoàn Samsung, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, cam kết trong năm 2022, thực hiện đầu tư thêm 3,3 tỷ USD hay mới đây thông tin Foxconn lên kế hoạch đầu tư sản xuất Apple Watch, Macbook tại các nhà máy ở Bắc Giang với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD. 

TP Hồ Chí Minh thu hút vốn FDI nhiều nhất cả nước 

Trong 8 tháng đầu năm 2022, dòng vốn FDI đầu tư vào 53/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,7 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư đăng ký cả nước, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đứng thứ hai là tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư gần 2,64 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng vốn, tăng 57,9% so với cùng kỳ. Vị trí thứ ba thuộc về Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,75 tỷ USD, chiếm 10,4% tổng vốn và tăng gấp gần 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2021.


TP Hồ Chí Minh thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,7 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm.
TP Hồ Chí Minh thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,7 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021. Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư nhiều vào các thành phố lớn có lợi thế về hạ tầng như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Theo đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (42,2%), số lượt góp vốn mua cổ phần (67,3%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (14,2%, Hà Nội dẫn đầu với 17,9%).

Đến ngày 20/8/2022, cả nước có 35.539 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên trên 430 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 264,4 tỷ USD, bằng 61,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Trải qua 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng. Xuất khẩu (bao gồm dầu thô) ước đạt trên 184,66 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ, chiếm 73,9% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt gần 183 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ, chiếm 73,2% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhập khẩu của khu vực này cũng tăng 14,2% so với cùng kỳ, ước đạt 161,26 tỷ USD, chiếm 64,9% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu không bao gồm dầu thô đạt 21,7 tỷ USD; bao gồm dầu thô đạt 23,4 tỷ USD. Còn khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu trên 21,8 tỷ USD. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Từ năm 2025, Luật Đất đai bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, thúc đẩy tăng trưởng

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Tin mới cập nhật

Nhà đầu tư nước ngoài rục rịch động thái mới với bất động sản Việt Nam

1 giờ trước

Khai tử Workplace, Meta muốn dồn lực để phát triển AI

2 giờ trước

Bất động sản rục rịch khởi sắc, nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" đất nền đã lãi cả tỷ đồng

4 giờ trước

GPT-4o có gì mà khiến cả thế giới phải xôn xao?

5 giờ trước

Kịch bản phục hồi nào cho thị trường bất động sản giai đoạn mới?

6 giờ trước