meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Bùng nổ nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Thứ tư, 31/05/2023-10:05
Trong các tháng đầu năm 2023, nhà ở xã hội trở thành phân khúc “nóng” trên thị trường bất động sản với hàng loạt các dự án mới được khởi công tại các địa phương, nhiều chính sách ưu đãi dành cho chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội được ban hành. 

Khởi công loạt dự án mới 

Tại Hà Nội, ngày 24/5, UBND huyện Mê Linh đã khởi công xây dựng nhà ở xã hội thuộc Dự án khu nhà ở đô thị Kim Hoa với tổng vốn đầu tư là 1.268 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thân Hà làm. Dự án có vị trí thuận lợi, cách Khu công nghiệp Quang Minh khoảng 3km; cạnh hai nhà máy lớn của tỉnh Vĩnh Phúc là Honda, Toyota.


Lễ khởi công xây dựng nhà ở xã hội thuộc Dự án khu nhà ở đô thị Kim Hoa tại Mê Linh, Hà Nội.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở xã hội thuộc Dự án khu nhà ở đô thị Kim Hoa tại Mê Linh, Hà Nội.

Dự án được xây dựng nhằm phục vụ nhóm đối tượng khách hàng gồm người thu nhập thấp của khu công nghiệp Kim Hoa, khu công nghiệp Quang Minh, khu công nghiệp Phúc Thắng, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cùng đối tượng thu nhập thấp khác trên địa bàn TP Hà Nội. Theo quy hoạch dự án nhà ở xã hội quy hoạch xây dựng trên 4 lô đất CT1, CT2, CT3, CT4, với 9 tháp, mỗi tháp cao 9 tầng nổi và 1 tầng hầm, tổng số khoảng 720 căn hộ, diện tích từ 62-69m2/căn.

Tại Hải Phòng, chỉ trong tháng 5 đã có 2 dự án nhà ở xã hội được khởi công. Cụ thể, vào ngày 28/5, Hải Phòng khởi công Khu nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu đô thị - Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ, xã Lê Lợi, xã Quốc Tuấn, huyện An Dương. Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng. 

Dự án có quy mô 2.538 căn (10 tòa nhà chung cư cao 15 tầng) với tổng mức đầu tư gần 1.600 tỷ đồng. Dự án triển khai trên diện tích 31.369 m2, diện tích sàn xây dựng khoảng 176.886m2 (bao gồm diện tích sàn nổi 156.828m2, diện tích sàn tầng hầm 20.058m2), quy mô dân số 9.137 người. Tiến độ chuẩn bị và thực hiện dự án từ quý 2/2023 đến quý 4/2025. Khi hoàn thiện, các căn hộ có diện tích từ 26-68m2, phù hợp nhu cầu và kinh tế của công nhân, viên chức, người lao động thu nhập thấp.


Phối cảnh Dự án Khu đô thị - Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ. TP Hải Phòng.
Phối cảnh Dự án Khu đô thị - Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ. TP Hải Phòng.

Ngày 30/5, dự án nhà ở công nhân tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng) cũng được khởi công. Dự án này được xây dựng trên khu đất rộng hơn 5ha, quy mô 10 tòa ký túc xá cao 10 tầng và tòa nhà tiện ích công cộng, với tổng mức đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng.

Dự kiến giai đoạn 1 dự án hoàn thành trong quý IV/2024 với 3 tòa nhà ở công nhân, 2 tòa nhà cho cán bộ, 1 tòa nhà tiện ích. Giai đoạn 2 hoàn thành vào năm 2027, đáp ứng nhu cầu lưu trú cho 10.000 công nhân.

Tại Quảng Ninh, phân khúc nhà thu nhập thấp cũng đón thêm nguồn hàng mới từ Dự án nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng, thuộc 2 phường Hồng Hải và Cao Thắng, TP Hạ Long. Dự án này được khởi công từ 30/10/2022, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án là Liên danh Công ty CP Tư vấn đầu tư tài chính Toàn Cầu - Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội. Theo kế hoạch, quý I/2026 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 3.880 người. 


Dự án nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng, TP Hạ Long hiện đang trong giai đoạn đầu làm móng.
Dự án nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng, TP Hạ Long hiện đang trong giai đoạn đầu làm móng.

Có thể thấy, việc các địa phương trên cả nước tích cực triển khai các dự án nhà ở xã hội là tín hiệu rất đáng mừng. Bởi phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân luôn ghi nhận có nhu cầu rất lớn từ người dân tại các đô thị. Việc khởi công hàng loạt các dự án nhà ở xã hội cũng góp phần hiện thực hóa đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" của Chính phủ.

