Tìm hiểu một số quy định của Luật đất đai về đất của cơ sở tôn giáo

Thứ ba, 13/07/2021-15:07

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII trong kỳ họp thứ 6 (ngày 19/112013) đã chính thức thông qua Luật Đất đai. Luật đất đai 2013 gồm có 14 chương, 212 điều, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014. Trong bộ luật này đã thể hiện sự đổi mới khá toàn diện của pháp luật liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, cùng với quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Trong Luật đất đai 2013 đã có một số quy định của Luật đất đai về đất của cơ sở tôn giáo . Vậy những quy định này là gì? Hãy cùng tìm hiểu!

Có thể bạn quan tâm: Giới thiệu Luật đất đai 2013 và pháp luật về đất đai qua các thời kỳ

Một số quy định của Luật đất đai về đất của cơ sở tôn giáo - Về sở hữu đất đai

Trong Điều 4 Luật Đất đai 2013 đã quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.

Một số quy định của Luật đất đai về đất của cơ sở tôn giáo - Về người sử dụng đất

Theo Điều 5 Luật Đất đai 2013 đã có quy định về người sử dụng đất như sau:

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất gồm nhiều đối tượng theo như quy định của Luật này, trong đó có cơ sở tôn giáo được quy định: “Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.”

 Ảnh 1: Người sử dụng đất được quy định tại điều 5 Luật Đất đai 2013
Ảnh 1: Người sử dụng đất được quy định tại điều 5 Luật Đất đai 2013

Về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất

Trong một số quy định của Luật đất đai về đất của cơ sở tôn giáo được quy định về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất tín ngưỡng, tôn giáo theo điều 7: “Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.”

Một số quy định của Luật đất đai về đất của cơ sở tôn giáo - Về phân loại đất

“Đất cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp” (Điều 10 Luật Đất đai).

Về giao đất không thu tiền sử dụng đất

Theo như quy định tại Điều 159 Luật Đất đai: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp: “Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp:

Về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Theo như Điều 59 Luật Đất đai 2013 đã quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất đối với nhiều đối tượng, trong đó bao gồm cơ sở tôn giáo.

Về điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng

Dựa trên Điều 75 Luật Đất đai quy định: “Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp”.

Về cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng

Điều 102 Luật Đất đai quy định như sau:

“4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được Nhà nước cho phép hoạt động;

b) Không có tranh chấp;

c) Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.”

Về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất

Tại Điều 181 có quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất như sau:

“1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

2) Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.

Những hạn chế về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo:

  • Cơ sở tôn sử dụng đất không được:
  • Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất.
  • Thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
  • Với cơ sở tôn giáo sử dụng đất thuộc những loại đất nhận chuyển nhượng hay nhận tặng cho sau ngày 01/07/2004 sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
 Ảnh 2: Cơ sở tôn sử dụng đất không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Ảnh 2: Cơ sở tôn sử dụng đất không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Có thể bạn quan tâm: Hỏi Đáp Pháp Luật Đất Đai Được Nhiều Người Quan Tâm Nhất Hiện Nay

Như vậy, trên đây là những chia sẻ chi tiết về một số quy định của Luật đất đai về đất của cơ sở tôn giáo, hy vọng sẽ là nguồn thông tin về luật mà bạn muốn tìm hiểu. Chúc bạn một ngày vui vẻ nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhà tập thể cũ được đẩy giá gần nửa tỷ đồng chỉ sau 1 tháng

3 giờ trước

Ủy quyền sử dụng đất là gì? Mẫu giấy tờ ủy quyền sử dụng đất chuẩn nhất năm 2024

3 giờ trước

Nam Long (NLG) báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý I/2024

4 giờ trước

Bất động sản sẽ là "kênh dẫn vốn" kiều hối tốt trong thời gian tới

5 giờ trước

Fed giữ nguyên lãi suất lần thứ 6

8 giờ trước