meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Muốn cung ứng ví điện tử, tổ chức phải có vốn ít nhất 50 tỷ đồng

Thứ năm, 23/05/2024-10:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Các tổ chức muốn cung ứng dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử cần có tối thiểu 50 tỷ đồng vốn điều lệ thực góp theo quy định.

Quy định tại Nghị định số 52/2024/NĐ-CP (gọi tắt Nghị định 52) của Chính phủ đã nêu rõ các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ.

Nghị định 52 quy định rằng dịch vụ trung gian thanh toán là các dịch chuyển mạch tài chính, chuyển mạch tài chính quốc tế, ví điện tử, bù trừ điện tử, hỗ trợ thu hộ, chi hộ và cổng thanh toán điện tử. Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán triển khai theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Quy định tại Nghị định 52 cũng nêu rõ về điều kiện để cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Theo đó, tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nếu đảm bảo duy trì và đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây khi cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Muốn cung ứng ví điện tử, tổ chức phải có vốn ít nhất 50 tỷ đồng - ảnh 1

Thứ nhất, cần có giấy phép thành lập hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hiện không nằm trong quá trình tách, chia, hợp nhất, chuyển đổi, sáp nhập, phá sản hay giải thể theo quyết định đã được ban hành trong quá trình yêu cầu cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Tổ chức phải đảm bảo không kinh doanh ngành nghề khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nếu trong trường hợp cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử.

Thứ hai, tổ chức cần có vốn điều lệ thực góp ít nhất là 50 tỷ đồng với dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hay dịch vụ cổng thanh toán điện tử, và tối thiểu 300 tỷ đồng với dịch vụ chuyển mạch tài chính, chuyển mạch tài chính quốc tế, bù trừ điện tử. Đồng thời chịu trách nhiệm liên quan đến sự hợp pháp của nguồn vốn được cấp hay đã góp.

Thứ ba, cần có đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có thẩm quyền theo quy định ở Điều lệ của tổ chức thông qua theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định 52.

Điều kiện thứ 4 là về nhân sự. Cụ thể, Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức hoạt động phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về một trong các ngành quản trị kinh doanh, luật, kinh tế, công nghệ thông tin và có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm chức vụ quản lý, điều hành của tổ chức ở mảng tài chính, ngân hàng và không phải là các đối tượng bị cấm theo quy định.

Đồng thời, phải đảm bảo luôn có tối thiểu một người đại diện theo pháp luật đang cư trú tại Việt Nam. Trong trường hợp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật tại Việt Nam, nếu người này xuất cảnh thì cần ủy quyền cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam bằng văn bản về thực hiện quyền và nghĩa vụ tương đương. Đối với trường hợp này, người đại diện pháp luật vẫn chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã giao phó.

Muốn cung ứng ví điện tử, tổ chức phải có vốn ít nhất 50 tỷ đồng - ảnh 2

Bên cạnh đó, Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) cũng như các cán bộ quan trọng triển khai đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (bao gồm Trưởng phòng ban hay tương đương cùng cán bộ kỹ thuật) phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về một trong các ngành quản trị kinh doanh, luật, kinh tế, CNTT, hay lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhiệm.

Thứ năm, cần có bản thuyết minh về giải pháp kỹ thuật cho hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3.

Về dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và dịch vụ ví điện tử, tổ chức phải được một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được cấp phép bởi NHNN để triển khai chuyển mạch giao dịch tài chính cũng như xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức.

Bên cạnh các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d, và đ trên, tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử phải được một tổ chức triển khai quyết toán kết quả bù trừ, có thỏa thuận kết nối với tối thiểu 50 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tổng vốn điều lệ ở năm gần nhất so với năm nộp hồ sơ chiếm trên 65% tổng vốn điều lệ của ngân hàng cùng ít nhất 20 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; cơ hạ tầng cơ sở thông tin đáp ứng ít nhất theo yêu cầu về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin cấp độ 4 theo quy định của pháp luật, đảm bảo khả năng tích hợp, cũng như kết nối được với hệ thống kỹ thuật của tổ chức gia nhập có thỏa thuận kết nối; có hệ thống máy chủ theo quy định và đáp ứng khả năng xử lý ít nhất 10 triệu giao dịch thanh toán hàng ngày.

Muốn cung ứng ví điện tử, tổ chức phải có vốn ít nhất 50 tỷ đồng - ảnh 3

Tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế cần có Giấy phép hoạt động cung ứng còn hiệu lực, được một tổ chức quyết toán kết quả bù giữa, có quy định nội bộ về tiêu chuẩn chọn kết nối các hệ thống thanh toán quốc tế để triển khai chuyển mạch tài chính các giao dịch quốc tế. Đồng thời, có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ kỹ thuật với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế yêu cầu cấp phép và tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quốc tế kết nối với tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế phải hoạt động hợp pháp.

Nghị định số 52 cũng đề cập đến việc tổ chức phải cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ra thị trường và chỉ được phép cung ứng dịch vụ sau khi triển khai hệ thống kỹ thuật đáp ứng quy định ở các điểm trên trong thời hạn tối đa 6 tháng từ ngày được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ bởi NHNN./.

Đặng Thị Nguyệt
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

Phân khúc nào có mức tăng trưởng tốt nhất 2 quý đầu năm

Chung cư chiếm sóng thị trường bất động sản 2024

Cần khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia gói 120.000 tỉ đồng ngoài "Big 4"

Sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini dưới 7 tầng, nhà ở riêng lẻ cho thuê trọ

Giá vàng giữa các ngân hàng lệch nhau tới 5 triệu đồng/lượng: Có đáng quan ngại?

Hà Nội: 3 dự án nhà ở xã hội nào sẽ bàn giao trong năm 2024?

Tin mới cập nhật

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

1 giờ trước

Phân khúc nào có mức tăng trưởng tốt nhất 2 quý đầu năm

4 giờ trước

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

4 giờ trước

Chung cư chiếm sóng thị trường bất động sản 2024

21 giờ trước

Cần khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia gói 120.000 tỉ đồng ngoài "Big 4"

22 giờ trước