sapo-1657132068.jpg
 

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2021, Hà Nội đang có gần 400 dự án chậm triển khai. Trong đó có dự án chậm gần... 20 năm của Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị UDIC tại lô đất vàng B2, Khu đô thị mới Yên Hòa, quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội).
Năm 2004, UBND TP. Hà Nội có quyết định cho Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị (nay là Tổng Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị UDIC) thuê 5.000m2 đất tại lô B2, khu đô thị mới Yên Hoà (phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy) để xây dựng trụ sở văn phòng các đơn vị thành viên, thời hạn thuê 30 năm.
Thế nhưng gần 20 năm trôi qua, dự án vẫn chưa đưa vào sử dụng, lãng phí và ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan đô thị. Nhiều người dân khu vực đồng loạt phản ánh tình trạng rác thải tập kết ở đây, nhưng chính quyền chưa có biện pháp nào xử lý dứt điểm.

a1-1657133686.jpg
 

Đến nay, bên ngoài lô đất được quây tôn, còn bên trong cây cối, cỏ dại mọc um tùm, rác thải sinh hoạt nhếch nhác xung quanh gây ô nhiễm môi trường và mỹ quan đô thị. Thời gian gần đây, sau nhiều phản ánh của báo chí, bên trong hiện đã được dọn dẹp gọn gàng hơn, nhưng bản chất lô đất vẫn "nằm không".
Một địa điểm đang gây bức xúc dư luận không kém là dự án Khu chung cư quốc tế Booyoung Vina, nằm trên mặt đường đôi Mỗ Lao 36m, giữa khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông). Chủ dự án là Công ty TNHH Booyoung Việt Nam, triển khai từ năm 2007, dự kiến hoàn thành vào năm 2010 và được đánh giá sẽ "hái ra vàng" khi tọa lạc tại một trong những địa điểm đắt giá của quận Hà Đông.
Thực tế đến nay, sau 15 năm, chủ đầu tư mới đưa vào bàn giao, sử dụng hai tòa nhà chung cư. Phần còn lại vẫn chỉ là bãi đất trống cỏ mọc um tùm cao hơn các tấm tôn quây xung quanh.

a2-1657263666.jpg
 

Hàng loạt dự án khác cũng treo nhiều năm chưa hoàn thành cũng đã được chỉ rõ như: Dự án Apex Tower tại Khu đô thị Mễ Trì Hạ, Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch xi măng Việt Nam (Vicem Tower) tòa tháp Vicem Tower cao 31 tầng, Dự án xây dựng nhà ở và văn phòng làm việc (diện tích 13.000m2, khởi công từ 1999) tại phường Yên Phụ (Tây Hồ) do Công ty TNHH Xây dựng IDC làm chủ đầu tư; Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (quận Nam Từ Liêm) khởi công từ giữa năm 2011; Dự án trường Mầm non tại khu đô thị Đồng Tầu (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) với diện tích 3000m2 quây tôn để cỏ mọc nhiều năm nay; Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt 35ha theo phê duyệt triển khai từ 2004-2011, nhưng tới nay gần 20 năm trôi qua vẫn là những bãi đất hoang..

a3-1657134564.jpg
 

Thực trạng đất dự án bỏ hoang, gây lãng phí nghiêm trọng nguồn lực xã hội, làm cho bộ mặt đô thị nhếch nhác thực ra là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm” nhưng “nói mãi” vì sao vẫn chưa được xử lý dứt điểm?
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để làm rõ hơn về vấn đề này.

q1-1657132719.jpg
 

Nhìn một cách tổng quát, mỗi dự án lại có một câu chuyện riêng. Có thể nhà đầu tư sức lực tài chính đến một giai đoạn, hạng mục nào đó đã kiệt quệ, không thể triển khai tiếp. Cũng có nhà đầu tư làm đến đó họ dừng để chờ giá đất tăng để hưởng lợi. Tình trạng này khá phổ biến tại Hà Nội và như con số chúng ta 400 dự án dở dang mà Thành phố tổng kết mà chưa kể tới các dự án nhỏ của cấp quận, huyện phê duyệt. Nhưng tình hình các dự án treo là khá phổ biến.

