Mức nới “room” tín dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào "sức khoẻ" tài chính của chính ngân hàng đó

Chủ nhật, 21/08/2022-23:08
Theo các chuyên gia nhận định, vào khoảng cuối quý III hoặc đầu quý IV, Ngân Hàng Nhà nước sẽ nới room tín dụng. Tuy nhiên tùy vào sức khoẻ tài chính của từng ngân hàng, mức độ nới cũng sẽ khác nhau.

Tính đến ngày 26/7 theo số liệu thống kê của Ngân Hàng Nhà nước, tín dụng đã tăng trưởng 9,42% so với hồi đầu năm và tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2021. Với mục tiêu tăng trưởng mà Ngân Hàng Nhà nước đề ra là 14%, trong khoảng thời gian hơn 4 tháng cuối năm, dự kiến dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế sẽ tăng thêm gần 4,6 điểm phần trăm, tương đương với quy mô khoảng gần 500.000 tỷ đồng.


Tín dụng đã tăng trưởng 9,42% so với hồi đầu năm
Tín dụng đã tăng trưởng 9,42% so với hồi đầu năm

Mặc dù đến khoảng giữa năm nhiều ngân hàng thương mại đã sử dụng hết hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) mà Ngân Hàng Nhà nước đặt ra từ đầu năm. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa ngân hàng nào được cấp thêm room. Các chuyên gia phân tích đều đưa ra dự báo vào thời điểm cuối quý III hoặc đầu quý IV, Ngân Hàng Nhà nước sẽ nới room tín dụng nhưng tùy vào sức khỏe tài chính của từng ngân hàng mức độ nới cũng sẽ khác nhau.

Mức nới room tín dụng sẽ có sự phân cấp 

Căn cứ theo Thông tư 52 năm 2018 của Ngân Hàng Nhà nước quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, nhà điều hành của Ngân Hàng Nhà nước sẽ dựa vào kết quả xếp hạng và chấm điểm để giao hạn mức tín dụng cho các ngân hàng. Có 6 tiêu chí được đưa ra, đó là vốn, quản trị điều hành, chất lượng tài sản, khả năng thanh khoản, kết quả hoạt động kinh doanh và mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. Theo đó, Ngân Hàng Nhà nước sẽ chấm điểm và xếp hạng từng nhà băng nhưng kết quả sẽ không được công khai mà chỉ gửi riêng tới từng nhà băng.

Ngoài ra, việc Ngân Hàng Nhà nước phân bổ tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng cũng sẽ căn cứ trên hai cơ sở. Thứ nhất, tổ chức có xếp hạng cao sẽ được giao mức "room" tốt hơn. Thứ hai, dựa trên tiêu chí giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân hay tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp cũng như tiêu chí tham gia hỗ trợ xử lý  giúp các ngân hàng yếu kém...

Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research đã đưa ra nhận định, hiện Ngân Hàng Nhà nước vẫn đang phát tín hiệu một cách thận trọng trong việc tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay. Cùng với đó việc nới hạn mức sẽ được lựa chọn giữa các ngân hàng và mức độ cũng sẽ không quá cao.


Ngân Hàng Nhà nước vẫn đang phát tín hiệu một cách thận trọng
Ngân Hàng Nhà nước vẫn đang phát tín hiệu một cách thận trọng

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) trong báo cáo về triển vọng ngành ngân hàng nửa cuối năm 2022 đã nhận định, ngay từ cuối quý I, nhiều ngân hàng đã chạm hạn mức tín dụng ban đầu và vẫn đang trong tình trạng chờ đợi Ngân Hàng Nhà nước cấp thêm. Nhóm phân tích đưa ra kỳ vọng rằng, ngay trong giai đoạn đầu của quý III, các ngân hàng sẽ được cấp bổ sung thêm room tín dụng.

Tiêu chí xét duyệt tín dụng của Ngân Hàng Nhà nước cũng khá đa dạng, như mức độ dồi dào của vốn chủ sở hữu (hệ số CAR - hệ số an toàn vốn), việc tuân thủ các chuẩn mực Basel II, Basel III, IFRS 9... thể hiện năng lực quản trị rủi ro và mức độ hỗ trợ Ngân Hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội như miễn giảm phí và lãi suất, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng...

