meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kế hoạch phân bổ “room” tín dụng 6 tháng cuối năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước như thế nào?

Thứ sáu, 23/06/2023-08:06
Hết 6 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định với mục tiêu điều hành tăng trưởng tín dụng 14 - 15% trong năm nay. Đồng thời khẳng định không hạ chuẩn tín dụng để “ném tiền ra vô lối”.

Phân bổ thêm room tín dụng 

Theo Báo Công Thương, họp báo thường kỳ thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 21/6. Tại họp báo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước chưa bao giờ lại khó khăn như hiện nay. 

Ông Tú nói: “Chúng tôi thấy doanh nghiệp rất khó khăn, hàng tồn kho nhiều, một số doanh nghiệp giảm bớt công nhân, lao động trong khi giá nhiều mặt hàng tăng… Sức mua, sức cầu cả thế giới và trong nước cũng đang giảm”. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định, những điều này đã tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ.

Tính đến ngày 15/6/2023, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối năm 2022, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP của cả nước. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát. 


Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại họp báo.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại họp báo.

Nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng chậm là do doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do đơn hàng giảm, dòng tiền đứt đoạn, hàng tồn kho nhiều. Hàng loạt doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động. 

Ngoài ra, giá cả nguyên vật liệu nhiều mặt hàng tăng cao, trong khi sức mua trong nước và thế giới đều suy giảm, một số lĩnh vực thường đóng góp lớn vào tăng trưởng tín dụng như bất động sản lại “đóng băng”. Những điều này tác động đến khó khăn của điều hành chính sách tiền tệ.

Đánh giá về tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm, Phó Thống đốc cho hay: “3,36% chưa phải tín dụng tăng nhanh. Nhưng không phải vì thế ngân hàng tăng trưởng tín dụng bằng hạ chuẩn tín dụng, “ném tiền ra vô lối”. Tăng trưởng tín dụng luôn đi với nguyên tắc là không hạ chuẩn tín dụng. Bởi vì hạ chuẩn đồng nghĩa với việc rủi ro tăng nợ xấu, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Hiện nay tại một số ngân hàng, nợ xấu nội bảng thì vẫn dưới 3% nhưng nợ tiềm ẩn thì đang có xu hướng tăng”.

Được biết, ngay từ tháng 2, Ngân hàng Nhà nước đã giao chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng thương mại trên cả nước là 11% rồi. Như vậy thực tế tăng trưởng tín dụng đến nay mới đạt 3,36%, có nghĩa là các ngân hàng còn rất nhiều dư địa cho vay.


Đến ngày 15/6/2023, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối năm 2022, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước.
Đến ngày 15/6/2023, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối năm 2022, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước.

“Vậy là hạn mức để tiếp tục cho vay của các ngân hàng thương mại không thiếu. Ngoài ra, thanh khoản của toàn nền kinh tế đang rất dồi dào. Không chỉ ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng lớn mà kể cả các ngân hàng nhỏ thanh khoản cũng đang dồi dào. Tăng trưởng huy động đang cao hơn tăng trưởng tín dụng. Nghĩa là vốn cho nền kinh tế không thiếu. Các doanh nghiệp có dự án khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ đề có thể tiếp cận tín dụng”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.

Nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng hiện nay là đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn vốn thị trường đang khó khăn như trái phiếu, chứng khoán và thị trường bất động sản chưa hồi phục và đang khó khăn. “Ai cũng mong muốn lãi suất cho vay thấp, nguồn tiền cho vay nhiều để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng cũng mong như vậy, Nhưng để giải quyết vấn đề này phải hài hoà và tạo sự cân bằng giữa khả năng vay và hấp thụ vốn của doanh nghiệp. Điểm cân bằng này là vai trò của nhà nước” ông Tú khẳng định.

Trước đó, ngày 15/6/2023, tại văn bản số 225/TB-VPCP, Thường trực Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) cần thiết, hợp lý trong năm 2023, phân bổ hết hạn mức tín dụng và thông báo công khai ngay trong tháng 6/2023 để các tổ chức tín dụng chủ động mở rộng tín dụng từ nay đến hết năm 2023; chú ý đến tín dụng bất động sản và tín dụng sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ thị trường, góp phần khôi phục và khơi thông dòng vốn đầu tư và kinh doanh cho nền kinh tế.