a6-1657263957.jpg
 
cau-1-1657253459.mp4
Tuy nhiên, có một vấn đề lớn đó là các dự án treo vẫn cứ để đó và không bị xử lý. Thành ra không có cách giải quyết để tình trạng treo giảm đi, dẫn đến vẫn có thể còn treo nữa. Trong khi đó Luật đất đai đã có đủ quy định để xử lý các trường hợp dự án treo này nhưng trên thực tế vẫn không thực hiện. Hậu quả là có những dự án treo đến 10 năm, 20 năm vẫn “nằm trơ” ở đó.
q2-1657133087.jpg
 

Việc phân công, phân cấp theo thẩm quyền giữa các cấp, các ngành của thành phố để xử lý các vi phạm còn chưa rõ ràng. Việc quản lý, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện dự án theo tiến độ đã được phê duyệt còn thiếu quyết liệt.
Còn phía nhà đầu tư thì luôn luôn có tâm lý chờ giá đất tăng, nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, họ cứ nộp tiền sử dụng đất rồi ung dung… để đó. Một số chủ đầu tư vì năng lực tài chính, kinh nghiệm hạn chế nên không đủ khả năng thực hiện dự án.

Trước đây, chúng ta được giao đất, thuê đất trả tiền một lần, giá phải trả cho Nhà nước rất thấp. Sau đó thực hiện chuyển nhượng trên thị trường sẽ được giá cao hơn rất nhiều. Đó cũng là một cách người ta cho rằng ai được giao đất người đó đã “thắng ngay”. Đó là tình trạng chúng ta thấy một cách tiếp cận đất đai trên thị trường đầu tư đang có vấn đề lớn, rằng, các nhà đầu tư đang chạy đi theo thu lợi nhuận từ đất lớn hơn thu từ đầu tư. Chính vì vậy, nó tạo ra một thị trường đầu tư không hiệu quả, dựa vào giá đất tăng lên qua quá trình nắm giữ đất chứ không tạo được giá trị. Và chúng ta cũng chưa đưa ra được các hình thức xử lý các dự án treo hợp lý, kịp thời.
box-1-1657264276.jpg
 

Trong 400 dự án treo của Hà Nội, chưa dự án nào bị xử lý. Trong khi Luật đất đai 2003 của chúng ta có ưu và khuyết điểm, chúng ta không xử lý bằng tài chính mà xử lý bằng hành chính. Tức là khi phát hiện dự án treo sẽ thu hồi đất, trường hợp không bị thu hồi thì phải được UBND cấp tỉnh cho phép. Còn theo Luật đất đai 2013, khi dự án bị treo thì được gia hạn 24 tháng, nếu trong thời gian này vẫn không làm mất tình trạng treo thì nhà nước thu hồi cả đất và tài sản đã đầu tư gắn liền. Chúng ta đưa ra cơ chế xử lý hành chính mạnh nhưng các địa phương vẫn không xử lý. Phải chăng có nhóm lợi ích giữa nhà đầu tư với chính quyền?
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng, dự án treo có thể thu hồi đất nhưng những tài sản trên đất cùng những khoản đầu tư ban đầu trên đất như móng nhà, khung công trình hay các khoản tiền đã đóng như thuê đất để được giao đất, tiền sử dụng đất,… sẽ được xử lý như thế nào. Nhiều địa phương không dám xử lý vì sợ trái luật bởi tài sản của nhà đầu tư thì Nhà nước phải bảo vệ. Dẫn đến chúng ta vẫn mãi chưa có giải pháp.

du-an-ben-duong-pham-hung-1657135814.jpg
 
cau-2-1657255250.mp4

Hiện nay, số lượng các cấp liên quan đến các dự án chậm tiến độ của Hà Nội là vô cùng lớn. Việc cần làm là tiến hành rà soát, phân loại dự án, xem ách tắc ở đâu, trách nhiệm thuộc về ai. Phải mạnh tay rà soát và xử lý, chúng ta mới trả lại sự trong sạch cho thị trường bất động sản và chống hao hụt, lãng phí tài sản công.
Ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Nghị quyết nêu rõ Thuế không chỉ đánh vào những người đang sử dụng mà đánh thuế cao các trường hợp đầu tư nhưng chậm đưa đất vào sử dụng, sử dụng không đúng tiến bộ, để đất hoang hóa, không sử dụng đất thì đều thuộc diện nộp thuế tài sản cao. 
Hy vọng Luật đất đai 2023 sẽ thể hiên cụ thể giải pháp giải quyết tình trạng các dự án treo bằng các hình phạt tài chính. Như vậy sẽ phù hợp thị trường hơn.

