Không còn sợ “Sell in May”, nhà đầu tư đang theo xu hướng “Buy in May”

Chủ nhật, 12/05/2024-06:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Sau khi trải qua những nhịp điều chỉnh mạnh hồi tháng 4, Vn-Index đang ở vùng hấp dẫn với các mã giảm sâu 30-40%. Theo chuyên gia, xác suất Sell in May (bán vào tháng 5) đang giảm mạnh và bị thay thế bởi hiệu ứng Buy in May.

“Sell in May” dần bị thay thế

Báo cáo mới đây của Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cho rằng, thị trường vừa điều chỉnh mạnh trong tháng 4, nhưng đây là nhịp điều chỉnh cần thiết cho thị trường trước xu hướng tăng giá. 

Sang tháng 5, rủi ro giảm điểm vẫn tiềm ẩn nhưng mức giảm sẽ chậm hơn. Qua đó, công ty chứng khoán kỳ vọng thị trường có thể giữa được vùng 1.150-1.180 điểm và tiến vào xu hướng tích lũy, tạo nền.

TPS đưa ra kịch bản tích cực (xác suất 40%), thị trường tiếp tục dao động và tạo nền ở vùng 1.210 điểm. Các phiên giao dịch không cần thanh khoản cao - vốn là đặc trưng của thị trường chứng khoán trong xu hướng tích lũy.

Rủi ro giảm điểm vẫn tiềm ẩn nhưng mức giảm sẽ chậm hơn trong tháng 5
Rủi ro giảm điểm vẫn tiềm ẩn nhưng mức giảm sẽ chậm hơn trong tháng 5

Đồng thời, vùng cản trên của thị trường là 1.230-1.250 điểm. VN-Index ghi nhận nhiều phiên tăng điểm với thanh khoản hấp dẫn, song đặt ra nhiều lo ngại cho xu thế trong ngắn hạn có thể bị điều chỉnh khi tiệm cận vùng kháng cự này. Tích lũy nền càng lâu sẽ giúp đà bật tăng càng mạnh. Với phiên breakout khỏi vùng 1.230-1.250 điểm cần có thanh khoản đột biến nhằm xác nhận xu thế tích lũy đã chấm dứt.

Với kịch bản trung tính (xác suất 60%), thị trường rơi vào khó khăn và vùng tích lũy rộng hơn, vùng dao động từ 1.180-1.230 điểm. Biên độ dao động lớn gây ra khó khăn cho nhà đầu tư trong việc kiếm được lợi nhuận và hệ quả xảy ra là thanh khoản tiếp tục giảm thấp.

Khả năng VN-Index thủng vùng 1.180 điểm được đánh giá tùy theo trạng thái của chỉ số VN-Index trước vùng hỗ trợ này. Nếu giá giảm và thanh khoản tăng ở vùng này thì kịch bản xấu hơn sẽ xảy ra, thị trường phải tìm đến những vùng giá thấp hơn, vùng hỗ trợ tiếp theo là 1.150 điểm.

Theo các chu kỳ giao dịch hàng năm, tháng 5 thường không có các biến động lớn và nhà đầu tư không cần quá lo lắng về hiệu ứng "Sell in May" khi thị trường vừa trải qua đợt điều chỉnh mạnh vào tháng 4. Tháng 5 cũng là tháng ít thông tin vì đã qua đợt công bố kết quả kinh doanh quý I, họp Đại hội đồng cổ đông, chia cổ tức. Vì vậy, nhiều khả năng là thị trường chứng khoán tháng này sẽ phân hóa nhẹ.

Nhà đầu tư không cần quá lo lắng về hiệu ứng "Sell in May" khi thị trường vừa trải qua đợt điều chỉnh mạnh vào tháng 4
Nhà đầu tư không cần quá lo lắng về hiệu ứng "Sell in May" khi thị trường vừa trải qua đợt điều chỉnh mạnh vào tháng 4

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập và Tổng giám đốc Công ty đầu tư FIDT, thị trường gặp cú sốc nhẹ vào tháng 4 như vấn đề vĩ mô, áp lực tỷ giá, lãi suất… khiến dòng vốn chảy ra khỏi Việt Nam. Áp lực tỷ giá, áp lực lãi suất, giá vàng đã tạo ra thử thách kinh hoàng, khiến chứng khoán giảm 10% với một loạt mã điều chỉnh sâu 30-40%.

