Chiến Lược Marketing – Yếu Tố Quyết Định Tới Sự Sống Còn Của Doanh Nghiệp

Thứ sáu, 14/08/2020-09:08

Để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường ngày càng có nhiều sự cạnh tranh, các doanh nghiệp phải có những hướng đi mới. Trong đó, điều quan trọng nhất chính là xây dựng được cho doanh nghiệp mình có được chiến lược marketing chính xác và chất lượng.

Chiến lược marketing là gì?

Trong quá trình hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp, người ta hay nhắc đến marketing. Vậy chiến lược marketing là gì? Philip Kotler đã từng định nghĩa về marketing hiện đại là “quá trình tạo dựng giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng, nhằm mục đích đem lại lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp từ những giá trị đã được tạo ra”

Có thể hiểu chiến lược marketing là hoạt động của doanh nghiệp nhằm mang thương hiệu và sản phẩm của đơn vị mình giới thiệu với khách hàng. Từ đó tạo nên lượng khách hàng quen thuộc và mang đến nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp có được phương án chiến lược quảng cáo thành công, tỷ lệ khách hàng biết đến sản phẩm của đơn vị sẽ nhiều hơn. Đây chính là giải pháp để giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh.

Các loại chiến lược marketing cần được triển khai theo từng giai đoạn phù hợp. Bởi ở mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu, thị hiếu và mong muốn của khách hàng sẽ có sự thay đổi. Lúc này marketing cũng cần phải thay đổi để có thể đưa doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với đại đa số khách hàng. 

Trong marketing luôn cần đến sự sáng tạo, nắm bắt được xu hướng phát triển của xã hội, xác định rõ mục tiêu,... Như vậy, các doanh nghiệp mới có thể tạo nên những chiến lược, phương hướng marketing chính xác, hiệu quả.

 Ảnh 1: Chiến lược marketing là mang sản phẩm của doanh nghiệp đến gần với khách hàng (Nguồn: Internet).
Ảnh 1: Chiến lược marketing là mang sản phẩm của doanh nghiệp đến gần với khách hàng (Nguồn: Internet).

Có thể bạn quan tâm: 10 Bước Xây Dựng Kế Hoạch Marketing Cho 1 Sản Phẩm Mới

Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp?

Trong hoạt động kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp, chiến lược marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng chính là cầu nối đưa thương hiệu và các sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với các đối tượng khách hàng. 

Thông qua marketing, doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Ngược lại, với khách hàng việc tìm kiếm sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các chiến lược tiếp thị sẽ dễ dàng hơn. Xây dựng một chiến lược về marketing hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và vượt qua những khó khăn trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Cụ thể, hiện nay bất động sản trở thành một trong những lĩnh vực nhận được rất nhiều sự quan tâm. Các dự án mọc lên ngày càng nhiều tạo nên sự canh tranh vô cùng lớn. Nếu chủ đầu tư có được phương hướng tiếp thị, quảng cáo ấn tượng và độc đáo. Đi cùng với đó là chất lượng và giá thành bất động sản phù hợp. Tỷ lệ khách hàng lựa chọn dự án của đơn vị sẽ cao hơn rất nhiều.

Trong các chiến lược marketing về lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Tiến hành tiếp cận khách hàng thông qua các phương tiện thông tin như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội,... Mang đến cho khách hàng những thông tin, hình ảnh chất lượng về sản phẩm,...

 Ảnh 2: Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển(Nguồn: Internet).
Ảnh 2: Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển(Nguồn: Internet).

Các bước xây dựng một chiến lược về marketing hiệu quả, chất lượng 

Để có thể xây dựng được một chiến lược marketing hiệu quả, chất lượng các doanh nghiệp cần tiến hành dựa trên các bước, cụ thể:

Xác định mục tiêu và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp

Để có được chiến lược tiếp thị hiệu quả, trước hết doanh nghiệp phải xác định được cụ thể mục tiêu mà đơn vị hướng đến. Đây chính là kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp có thể bước đi đúng hướng và phát triển bền vững trong tương lai. 

Mục tiêu của doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian. Một doanh nghiệp có thể đề ra nhiều mục tiêu cũng như hình thức mục tiêu cho mình. Trong đó, cơ bản nhất là mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Những mục tiêu này vừa là động lực phát triển vừa chi phối tới những quyết định hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh mục tiêu, doanh nghiệp còn cần dựa vào nguồn lực để xây dựng được các chiến dịch marketing cơ bản hiệu quả. Nguồn lực của một doanh nghiệp sẽ được tính dựa trên các phương diện về tài chính, nhân lực, năng lực quản lý, thương hiệu của doanh nghiệp,... Hiểu rõ về nguồn lực của mình, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược quảng cáo phù hợp. Nắm bắt được các cơ hội tốt hơn.

