Đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội: Không dễ tiếp cận

Thứ năm, 23/02/2023-08:02
Đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng mới đây được người dân kỳ vọng sẽ hiện thực hóa giấc mơ an cư ở thành phố với mức giá và lãi suất "dễ chịu". Nhưng làm sao để tiếp cận được, đó vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

Hào hứng chờ đợi

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà cho công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn. Gói tín dụng này sẽ cho vay với cả chủ đầu tư và người mua nhà.


Nhà giá rẻ sẽ là phân khúc giúp phá băng thị trường bất động sản thời điểm này, giải được bài toán lệch pha cung - cầu, dư thừa nhà giá cao
Nhà giá rẻ sẽ là phân khúc giúp phá băng thị trường bất động sản thời điểm này, giải được bài toán lệch pha cung - cầu, dư thừa nhà giá cao

Cách đây 10 năm, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đã khá thành công giúp người có thu nhập trung bình và thấp đã có thể mua được nhà ở nhất là tại các thành phố lớn. Thời điểm đó, sức nóng của phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp đã lan tỏa và giúp thị trường bất động sản “ấm” dần trở lại. Gói tín dụng 110 ngàn tỷ này nếu được thông qua sẽ giúp phá băng thị trường bất động sản, giải được bài toán lệch pha cung - cầu, giúp người dân có cơ hội tiếp cận nhà ở vừa túi tiền. 

Chị Nguyễn Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, gia đình chị cũng có tìm hiểu một số dự án nhà ở. Tuy nhiên hiện nay, lãi suất ngân hàng thương mại đang ở mức khá cao. Với một căn hộ khoảng 2 tỷ đồng, gia đình chị dự kiến vay khoảng 50% giá trị căn hộ. Nếu tính số tiền gốc và lãi gia đình chị phải trả hàng tháng khoảng 13-15 triệu đồng/ tháng. Hai vợ chồng thu nhập 1 tháng khoảng 40 triệu đồng tuy nhiên tính toán các khoản chi tiêu thì không thể cáng đáng nổi số tiền mua nhà trả góp mỗi tháng nên chị đã từ bỏ ý định mua nhà. Tuy nhiên, khi nghe tin có đề xuất về gói tín dụng 110 ngàn tỷ cho nhà ở xã hội gia đình chị rất hi vọng sẽ thực hiện được giấc mơ an cư với số tiền chi trả hàng tháng “dễ thở” hơn.


Đề xuất về gói tín dụng 110 ngàn tỷ cho nhà ở xã hội được nhiều người hi vọng sẽ thực hiện được giấc mơ an cư với số tiền chi trả hàng tháng “dễ thở” hơn.
Đề xuất về gói tín dụng 110 ngàn tỷ cho nhà ở xã hội được nhiều người hi vọng sẽ thực hiện được giấc mơ an cư với số tiền chi trả hàng tháng “dễ thở” hơn.

Đang loay hoay bán nhà vì không chịu nổi lãi suất cao, anh Trường (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) cho biết. Gia đình anh đã mua một căn hộ trả góp với mức vay 800 triệu đồng. Với lãi suất 13.9%/năm như hiện nay, mỗi tháng, gia đình anh phải trả hơn 9 triệu đồng tiền lãi và hơn 2 triệu đồng tiền gốc. Tổng 1 tháng khoảng trên dưới 11 triệu đồng tùy mức giao động của lãi suất. Mua nhà trả góp được 2 năm, gia đình anh quyết định bán nhà để chờ cơ hội khác tốt hơn. Anh hy vọng, với gói tín dụng dành cho nhà ở xã hội giống như gói 30 ngàn tỷ trước đây đã từng có, gia đình anh có thể tìm kiếm cơ hội mua được căn nhà của riêng mình mà không phải quá áp lực bởi tiền lãi hàng tháng.

Không dễ mua nhà giá rẻ

Nhiều ý kiến nhận định, nếu đề xuất về gói tín dụng 110 ngàn tỷ được thực hiện, thị trường bất động sản sẽ đón nhận nhiều thông tin tích cực, doanh nghiệp có cơ hội thực hiện nhiều dự án nhà ở vừa túi tiền và người dân có cơ hội mua nhà với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, cũng có lo ngại, các dự án nhà ở xã hội sẽ được hưởng ưu đãi về đất, thuế nên giá bán sẽ rẻ hơn 1/3 thậm chí là 1/2 so với các dự án nhà ở thương mại cùng vị trí. Từ đó, sẽ có thể xuất hiện những tình huống tiêu cực khi dự án mở bán.

