Thanh tra là gì? Quyền và nghĩa vụ của hoạt động thanh tra theo quy định mới nhất

Thứ bảy, 04/11/2023-17:11
Chắc hẳn ngoài đời thực hay khi xem các bộ phim truyền hình bạn đã được nghe đến từ thanh tra. Nhưng chắc hẳn bạn còn mơ hồ không biết “thanh tra là gì?”, Quyền và nghĩa vụ của thanh tra ra sao?. Chúng ta sẽ cùng tìm lời giải đáp trong bài viết ngay dưới đây.

Thanh tra là gì?

Thanh tra là xem xét, đánh giá và xử lý về việc thực hiện pháp luật của tổ chức hoặc là cá nhân nhằm phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước và quyền lợi hợp pháp của tổ chức hoặc là cá nhân. 

Quyền được thanh tra thuộc về tổ chức và người có đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật, hoặc người phía pháp luật được nhà nước giao trách nhiệm. Đối tượng thanh tra là các tổ chức, và các cá nhân thuộc quyền quản lý của nhà nước, của tổ chức mình. 

Thanh tra sẽ là người thực hiện những yêu cầu cũng như quy định về pháp luật thuộc về phạm vi quản lý nhà nước trong sở hữu công nghiệp của tổ chức mình.


Thanh tra là hành động xem xét, đánh giá và xử lý về việc thực hiện pháp luật của tổ chức hoặc cá nhân
Thanh tra là hành động xem xét, đánh giá và xử lý về việc thực hiện pháp luật của tổ chức hoặc cá nhân

Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra là gì?

Chúng ta vừa đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Thanh tra là gì?”. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng khám phá sâu hơn về các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

Cơ quan thanh tra nhà nước

Theo điều 4 Luật Thanh tra năm 2010 cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:

  • Thanh tra Chính phủ: Là một cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
  • Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (Thanh tra bộ): Là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
  • Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh): Là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
  • Thanh tra sở: Là một cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và chuyên ngành, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
  • Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện): Là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác thanh tra
Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác thanh tra

Cơ quan được giao nhiệm vụ  thanh tra chuyên ngành

Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi quyền hạn của mình có nhiệm vụ giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thêm vào đó, tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.


Cơ quan thanh tra nhà nước có nhiệm vụ giúp cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác thanh tra
Cơ quan thanh tra nhà nước có nhiệm vụ giúp cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác thanh tra

Mục đích của hoạt động thanh tra là gì?

Hoạt động thanh tra rất hệ trọng. Các quy định về hoạt động thanh tra được dựa trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của pháp luật hiện hành, đồng thời bổ sung những nội dung mới nhằm tăng cường tính linh hoạt, tích cực, chủ động và tính tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. 

Do vậy, nội dung hoạt động thanh tra nhất là hoạt động thanh tra chuyên ngành có những thay đổi nhất định như: thẩm quyền ra quyết định thanh tra, phân công nhiệm vụ thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành.. 

Theo đó mục đích hoạt động chính của thanh tra bao gồm:

  • Phát hiện ra những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục
  • Phòng chống, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật
  • Giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật
  • Phát huy những yếu tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước
  • Bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật

Quyền cũng như nghĩa vụ của hoạt động thanh tra là gì?

Hoạt động thanh tra là gì? Hoạt động thanh tra được thực hiện bởi cơ quan chuyên trách theo một trình tự nhất định. Dưới đây là quyền lợi của từng đối tượng thanh tra và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:

Quyền của từng đối tượng thanh tra

Các đối tượng thanh tra có các quyền dưới đây:

  • Trình bày, giải trình về vấn đề có liên quan đến các nội dung thanh tra. 
  • Được yêu cầu về bồi thường thiệt hại theo những quy định của pháp luật đã được đề ra. 

Yêu cầu được bồi thường thiệt hại là quyền quan trọng trong số các quyền của đối tượng thanh tra. Đối tượng thanh tra có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại là do trên thực tế hoạt động thanh tra đôi lúc cũng có thể dẫn đến những nhầm lẫn hoặc vi phạm gây ra thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra. 

Việc ghi nhận quyền yêu cầu được bồi thường thể hiện rõ quan điểm của nhà nước. Tuy quyền yêu cầu bồi thường và trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước nhưng việc bồi hoàn của cán bộ, công chức được thực hiện theo qui định của pháp luật về bồi thường.


Đối tượng thanh tra phải giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra
Đối tượng thanh tra phải giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra

Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

Đầu tiên, đối tượng thanh tra phải chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ quyết định thanh tra.

Thứ hai, tất cả các nhân viên thanh tra phải nhanh chóng để phát hiện, xử lý về tình huống, đầy đủ, đúng và chính xác, không sai lệch về thông tin. Mọi hành vi gian trá, cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, thiếu chính xác các thông tin liên quan đến nội dung thanh tra là hành vi vi phạm và sẽ bị xử lý tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm.

Thứ ba, phải thực hiện mọi yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, của người ra quyết định thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các kiến nghị, quyết định của người tiến hành thanh tra thì đối tượng thanh tra đều phải chấp hành, thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. Mọi hành vi cản trở, chống đối, không chấp hành, chấp hành không đầy đủ đều bị xử lý trước pháp luật.


Nhân viên thanh tra phải nhanh chóng phát hiện và xử lý các vi phạm
Nhân viên thanh tra phải nhanh chóng phát hiện và xử lý các vi phạm

Kết luận

Chúng ta vừa tìm hiểu “thanh tra là gì?” cũng như quyền và nghĩa vụ của thanh tra. Hiện nay, thanh tra ngày càng có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển thực tiễn ở nước ta. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức thú vị và bổ ích. Đừng quên đón chờ bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Thị trường chung cư khu vực phía Nam đang diễn biến ra sao?

29 phút trước

Lợi thế của các căn hộ sắp bàn giao

35 phút trước

 Bất động sản nhận nguồn vốn rẻ từ ngân hàng 

39 phút trước

Dòng tiền rẻ vẫn ở ngoài thị trường, chứng khoán nhận hơn 2 tỷ USD trong một năm

46 phút trước

Số cửa hàng tiện lợi tăng nhanh: Doanh nghiệp bán lẻ lo giữ thị phần

51 phút trước