Định hướng và lộ trình xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia - trái tim của chuyển đổi số 

Thứ ba, 30/05/2023-14:05
Năm 2023 được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn là “Năm dữ liệu số quốc gia” do đó việc xây dựng Trung tâm dữ liệu số quốc gia sẽ là nền tảng cốt lõi để đẩy mạnh Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. 

Trung tâm dữ liệu quốc gia là tài sản quốc gia 

Theo VTVNews, trong thời đại công nghệ hiện nay, chuyển đổi số là yêu cầu sống còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Cốt lõi của chuyển đổi số chính là dữ liệu và kết nối dữ liệu. Vì vậy xu hướng xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia tại Việt Nam rất cần thiết, cấp bách, phù hợp với xu thế chung của thế giới và yêu cầu chuyển đổi số quốc gia.

Với những ý nghĩa quan trọng này, cuối tháng 1/2023, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua chủ trương xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Theo đó, Trung tâm dữ liệu quốc gia là tài sản quốc gia, đây là trung tâm lõi, cái gốc, nền tảng quan trọng của sự phát triển quốc gia, kinh tế số, xã hội số, công dân số, Chính phủ số trong thời đại toàn cầu hóa, công nghiệp 4.0.

Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan trình, xin chủ trương Chính phủ về đề xuất xây dựng Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia. Cụ thể, Trung tâm được đặt tại Bộ Công an, đây là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai các dự án về thu thập, xây dựng phát triển dữ liệu quốc gia về dân cư; sản xuất, cấp căn cước công dân, xác thực định danh điện tử cho người dân. 


Trung tâm dữ liệu quốc gia là trung tâm lõi, cái gốc, nền tảng quan trọng của sự phát triển quốc gia, kinh tế số, xã hội số, công dân số, Chính phủ số.
Trung tâm dữ liệu quốc gia là trung tâm lõi, cái gốc, nền tảng quan trọng của sự phát triển quốc gia, kinh tế số, xã hội số, công dân số, Chính phủ số.

 

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2023 mới được tổ chức, tại hội thảo chuyên đề “Hạ tầng dữ liệu số và bảo mật an toàn thông tin”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) đã thông tin về định hướng xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Theo ông Tuấn, hiện nay việc xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia trở thành một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế và công nghệ. Sự gia tăng vượt bậc về lưu trữ dữ liệu và nhu cầu tăng cường an ninh, bảo mật thông tin thì việc xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia là ưu tiên hàng đầu đối với các quốc gia, không chỉ để đáp ứng nhu cầu lưu trữ thông tin mà còn để đảm bảo an ninh và chủ quyền về dữ liệu.

Trung tâm dữ liệu quốc gia được thiết kế với các tiêu chuẩn cao về hiệu suất, độ tin cậy và bảo mật. Đồng thời được trang bị công nghệ tiên tiến như ảo hóa, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa việc quản lý và khai thác dữ liệu. Trung tâm dữ liệu quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và công nghệ của một quốc gia, cung cấp nền tảng cho những dự án quan trọng khác như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật (IoT), Big Data và ứng dụng công nghệ tiên tiến. 

Các quốc gia trên thế giới đều đang đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển trung tâm dữ liệu quốc gia để đảm bảo an toàn thông tin và tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ công, thúc đẩy sự phát triển bền vững. "Điều này chứng tỏ xu hướng xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia không chỉ là một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mà còn là một yếu tố cần thiết để định hình tương lai của các quốc gia trên thế giới", ông Tuấn cho hay.


Hiện nay, Bộ Công an đã xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.
Hiện nay, Bộ Công an đã xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.

Một số quốc gia đã tập trung xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia để thực hiện chuyển đổi số từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tại Hàn Quốc, 3 trung tâm dữ liệu lớn đã đưa vào hoạt động, các trung tâm này gồm hệ thống của 79 bộ, ngành, địa phương và các tổ chức; mang lại hiệu quả kinh tế lớn, phục vụ người dân nhanh chóng và hiệu quả. Nhật Bản cũng đã xây dựng hạ tầng trung tâm dữ liệu nhằm tạo thuận lợi cho cơ quan hành chính các cấp kết nối, khai thác, chia sẻ phục vụ quản trị quốc gia. Tại Ấn Độ, trên cơ sở khai thác 5 trung tâm dữ liệu thành phần của trung tâm dữ liệu lớn đã cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin tập trung cho Chính phủ nhằm phân tích dữ liệu chuyên sâu, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và học máy để phục vụ cho các hoạt động của Chính phủ.

Việc sử dụng nguồn dữ liệu lớn là giải pháp quan trọng để cải thiện năng suất và hiệu suất, đổi mới trong quá trình cung cấp dịch vụ và hoạch định chính sách. Tại Anh đã tiết kiệm khoảng 20-41 tỷ USD mỗi năm nhờ giảm gian lận và sai sót, cải thiện việc thu thuế thông qua phân tích dữ liệu lớn. Tương tự, chi phí hành chính của Liên minh Châu Âu giảm từ 15 đến 20%, tương đương hàng trăm tỷ USD.