q3-1657133231.jpg
 

Tôi cho rằng, điều đầu tiên chúng ta phải có hệ thống theo dõi tình trạng triển khai dự án (monitoring) để ghi nhận lại dự án nào đúng tiến độ, sai tiến độ, dự án nào bỏ hoang. Và mục đích cuối cùng ta biết chắc chắn thời điểm nào dự án nào sẽ phải xử lý. 
Trong Luật Đất đai 2013 đã có quy định tại Điều 200 về “Hệ thống giám sát đánh giá”. Tức là phải giám sát, đánh giá được tất cả việc sử dụng đất ở khắp nơi, cũng như quản lý đất ở khắp nơi. Sau đó phải tổng kết, đánh giá lại nơi nào đang trái pháp luật để kịp thời xử lý. Nhưng rất điều này trên thực tế không triển khai được và vẫn nằm nguyên trên giấy.

cau-3-1657255274.mp4
a4-1657136398.jpg
 

Cứ nói dự án treo nhưng dự án nào đang treo, chủ đầu tư nào đang để dự án treo và ai sẽ phát hiện, thống kê các dự án treo thì chưa có.
Chúng ta phải chọn giải pháp để xử lý sao cho nhà đầu tư không để treo. Tức là có đất là thực hiện ngay, còn những nhà đầu tư có đất mà để dự án bị treo thì vi phạm pháp luật, khi đó sẽ giải quyết rốt ráo và chủ đầu tư sẽ không “dám” để dự án bị treo nữa. Chỉ những nhà đầu tư có năng lực để thực hiện dự án thì mới tham gia vào xin thực hiện dự án, còn những chủ đầu tư trước đây vẫn làm dự án mang tính dự án “ma” để xin được đất sau đó hưởng lợi ích từ đất rồi bán cho người khác thì cần xử lý rốt ráo.
Để xử lý dự án treo có hai điều cần làm, đó là: phát hiện và xử lý bằng các quy định của pháp luật. Và theo tôi nên xử lý bằng công cụ tài chính chứ không dùng mệnh lệnh hành chính.
Số lượng các cấp liên quan đến các dự án chậm tiến độ của Hà Nội là vô cùng lớn. chúng ta cần tiến hành rà soát, phân loại dự án, xem ách tắc ở đâu, trách nhiệm thuộc về ai. Phải mạnh tay rà soát và xử lý, chúng ta mới trả lại sự trong sạch cho thị trường bất động sản và chống hao hụt, lãng phí tài sản công.

box-2-1657264666.jpg
 
q4-1657133352.jpg
 
cau-4-1657255277.mp4

Các nước quan niệm nếu công trình là công trình công như nhà ở công vụ thì xử lý theo điều khoản của hợp đồng khi kí với nhà thầu. Ở nước ta các hạng mục nếu tiến hành này cũng xử lý như vậy. 
Với các dự án không phải đầu tư công mà là đầu tư tư, tức là chúng ta đã giao đất, cho thuê đất thì chủ đầu tư được giao đất, cho thuê đất có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng tiến độ. Ở nước ta đã có quy định của pháp luật.
Ở các nước khác họ dùng thuế. Nhà đầu tư nếu chậm tiến độ sẽ phải nộp thuế cao hơn theo từng mức chậm, càng để chậm mức thuế nộp càng cao. Tuy nhiên, như tôi đã chia sẻ, chúng ta vẫn đang thực hiện mệnh lệnh hành chính nên chưa tạo được sự răn đe cũng như tạo “áp lực” để các nhà đầu tư nghiêm túc thực hiện.
Nghị quyết 18 của chúng ta cũng hướng tới việc sử dụng thuế. Mong rằng công cụ Thuế sẽ được đưa vào Luật Đất đai 2023.

nghi-quyet-18-1657255274.mp4
a5-1657137150.jpg
 
tac-gia-1657133453.jpg
 
Chia sẻ:

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

7 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

7 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

11 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

12 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

15 giờ trước