 Ảnh 3: Xác định mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp(Nguồn: Internet).
Ảnh 3: Xác định mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp(Nguồn: Internet).

Xác định được các đối tượng khách hàng

Phân tích và tìm hiểu rõ các đối tượng khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có được chiến dịch marketing hiệu quả. Bởi bản chất của marketing chính là đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng. 

Doanh nghiệp cần xác định được đối tượng khách hàng mình hướng đến là ai? Nhu cầu của họ ra sao? Những yếu tố tác động đến nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm của họ? Từ đó doanh nghiệp mới có thể xây dựng nên một chiến dịch marketing thành công và mang lại hiệu quả.

Lựa chọn thị trường hiệu quả

Với các doanh nghiệp, việc lựa chọn thị trường phù hợp với đơn vị là điều vô cùng quan trọng. Chỉ ở trong điều kiện môi trường thích hợp, các sự vật mới có thẻ đạt được sự phát triển tốt nhất. Lựa chọn thị trường hoạt động đối với các doanh nghiệp cũng vậy.

Với các doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ, bạn có thể lựa chọn các dự án tầm trung. Tập trung xây dựng và phát triển dự án phù hợp với khả năng sẽ nâng cao sức cạnh tranh và tạo nên thành công cho đơn vị. Sau khi thành công và có được vị thế vững chắc, doanh nghiệp có thể hướng đến những phân khúc thị trường lớn hơn.

 Ảnh 4: Lựa chọn phân khúc thị trường thích hợp(Nguồn: Internet).
Ảnh 4: Lựa chọn phân khúc thị trường thích hợp(Nguồn: Internet).

Phân tích và đánh giá chính xác các đối thủ cạnh tranh

Việc tìm hiểu và nắm rõ thông tin về đối thủ của mình trong kinh doanh là yếu tố không thể bỏ qua. Trong thị trường cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp phải hiểu rõ về đối thủ của mình. Từ đó, tìm kiếm sự khác biệt giữa mình và họ để tạo nên điểm mạnh cho bản thân.

Các chiến lược marketing được đưa ra phải tạo nên sự mới lạ, ấn tượng mới có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Những điều truyền thống, nhàm chán sẽ dần bị xóa bỏ.

 Ảnh 5: Phân tích đối thủ cạnh tranh(Nguồn: Internet).
Ảnh 5: Phân tích đối thủ cạnh tranh(Nguồn: Internet).

Lựa chọn phương tiện truyền thông 

Phương tiện truyền thông chính là phương thức đưa khách hàng biết đến sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Một trong những sai lầm dẫn đến thất bại của chiến dịch marketing chính là chỉ sử dụng một nguồn truy cập. 

Hiện nay, có rất nhiều phương tiện truyền thông marketing. Để có được lượng khách hàng lớn, doanh nghiệp cần tận dụng được tối đa các phương tiện truyền thông. Các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay có thể kể đến như: công cụ tìm kiếm, nền tảng công nghệ mới, email, website,...

 Ảnh 6: Lựa chọn phương tiện truyền thông(Nguồn: Internet).
Ảnh 6: Lựa chọn phương tiện truyền thông(Nguồn: Internet).

Có thể bạn quan tâm: Lập kế hoạch truyền thông chuyên nghiệp và hiệu quả cao

Xây dựng ngân sách cho chiến dịch marketing

Ngân sách là yếu tố cần thiết để xây dựng marketing hiệu quả. Sau khi có mục tiêu marketing, doanh nghiệp cần dựa vào đó cũng như ngân sách hiện có để đưa ra mức chi phí phù hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện chiến dịch marketing doanh nghiệp cũng cần theo dõi cụ thể về ROI.

Việc theo dõi ROI sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được cụ thể lợi nhuận thu được. Đối với những chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể tiếp tục bổ sung ngân sách đầu tư phát triển. Ngược lại, với những chiến lược thất bại, doanh nghiệp sẽ hạn chế hoặc ngừng đầu tư. Như vậy sẽ hạn chế được tối đa việc thua lỗ.

Ngoài ra, trong xây dựng chiến lược marketing cơ bản, doanh nghiệp cũng cần nắm rõ và tuân thủ theo đúng nguyên tắc vàng AIDA. Mô hình AIDA sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và thu hút sự chú ý của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Từ đó tạo nên sự thích thú, quen thuộc và thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm.

Như vậy, trên đây là những thông tin về chiến lược marketing mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng thông qua bài viết này Chuyên mục MARKETING Meey Land các bạn đã hiểu rõ hơn về marketing cũng như có thể tiến hành xây dựng một chiến lược hiệu quả, thành công. Tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay.

Nguồn: Meeyland.com

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

1 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

2 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

5 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

6 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

6 giờ trước