Chưa thể giảm đại trà mặt bằng lãi suất cho vay 

Thứ bảy, 03/06/2023-10:06
Kể từ ngày 25/5, quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước chính thức có hiệu lực, các ngân hàng thương mại không chỉ giảm lãi suất huy động mà lên kế hoạch điều chỉnh lãi suất với các khoản cho vay hiện hữu.  

Vốn huy động đắt tồn kho nhiều 

Theo Báo Đầu tư, từ đầu tuần này, hàng loạt ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động. Đối với kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất tiền gửi của nhóm ngân hàng Big 4 gồm BIDV, Agribank, Vietcombank, VietinBank hiện chỉ còn 5,5%/năm; hầu hết nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn và trung giảm lãi suất về dưới 8%/năm, chỉ còn một vài ngân hàng nhỏ vẫn duy trì mức lãi suất 8 - 8,3%/năm. Với các kỳ hạn dài, lãi suất huy động chỉ còn 8,6%/năm. Toàn hệ thống ngân hàng không còn ghi nhận mức lãi suất huy động trên 9%/năm như giai đoạn cao điểm trước.

Đáng chú ý, lãi suất huy động có sự phân hóa rõ rệt giữa các ngân hàng. Lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn của nhóm Big 4 đang thấp hơn nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư 1 - 3%, cho thấy thặng dư thừa vốn tại các ngân hàng không đồng đều. Trong khi các ngân hàng lớn thừa vốn thì các ngân hàng nhỏ vẫn phải duy trì mức lãi suất huy động cao để thu hút dòng vốn. Do đó, không phải ngân hàng nào cũng có thể sớm giảm lãi suất cho vay. 

Nhiều khách hàng có mong muốn vay vốn hiện chưa được ngân hàng giải ngân giảm lãi vay với dư nợ cũ. Các ngân hàng thương mại cổ phần cho biết sẽ giảm 0,3 - 0,5% lãi vay với khách hàng hiện hữu, tuy nhiên chỉ áp dụng trong một thời gian hoặc với gói tín dụng nhất định và chưa thể áp dụng sâu rộng. 


Lãi suất huy động có sự phân hóa rõ rệt giữa các ngân hàng.
Lãi suất huy động có sự phân hóa rõ rệt giữa các ngân hàng.

Theo chia sẻ của lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần, trong quý IV/2022 và quý I/2023, ngân hàng này đã phải chịu mặt bằng lãi suất huy động quá cao, lãi suất huy động mới bắt đầu hạ nhiệt vài tháng. Cung - cầu tín dụng biến đổi quá nhanh, thời điểm cuối năm 2022 nhu cầu lớn nhưng ngân hàng thiếu room, đến đầu năm nay thanh khoản bắt đầu dồi dào thì cầu tín dụng lại quá yếu, điều này khiến các ngân hàng đang “ế” một lượng “vốn đắt” rất lớn. 

“Chúng tôi rất muốn giảm lãi suất để kích cầu tín dụng, song đang tồn một lượng không nhỏ vốn huy động với lãi suất cao, cần thời gian để tiêu thụ hết thì mới giảm lãi suất được. Hiện chúng tôi chỉ có thể giảm lãi suất cho khách hàng vay mới, còn khách hàng hiện hữu thì chỉ giảm được trên cơ sở chọn lọc, nếu giảm ngay toàn bộ, sẽ gây áp lực rất lớn với ngân hàng”, vị lãnh đạo này chia sẻ.

Việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành đã tạo điều kiện cho ngân hàng giảm lãi suất cho vay, giảm chi phí vốn, từ đó hạ lãi suất huy động. Mặc dù vậy, việc giảm lãi suất cho vay có được triển khai rộng rãi hay không còn phụ thuộc vào việc ngân hàng đang còn “tồn kho” bao nhiêu vốn đắt và huy động được bao nhiêu vốn rẻ trong thời gian tới. 