Vì vậy, thị trường tháng 5 đã về mức chiết khấu hợp lý. Những áp lực vĩ mô trong tháng này đã suy giảm khá nhiều.

Còn nhiều dư địa tăng dài hạn

Chứng khoán Yuanta nhấn mạnh, bức tranh tình hình kinh tế tháng 4 có các gam màu sáng tối đan xen, song cơ bản là những tín hiệu tích cực vào các tháng tới. Các số liệu về hoạt động sản xuất, nhu cầu tiêu dùng, triển vọng tăng trưởng sẽ ngày càng rõ ràng. Kim ngạch xuất nhập khẩu dù giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn trong đà phục hồi so với cùng kỳ.

Số đơn hàng xuất khẩu đã khôi phục trở lại, kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng tốt hơn trong các tháng tới. Kể từ đầu năm tới nay, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nội địa tăng ổn định.

Lĩnh vực sản xuất cũng có các tín hiệu tích cực, nhất là với lĩnh vực Công nghiệp chế biến chế tạo và Sản xuất điện khi doanh nghiệp lạc quan vào sản lượng sản xuất phục hồi từ tháng cuối năm nay. 

Với hoạt động đầu tư, nguồn vốn FDI đăng ký và giải ngân tiếp tục là điểm sáng, trong khi nguồn vốn đầu tư công cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân trong 4 tháng đầu năm nay vẫn còn thấp so với kế hoạch.

Thị trường vẫn có thể biến động khó lường trong tháng 5
Thị trường vẫn có thể biến động khó lường trong tháng 5

Một số điểm cần lưu ý đối với các chỉ số vĩ mô trong tháng 4: Giá xăng dầu tăng khiến lạm phát tăng cao; Nhu cầu về xăng dầu, điện nước gia tăng; Tỷ giá và giá vàng cũng tăng liên tục. Dự kiến giá vàng vẫn neo cao trong năm nay, tỷ giá có thể dần hạ nhiệt vào nửa cuối năm.

Lợi suất trái phiếu chính phủ và mặt bằng lãi suất huy động đều tăng nhẹ, dù lãi suất cho vay tiếp tục ở mức thấp nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất. 

Nhìn chung, các tín hiệu tích cực từ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước và sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt hơn trong thời gian tới. Kỳ vọng sự ổn định của các yếu tố vĩ mô dưới sự điều hành chính sách chủ động, linh hoạt của cơ quan ban ngành.

VN-Index giao dịch quanh mức 1.200 điểm, đóng cửa giảm 5,8% so với tháng 3, khối lượng giao dịch ít. Thị trường chứng khoán đã qua giai đoạn khó khăn nhất vào tháng 4 và xu hướng dài hạn của thị trường vẫn ở mức tăng.

P/E TTM của VN-Index giao dịch dưới mức 14.x, mức chênh lệch giữa lãi suất tiết kiệm và E/P của chỉ số này giảm mạnh. Điều này thể hiện lợi suất của thị trường đang hấp dẫn hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm. Như vậy trong dài hạn, dư địa tăng trưởng của thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều. 

Chứng khoán BSC cho rằng, các thông tin hỗ trợ sẽ ít dần trong tháng 5 do đã qua giai đoạn báo cáo tài chính, họp Đại hội đồng cổ đông và công bố kết quả kinh doanh tháng 4. Từ đó có khả năng dẫn tới biến động khó lường trên thị trường./.

Nguyễn Ngọc Huyền
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bạn nên mua ô tô với mức thu nhập bao nhiêu?

Mâu thuẫn nội bộ OpenAI lên tới đỉnh điểm

Lý do giúp Singapore trở thành "trung tâm Fintech" của ASEAN

Người phụ nữ vẫn rửa bát thuê dù tối có xe Bentley đưa đón

Đơn hàng dưới 2 triệu đồng nhập qua sàn TMĐT có thể phải nộp thuế VAT

Nhìn từ cái kết buồn của các doanh nghiệp “zombie”

Muốn cung ứng ví điện tử, tổ chức phải có vốn ít nhất 50 tỷ đồng

Thị trường Fintech Việt Nam: Mất cân đối trong cơ cấu ngành