Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Phần 6)

Thứ ba, 18/02/2020-11:02

Quy trình hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án, với tính chất là một thu tục, một giai đoạn tố tụng, quy trình hòa giải đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tại các Điều 205, Điều 206, Điều 207, Điều 208, Điều 209, Điều 210, Điều 211, Điều 212, Điều 213, Điều 300, Điều 246... để các tòa án áp dụng thống nhất.

 Quy trình hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án
Quy trình hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án

Tại cấp tòa sơ thẩm sau khi tòa án thụ lý hồ sơ sẽ phân công thẩm phán giả: quyết vụ án, thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử, trên cơ sở xem xét hồ sơ, tiến hành thu thập thêm chứng cứ, lấy lời khai của các đương sự...Tòa án sẽ tiến hành hòa gia: trước khi xét xử, trình tự hòa giải tranh chấp đất đai được tòa án thực hiện như sau:

1 - Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;

2 - Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nộ: dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ đế bảo vệ yêu cầu khơi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

3 - Bị đơn, người báo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ đe phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

4 - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đom; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

5 - Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;

6 - Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

7 - Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

 Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất
Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất

Trong trường hợp các bên thống nhất cách giải quyết vụ án tòa án sẽ ghi nhận sự Tự nguyện thỏa thuận của các bên vào biên bản hòa giải thành và trong có một thời hạn nhất định kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên không thay đổi kiến nghị thì tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Theo quy định  tại Điều 212 Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015 thì hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh Toa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Một điều chú ý  với vụ án trong trường hợp nếu có nhiều đương sự mà các đương sự có mặt  thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Neu trường hợp thỏa thuận của nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bang văn bản.

Về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận cua các đương sự thì quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn. Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về phương án hòa giải đê giải quyết tranh chấp thì tòa án cũng lập biên bản hòa giải không thành và tiếp tục tiến hành các thủ tục tố tụng để đưa vụ án ra xét xử cấp sơ thẩm.

Hòa giải vẫn có thể được tiến hành tại phiên tòa cấp sơ thẩm theo quy định tại Điều 246 về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì trong quá trình xét xử chu tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.

Sau khi xét xử sơ thẩm nếu các bên không đồng ý với bản án thì các bên có quyền kháng cáo để tòa án cấp trên xem xét lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Trons quá trình tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại vụ án các bên đương sự vần có quyền thỏa thuận với nhau. Cụ thể, theo quy định tại Điều 300 Bộ luật tố tụng dân sự về côna nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm thì tại phiên tòa phúc thâm, nêu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Ngoài ra các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật.

 Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật.
Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật.

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ngoài cũng được quy định la một giai đoạn trong tố tụng dân sự. Trong Luật Tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp các quy định về hòa giải giữ một vị trí quan trọng và là một nguyên tắc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Các bên đuơng sự có thể tự hòa giải với nhau hoặc hòa giãi theo yêu cầu của Tòa án. Mục 8 Điều 21 quy định Thẩm phán có trách nhiệm hòa giai các bên đương sự. Các Điều 127, 128, 129, 130, 131, 768, 829, 830, 831, 832, '33. 834, 835, 887,1093 và Điều 1108 quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tại Tòa

Theo đó, vụ kiện khởi đầu bằng việc gửi giấy tống đạt mời ra tòa để hòa giải, nếu tac bên đương sự không tự thỏa thuận, thống nhất được cách giải quyết vụ án (tức vụ hòa giải không thành) thì đưa vụ án ra xét xử.

Như vậy, hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án là một thủ tục tố : Dân sự được thực hiện ở nhiều giai đoạn, nhiều cấp xét xử trong suốt quá trình g quyết tranh chấp đất đai, từ khi tòa án thụ lý vụ án đến khi bản án có hiệu lực cuối cùng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

31 phút trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

33 phút trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

4 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

4 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

8 giờ trước