Hiện các ngân hàng có hệ số an toàn vốn CAR cao cùng với mô hình quản trị rủi ro tốt như Vietcombank, MB, VPBank, Techcombank, ACB, TPBank, MSB... sẽ được Ngân Hàng Nhà nước cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn.

Đồng thời, MB và Vietcombank là các ngân hàng sẽ nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém nên sẽ có lợi thế về mức độ tăng trưởng tín dụng so với các ngân hàng khác. Còn đối với các ngân hàng có tỷ trọng cho vay thuộc các lĩnh vực rủi ro như đầu cơ bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán... sẽ bị hạn chế room tín dụng ở mức thấp hơn để đảm bảo không xảy ra hạn chế rủi ro hệ thống.

Đối với việc chuyển giao ngân hàng 0 đồng, nhà băng sẽ được hỗ trợ lãi suất và nới room cao

Cụ thể, xét mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng MB, công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, việc MB nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém hơn là OceanBank sẽ giúp MB được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với trung bình ngành từ 1,5-2 lần trong khoảng 3-5 năm tới. ACBS cũng đưa ra dự báo về mức tăng trưởng tín dụng của nhà băng này có thể sẽ đạt mức 20-25%/năm để có thể cân đối giữa tốc độ tăng trưởng bảng cân đối và duy trì được tỷ lệ an toàn vốn (hiện khoảng 10%) ở mức hợp lý. Trong năm nay, dự báo tăng trưởng tín dụng của MB là 22%, cao hơn 8% so với mức tăng trưởng của Ngân Hàng Nhà nước (14%).


MB nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém hơn OceanBank
MB nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém hơn OceanBank

Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVCS) cũng đồng quan điểm với ACBS cho rằng, ngoài việc nhận chuyển giao một tổ chức, MB có hệ số CAR cao ở mức 11,2% tính hết quý II. Đồng thời nhà băng này có chất lượng tài sản tốt, hiệu quả kinh doanh cao, các hệ số thanh khoản và bảng cân đối tài chính mạnh đã đáp ứng được khả năng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ.

MB cùng với 4 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nhà Nước chính là những ngân hàng nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất theo lời kêu gọi của Ngân Hàng Nhà nước trong giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Vậy nên trong thời gian còn lại của năm 2022 và các năm tới, dự đoán khả năng MB được phân bổ hạn mức tín dụng ở mức cao sẽ là rất lớn.

Vietcombank cũng là ngân hàng được đề xuất nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng, đồng thời có những hỗ trợ mạnh mẽ cho nền kinh tế trong 2 năm xảy ra đại dịch Covid-19. Do đó, BVCS cũng đã đưa ra nhận định, trong thời gian tới Vietcombank cũng sẽ được giao hạn mức tín dụng tích cực với hạn mức tín dụng ước tính cả năm rơi vào khoảng 18-19%.

Ngân hàng tiếp theo được dự báo có thể nhận mức nới room tín dụng cao là VPBank. Bởi ngân hàng này cũng có kế hoạch nhận chuyển giao một tổ chức tín dụng yếu kém. Kỳ vọng mà công ty Chứng khoán VNDirect đặt ra cho ngân hàng mẹ VPBank đó là có được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao ước tính khoảng 23%. Bởi vào cuối quý II, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng này ở mức cao (12,7%) và tỷ lệ cấp dư nợ tín dụng trên vốn huy động (LDR) thấp (70,8%).

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

Meey 3D - Nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch bất động sản

Meey Group ra mắt Học viện đào tạo ứng dụng công nghệ số cho nghề bất động sản

"Cửa sáng" cho chủ đầu tư nhà ở thương mại

Thuê nhà rồi cho thuê lại: Kênh đầu tư này liệu còn hot?

Nhà đầu tư đất nền như "ngồi trên đống lửa"

Lộ diện điểm nghẽn cản trở sự hồi phục của thị trường địa ốc

Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp cận nhiều hơn với nguyên tắc thị trường

Tin mới cập nhật

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

7 giờ trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

8 giờ trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

8 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

9 giờ trước

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

11 giờ trước