Ngân hàng Nhà nước khẳng định không hạ chuẩn tín dụng để “ném tiền ra vô lối”.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định không hạ chuẩn tín dụng để “ném tiền ra vô lối”.

Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng quá cao

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc phân bổ room tín dụng năm 2023 cho từng ngân hàng căn cứ theo một số tiêu chí cơ bản, trong đó có kết quả chấm điểm xếp hạng ngân hàng đến thời điểm gần nhất. 

Trong một báo cáo phân tích của VNDirect cập nhật “room” tín dụng của một số ngân hàng hồi tháng 3 năm nay cho thấy, HDBank được cấp hạn mức tín dụng lần đầu năm 2023 tới 11%, ACB 9,8%, Vietcombank 9,6%, VIB và Techcombank cùng ở mức 9,5%, TPBank 9,1%, VPBank và MBBank cùng được cấp ở mức 9%, BIDV là 8,3% và LienVietPostBank thấp hơn ở mức 8%. Đặc biệt, trong danh sách thống kê của VNDirect có chỉ ra việc MSB được cấp tín dụng cao nhất ở lần xét đầu này lên tới 13,5%. 

Việc Ngân hàng Nhà nước cấp room tín dụng cao cho các ngân hàng được các chuyên gia đánh giá các ngân hàng có danh mục tín dụng đa dạng, tham gia hỗ trợ tổ chức tín dụng yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh, thanh khoản dồi dào. 


 
 

Từ đầu năm, các chuyên gia đã nhận định tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại và đạt khoảng 12% trong năm 2023 do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc, sản xuất gặp nhiều khó khăn. 

Tuy nhiên, mùa đại hội đồng cổ đông ngành ngân hàng, các ngân hàng vẫn tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng rất cao, vượt cả hạn mức được Ngân hàng Nhà nước cấp. Ba ngân hàng thương mại nhà nước là BIDV, VietinBank, VietcomBank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong khoảng 10-13% cho năm 2023, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% của Ngân hàng nhà nước. ACB cẩn trọng đặt mục tiêu 10% tăng trưởng tín dụng. Còn VPBank, VIB và HDBank đặt mức tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, lần lượt là 33%; 25% và 24% cho năm 2023.

Triển khai các gói tín dụng ưu đãi

Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin làm rõ về gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng hỗ trợ cho lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Gói tín dụng ưu đãi lãi suất 120.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước gồm Vietcombank, Agribank, BIDV, VietinBank, mỗi ngân hàng 30.000 tỷ đồng. Các ngân hàng sẽ dành ra 120.000 tỷ đồng từ các nguồn huy động vốn từ nền kinh tế, cùng với đó giảm lãi suất cho vay 1,5 - 2%. Gói ưu đãi này triển khai từ nay cho tới năm 2030 nhằm thực hiện mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội. 


Gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp từ nguồn vốn của 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước.
Gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp từ nguồn vốn của 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước.

“Bộ Xây dựng là nơi quy định về các dự án được phép vay và quyết định cho vay cụ thể thì thuộc thẩm quyền của các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước không có quy định riêng cho chương trình này”, ông Tú nhấn mạnh.

Gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho lĩnh vực thủy sản và lâm sản, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo cho vay ưu đãi và không hạn chế room tín dụng cho hai lĩnh vực này. Vì vậy, nếu đáp ứng được đủ tiêu chuẩn tín dụng tối thiểu thì gói hỗ trợ cho vay của hai nhóm này có thể lớn hơn 10.000 tỷ đồng. 

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo tinh thần linh hoạt, thận trọng và chắc chắn để phù hợp với từng điều kiện, giai đoạn, đảm bảo đúng mục tiêu đề ra. 

Điều hành tỷ giá theo hướng ổn định nhằm tạo niềm tin cho thị trường; tạo niềm tin cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu và nhà đầu tư nước ngoài; đảm bảo quyền lợi của các khoản vay nợ của chính phủ và doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức tín dụng theo Đề án 689 để chỉnh đốn những tồn tại trong thời gian vừa qua, đảm bảo công khai minh bạch cho nền kinh tế. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

9 giờ trước

Siết tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với một khách hàng: Ngân hàng mong muốn có ngoại lệ

9 giờ trước

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

9 giờ trước

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

9 giờ trước

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

14 giờ trước