Đất dư thừa so với sổ đỏ: làm thế nào để hợp thức hóa tốt nhất?

Thứ tư, 21/10/2020-16:10

Trước khi tìm hiểu về đất dư thừa so với sổ đỏ: làm thế nào để hợp thức hóa?, chúng ta sẽ cần nắm được căn cứ hợp thức hóa. Dựa theo luật đất đai thì để có thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu như đất dư thừa ra so với số liệu trên sổ đỏ, thì người sử dụng vẫn được dùng đất dư thừa mà không cần nộp tiền.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục cấp lại sổ đỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  Ảnh 1: Cùng tìm hiểu về hợp thức hóa đất dư thừa. (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Cùng tìm hiểu về hợp thức hóa đất dư thừa. (Nguồn: Internet)

Căn cứ hợp thức hóa đất dư thừa

Tuy nhiên thì các mảnh đất này cần đạt được một số điều kiện, cụ thể gồm:

  • Đất có sự sai lệch về diện tích của số liệu trên giấy tờ, sổ đỏ so với việc đo đạc thực tế.
  • Đất đã được cấp chứng nhận nhưng ranh giới của đất không có sự thay đổi khi cấp quyền sử dụng đất.
  • Mảnh đất không có bất cứ sự tranh chấp nào đối với các khối bất động sản liền kề khác.

Vậy nên, nếu như khi đo đạc, đất bị thừa ra so với sổ đỏ thì có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp : ranh giới đất không bị thay đổi, lúc này sẽ được cấp giấy chứng nhận với số liệu mới dựa theo đo đạc, người sử dụng không cần nộp tiền.
  • Trường hợp 2: ranh giới đất có dự thay đổi, lúc này thì giấy chứng nhận sẽ được cấp dựa theo việc xem xét có vi phạm pháp luật hay không.

Thủ tục hợp thức hóa đất dư thừa

Vậy thì đất dư thừa so với sổ đỏ: làm thế nào để hợp thức hóa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thủ tục thực hiện hợp thức hóa đất dư thừa.

  Ảnh 2: Cần phải đo đạc lại đất để hợp thức hóa. (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Cần phải đo đạc lại đất để hợp thức hóa. (Nguồn: Internet)

Thực hiện đo diện tích đất

Các bạn sẽ cần đi tới phòng tài nguyên và môi trường hoặc là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Nộp hồ sơ cho cơ quan họ sẽ tiến hành xem xét để đo đạc lại đất bởi cơ quan này có trách nhiệm cập nhật hồ sơ liên quan tới đất đai. Sau khi đã ký được hợp đồng lập hồ sơ địa chính và đo vẽ thì các cán bộ sẽ được phân công để thực hiện đo đạc thực tế cho mảnh đất của bạn.

Sau khi đã hoàn tất việc đo đạc, bạn sẽ thanh lý hợp đồng và nhận lại hồ sơ đăng ký. Hồ sơ ban đầu chuẩn bị phải cần có giấy xin đo đạc lại đất và giấy xin cấp đổi chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra thì bản sao hoặc gốc của giấy chứng nhận sử dụng đất trước đó cũng cần phải được có trong hồ sơ.

Hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận

Đất dư thừa so với sổ đỏ: làm thế nào để hợp thức hóa là một thắc mắc của không ít người bởi vì không phải ai cũng biết hồ sơ cần phải chuẩn bị những gì. Vậy thì dưới đây sẽ là đầy đủ các giấy tờ mà bạn cần phải có để làm được hồ sơ hoàn chỉnh.

  • Đơn xin đề nghị cấp lại hoặc đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Bàn gốc của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có trước đó.
  • Bản sao của hợp đồng thế chấp tài sản, quyền sử dụng đất.
  • Giấy tờ chứng nhận đo đạc bản đồ địa hình thực tế mới nhất.
  Ảnh 3: Đơn xin cấp lại quyền sử dụng đất. (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Đơn xin cấp lại quyền sử dụng đất. (Nguồn: Internet)

Chi phí hợp thức hóa đất dư thừa

Sau khi đã biết được đất dư thừa so với sổ đỏ: làm thế nào để hợp thức hóa và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì chúng ta cũng cần phải đóng một số tiền trong quá trình thực hiện. Số tiền này sẽ khác nhau dựa theo bảng giá đất từng địa phương, cũng như là thuế và mục đích sử dụng.

Tiền sử dụng đất

Đây là khoảng chi phí được nộp nếu như diện tích đất thừa ra hoặc thêm vào vượt quá hạn mức giao đất. Số tiền này phụ thuộc vào bảng giá đất của ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo luật đất đai. Nếu như thuộc hạn mức giao đất thì tiền nộp thêm lại được tính theo giá đất cụ thể của ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa ra. Hai trường hợp này sẽ có mức giá khác nhau.

Lệ phí trước bạ

Dựa theo nghị định đã ban hành thì để đăng ký quyền sử dụng đất với diện tích đất thêm vào cũng cần phải có phí trước bạ. Số tiền phí trước bạn này được tính căn cứ dựa theo bảng giá đất của ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Đây là quy định tại khoản 1 điều 2, điều 3 và khoản 1 điều 6 của nghị định 140/2016/NĐ-CP.

  Ảnh 4: Lệ phí trước bạ. (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Lệ phí trước bạ. (Nguồn: Internet)

Thuế đất phi nông nghiệp

Bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm thuế nếu như đã đóng thuế đất phi nông nghiệp cho phần đất được thêm vào. Trong trường hợp chỉ nộp thuế cho đất thuộc giấy chứng nhận mà không có đất thêm vào thì bạn sẽ bị truy thuế. Quá trình tuy thuế sẽ diễn ra cho tới khi nào bạn vẫn còn sử dụng phần đất dư thừa ra hoặc được thêm vào.

Có thể bạn quan tâm: Đơn cớ mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải làm sao?1

Với toàn bộ những thông tin trên bài viết, mong rằng các bạn đã nắm được đất dư thừa so với sổ đỏ: làm thế nào để hợp thức hóa, cũng như là tiến hành xin giấy sử dụng đất một cách thuận lợi. Chúc bạn thành công.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

11 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

13 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

13 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

17 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

18 giờ trước