Tìm hiểu về các dự án nhà ở xã hội ở Hà Nội, chúng tôi được một số nhân viên môi gới thông tin, thay vì chờ may rủi từ việc bốc thăm, nếu người mua nhà chấp nhận trả phí dịch vụ khoảng 250 triệu đồng thì có thể đảm bảo tới 90% sẽ bốc thăm trúng suất mua nhà. Giá nhà ở xã hội có giá khoảng 16-19 triệu đồng/m2 nên 1 căn hộ 2 phòng ngủ khoảng hơn 60m có giá hơn 1 tỷ đồng. Mức giá này khá hợp lý trong bối cảnh các dự án nhà ở thương mại ở phân khúc bình dân với diện tích tương đương đang neo ở mức trên dưới 2 tỷ đồng tùy vị trí. Vì vậy, nhiều người mua nhà chấp nhận bỏ ra số tiền “chênh” để sở hữu một căn hộ trong dự án bởi nếu tính toán tới hạ tầng, giá cả và cả chi phí lãi suất thì bỏ thêm để mua nhà ở xã hội vẫn là phương án tối ưu.


Bảng chi phí tạm tính của dự án được nhân viên môi giới cung cấp.
Bảng chi phí tạm tính của dự án được nhân viên môi giới cung cấp.

Trong vai một người có nhu cầu mua nhà tại dự án nhà ở xã hội quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, phóng viên được một nhân viên sale nhận mình là nhân viên của công ty G. tư vấn. PV được nhân viên sale gửi cho mặt bằng toàn khu, mặt bằng các tòa nhà trong dự án đồng thời cam kết dự án đã có quy hoạch 1/500 và có sổ đỏ toàn khu và sẽ được “show” khi gặp và xem dự án trực tiếp.

Bên cạnh đó, theo nhân viên sale này, giá gốc của dự án khoảng 18 triệu đồng/m2 nhưng giá hiện tại của dự án từ 19-22 triệu đồng/m2 tùy căn, hướng và phương án thanh toán. Giá đã bao gồm được chọn căn, hướng, ký trực tiếp với chủ đầu tư, được hỗ trợ về thủ tục hồ sơ và không phải bốc thăm.

Tạm tính với căn 2 phòng ngủ, diện tích 68.7m2 với giá tạm tính 21tr/m căn đó sẽ rơi vào 1.442.000.000 đồng. Số tiền đã bao gồm số tiền “chênh” khoảng hơn 200 triệu đồng.

Trên thực tế, các dự án nhà ở xã hội luôn được quan tâm nhất thị trường. Những căn hộ có giá chỉ hơn 1 tỷ đồng, không quá xa trung tâm, được hỗ trợ với lãi suất thấp luôn được người mua nhà săn đón. Câu chuyện “chênh” giá lại trở thành câu chuyện đến hẹn lại lên và theo các chuyên gia, cần có giải pháp để nhà ở cũng như các gói hỗ trợ đến được đúng tay đối tượng trong đó tránh tình trạng trục lợi và xây nhà ở xã hội một cách đồng bộ cần phải thực hiện nếu gói tín dụng 110 ngàn tỷ được đưa ra thị trường.

Theo Dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững của Chính phủ, các giải pháp quan trọng được đưa ra với mục đích tháo gỡ khó khăn về thể chế, nguồn vốn và nguồn cung cho thị trường, thúc đẩy nhà ở xã hội. Nghị quyết cũng đưa ra nhiều giải pháp để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Về nguồn vốn, Dự thảo Nghị quyết nêu rõ:  đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 10% nhu cầu vốn của giai đoạn 2022-2030) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây).

Trong đó, dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay ưu đãi. Khoảng 50% còn lại sẽ dành cho khách hàng cá nhân là người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. 

Theo dự thảo Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam rà soát việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản và có giải pháp phù hợp, hiệu quả góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững theo tinh thần Công điện số 1156/CĐ-TTg ngày 12/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, xem xét, đề xuất phương án tín dụng phù hợp để hỗ trợ cho nền kinh tế trong năm 2023 và các năm tiếp theo; xem xét chỉ đạo, hướng dẫn giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (doanh nghiệp, dự án bất động sản phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng...); chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Về gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, Chính phủ yêu cầu NHNN phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.

Bên cạnh đó, NHNN phải chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương, các tổ chức tín dụng cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại với giá phù hợp, khả thi của thị trường và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

Meey 3D - Nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch bất động sản

Meey Group ra mắt Học viện đào tạo ứng dụng công nghệ số cho nghề bất động sản

"Cửa sáng" cho chủ đầu tư nhà ở thương mại

Thuê nhà rồi cho thuê lại: Kênh đầu tư này liệu còn hot?

Nhà đầu tư đất nền như "ngồi trên đống lửa"

Lộ diện điểm nghẽn cản trở sự hồi phục của thị trường địa ốc

Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp cận nhiều hơn với nguyên tắc thị trường

Tin mới cập nhật

Kênh đầu tư nào an toàn trong bối cảnh diễn biến thị trường thay đổi chóng mặt?

2 giờ trước

Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn của toàn cầu

3 giờ trước

Bất động sản công nghiệp đối diện nhiều thách thức mới

5 giờ trước

Loạt doanh nghiệp chốt quyền cổ tức tuần này (6-10/5): Tỷ lệ tiền mặt cao nhất lên đến 53%

5 giờ trước

Nhịp rung lắc có thể diễn ra, nhà đầu tư tận dụng cơ hội gom cổ phiếu có triển vọng tích cực trong quý II

7 giờ trước