Cần có thêm chính sách hỗ trợ

Mặc dù đã được chú trọng phát triển, tuy nhiên nguồn cung nhà ở xã hội vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, tính đến quý I/2023, cả nước mới hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội tại đô thị và dự án nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp, tổng quy mô gần 156.000 căn. Có 401 dự án đang được chuẩn bị xây dựng, với quy mô 454.000 căn. Trong khi đó, chỉ riêng nhu cầu về nhà ở cho công nhân có thu nhập thấp tại các khu công nghiệp đã là 2,4 triệu căn trong giai đoạn 2021 - 2030. Như vậy, tổng số căn hộ hiện có và số căn hộ sẽ có trong tương lai thì thị trường vẫn thiếu hơn 1 triệu căn. 

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho rằng cần tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm phát triển nhà ở vừa túi tiền phục vụ công nhân, người lao động. Theo đó, cần bổ sung, hoàn thiện một số chính sách phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội; thực hiện chính sách ưu đãi về thuế; hoàn thiện quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai.

Bên cạnh đó, cần bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hợp lý thúc đẩy phát triển nhà ở cho đối tượng chính sách. Huy động nguồn vốn từ nước ngoài, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào việc phát triển nhà ở xã hội. 


Cần có thêm chính sách khuyến khích nhà đầu tư và người mua nhà ở xã hội.
Cần có thêm chính sách khuyến khích nhà đầu tư và người mua nhà ở xã hội.

Theo ý kiến TS Trần Xuân Lượng, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, để giải quyết vấn đề thiếu nhà ở giá rẻ thì cần xây dựng dữ liệu đất đai theo thị trường. Đây là cơ sở để đưa ra những quyết sách phù hợp với thực thế. Đồng thời, nên cắt giảm, tạo sự thông thoáng các thủ tục hành chính đối với dự án nhà ở xã hội. Cần ưu tiên pháp lý, thủ tục thẩm tra, thẩm định phải minh bạch, rõ ràng để thu hút nhà đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội. 

“UBND các tỉnh, thành phố cần quan tâm, bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sớm công bố danh mục dự án để đối tượng thụ hưởng có điều kiện tiếp cận vốn vay tại các ngân hàng thương mại; đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cũng như người dân trên địa bàn về chương trình cho vay 120.000 tỷ đồng để họ nắm bắt, tiếp cận chương trình”, TS Lượng nhấn mạnh.

Ở góc độ doanh nghiệp đầu tư, đại diện Tổng công ty Becamex IDC đưa ra lưu ý, phát triển nhà ở xã hội là chủ trương chung của Chính phủ. Do đó, về mặt tổng quan, nhà ở xã hội là một sản phẩm nhà ở, nhà nước phải đóng vai trò để nhà ở xã hội có giá hợp lý. Không phải ban, tặng, cho…, nhà ở xã hội cần chính sách phù hợp tùy thu nhập từng địa phương. Các gói kích cầu của Chính phủ phải giải quyết được vấn đề nguồn vốn, các quỹ vay sao cho có chính sách hỗ trợ hơn, ví như vay dài hạn 25-35 năm... mới tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia vào dự án cũng như giúp người lao động tiếp cận được nhà ở xã hội

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Băn khoăn tỷ giá: Đừng dùng kháng sinh liều cao chữa đường ruột

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Khó bên ngoài khó cả bên trong, ứng biến trước biến động không đơn giản

Bí quyết mua nhà gần 2 tỷ đồng của nhân viên văn phòng 40 tuổi, lương 20 triệu đồng: Mang cơm đi làm, không xem livestream!

Gen Z ngày càng ‘chảnh’: Lương thử việc 14 triệu vẫn chê, muốn về quê ‘chữa lành’

Cách Gen Z cứu mình qua "cơn bão" sa thải: Đi làm bằng xe buýt, tận dụng đồ cũ, nói không với trà sữa

Gen Z không ngừng kiếm thêm thu nhập để đạt mục tiêu tậu “xế hộp” sau 3 năm ra trường

Ba Luật mới sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn

Bật mí 8 kỹ năng nghề nghiệp vừa kiếm được tiền lại an toàn trước AI

Tin mới cập nhật

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Khó bên ngoài khó cả bên trong, ứng biến trước biến động không đơn giản

8 giờ trước

Băn khoăn tỷ giá: Đừng dùng kháng sinh liều cao chữa đường ruột

8 giờ trước

Bí quyết mua nhà gần 2 tỷ đồng của nhân viên văn phòng 40 tuổi, lương 20 triệu đồng: Mang cơm đi làm, không xem livestream!

1 ngày trước

Gen Z ngày càng ‘chảnh’: Lương thử việc 14 triệu vẫn chê, muốn về quê ‘chữa lành’

1 ngày trước

Cách Gen Z cứu mình qua "cơn bão" sa thải: Đi làm bằng xe buýt, tận dụng đồ cũ, nói không với trà sữa

2 ngày trước