Tại Việt Nam, công tác thực hiện chuyển đổi số trong các năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt từ khi thực hiện Đề án 06 đã mang lại chuyển biến đồng bộ tại các ngành, các cấp. Đây là cơ sở để kinh tế số, kinh tế dữ liệu được hình thành và phát triển nhanh, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số được triển khai quyết liệt, đã đạt được một số kết quả tích cực. 


Đẩy mạnh xây dựng các Trung tâm dữ liệu vệ tinh.
Đẩy mạnh xây dựng các Trung tâm dữ liệu vệ tinh.

Mặc dù vậy, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia cho rằng việc xây dựng và khai thác các hệ thống thông tin còn nhiều bất cập. Như là khả năng tái sử dụng lại các thành phần phần cứng và phần mềm của nhiều hệ thống thông tin rời rạc, tính đồng bộ thấp; Các dữ liệu không thống nhất khuôn dạng, chi tiêu và tiêu chuẩn trên các hệ thống thông tin (thiết bị, ứng dụng, quản lý khai thác dữ liệu) rời rạc của các cơ quan đơn vị chủ quản khác nhau; Chi phí phát sinh khác dễ xảy ra khi dữ liệu có nguy cơ sai hỏng, lộ lọt thất thoát, đặc biệt là dữ liệu bí mật nhà nước. Việc sai hỏng, thất thoát dữ liệu mà rất khó hoặc không thể điều tra truy vết để ngăn chặn hoặc thu hồi, hủy bỏ…

Nhằm giải quyết những bất cập trên, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định để thúc đẩy chuyển đối số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số kinh tế số, xã hội số. Nghị quyết 10/NQ-CP ngày 03/02/2023, Chính phủ đã giao “Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia".

Lộ trình triển khai xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia 

Ông Tuấn cho biết, Bộ Công an đã đặt ra 7 mục tiêu chính để xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Mục tiêu về dữ liệu: hoàn thành xây dựng và sớm đưa vào khai thác kho dữ liệu tổng hợp quốc gia. Đến hết năm 2025, hoàn thành cơ bản việc xây dựng và đưa vào khai thác kho thông tin tổng hợp được đồng bộ từ các cơ sở dữ liệu quốc gia và phối hợp khai thác với kho dữ liệu về con người…

Mục tiêu về phân tích và khai thác dữ liệu: đặt mục tiêu đến năm 2030, hơn 90% các hoạt động hành chính trao đổi, phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan nhà nước sẽ được thay thế bằng chia sẻ dữ liệu số từ các kho dữ liệu tổng hợp của Trung tâm dữ liệu quốc gia…


Bộ Công an đã đặt ra 7 mục tiêu chính để xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Bộ Công an đã đặt ra 7 mục tiêu chính để xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Mục tiêu về cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính công: Đến năm 2025, tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân, tổ chức và đơn vị chi phải nhập dữ liệu một lần. Cắt giảm tối thiểu 20% thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước so với hiện nay. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%. Đến năm 2030, 90% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống đạt mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%.

Mục tiêu về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số: Hướng tới năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm: 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI); 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI); 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI); Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI); 30 nước dẫn đầu và công nghệ thông tin (IDI), 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).


Các địa phương tích cực xây dựng các kho dữ liệu số góp phần đẩy nhanh tốc độ hình thành chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
Các địa phương tích cực xây dựng các kho dữ liệu số góp phần đẩy nhanh tốc độ hình thành chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số.

Mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội: Đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt 12 USD chiếm 20% GDP, Việt Nam vươn lên đứng thứ hai về kinh tế số ở Đông Nam Á. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP, tham gia quan trọng vào phát triển nền kinh tế dữ liệu, đảm bảo mục tiêu kinh tế dữ liệu đóng góp vào GDP đất nước….

Lộ trình xây dựng Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia với 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là xây dựng cơ sở (từ năm 2023 - 2025); Giai đoạn 2 là mở rộng (từ năm 2026 - 2028); Giai đoạn 3 - phát triển (từ năm 2029 - 2030).

Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia cho biết, thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ gồm hạ tầng vận hành và hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai các hệ thống của Trung tâm dữ liệu quốc gia. Đồng thời, hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng và triển khai Nền tảng tích hợp, đồng bộ dữ liệu chuyên dụng, xây dựng Kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu để phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Việc mất 10 tiếng để làm được AI hoàn thành trong 10 giây: Các sinh viên tài chính ngân hàng chuẩn bị mất việc?

Bitcoin trở thành tài sản có giá trị lớn thứ 8 toàn cầu

Mặt trái của AI: Tiêu thụ điện năng ở mức khổng lồ

Kỷ nguyên công nghệ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bất động sản

Hé lộ 3 kênh podcast ‘giải ngố đầu tư’ dành cho người mới bắt đầu

Top 5 bóng hồng quyền lực trong làng công nghệ thế giới

5 tiêu chí tham gia cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng - P2P Lending

Gen Z “sống chất” với phong cách tài chính 4.0: Luôn biết cách “tích tiểu thành đại”, “xung phong” lan tỏa tài chính số

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

2 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

3 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

6 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

6 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

7 giờ trước