“Số vốn huy động giá cao của ngân hàng còn nhiều, song sẽ vơi dần. Lượng vốn mới giá thấp hơn dần trung hòa chi phí giá vốn cho các ngân hàng. Đến khi trung hòa được chi phí, các ngân hàng chủ động giảm lãi suất cho vay nhiều hơn”, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB nhận định.



 

 
   

Lãi thuần (NIM) ngân hàng sẽ về mức trước dịch 

Việc tồn kho vốn dắt trong khi sức ép giảm lãi suất cho vay ngày càng tăng khiến các ngân hàng đứng trước nguy cơ sụt giảm NIM (mức chênh lệch giữa lãi suất huy động/lãi suất cho vay). 

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sau 2 năm đạt đỉnh lợi nhuận, ngành ngân hàng sẽ phải giảm tốc, co hẹp NIM để hỗ trợ nền kinh tế cũng như tự cứu mình. Trong năm 2022, mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình của 29 ngân hàng đạt mức 34%, dự báo trong năm 2022, đa số ngân hàng chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận 13 - 15%.   

Chuyên gia kinh tế TS Cấn Văn Lực tính toán, trong năm 2022, NIM bình quân của các ngân hàng vào khoảng 3,5%. Khi lãi suất cho vay chịu áp lực giảm như hiện nay, NIM ngân hàng sẽ quay về mức 3,2% như trong năm 2021, đây là con số rất khả quan. 

Nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng năm 2023 như thu nhập từ lãi dự kiến kém đi (do tín dụng tăng thấp, NIM giảm), thu nhập ngoài lãi giảm, áp lực dự phòng tăng mạnh. Đây là lý do khiến “cổ phiếu vua” chưa thể bứt phá sau khi lãi suất điều hành hạ nhiệt. 


Chưa thể kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay sẽ quay về thời kỳ “tiền rẻ”.
Chưa thể kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay sẽ quay về thời kỳ “tiền rẻ”.

Tuy nhiên, TS Cấn Văn Lực cho rằng các chính sách hỗ trợ nền kinh tế bao gồm cả hạ lãi suất đang có những tác động tích cực lên ngành ngân hàng. Trong ngắn hạn, ngành này có thể hạ nhiệt tăng trưởng từ đỉnh, song vẫn giữ được tốc độ sinh lời khả quan và có triển vọng sáng trong dài hạn. 

“Trong chu kỳ 3 - 4 năm, chúng tôi vẫn thấy dư địa lớn để các ngân hàng Việt ghi nhận các động lực tăng trưởng mạnh mẽ (tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, tỷ lệ NIM khoảng 4% và tăng trưởng thu nhập phí trên 20%)”, chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Maybank nhận định.

Theo Maybank, trong 4 năm qua, các ngân hàng niêm yết đã tạo ra hơn 25% lợi tức đầu tư mỗi năm cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu ngân hàng theo chiến lược mua và nắm giữ. Thậm chí một số ngân hàng như VHB, SHB và VPB còn tạo ra lợi nhuận trung bình 35 - 50% cho các nhà đầu tư. 

Mặc dù triển vọng dài hạn vẫn khá sáng, định giá cổ phiếu ngân hàng vẫn khá hấp dẫn, tuy nhiên để đầu tư vào “cổ phiếu vua”, giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư cần nhìn vào dấu hiệu dòng tiền để tránh bị “chôn vốn”. Nguyên nhân do ngành ngân hàng có số lượng cổ phiếu lưu hành tương đối lớn với gần 60 tỷ cổ phiếu, vì vậy nếu muốn cổ phiếu này lên giá mạnh thì cần thêm dòng tiền rất lớn chảy vào. 

Đối với doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, chưa thể kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay sẽ quay về thời kỳ “tiền rẻ”. Bên cạnh đó, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không thể chỉ trông chờ vào mỗi chính sách lãi suất, đặc biệt là trong bối cảnh năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp như hiện nay. Trường hợp lãi suất giảm quá sâu cũng sẽ có những phản ứng phụ không mong muốn xảy ra. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

1 giờ trước

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

3 giờ trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

4 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

4 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

13 giờ trước