Thủ tướng chủ trì hội nghị gỡ khó thị trường bất động sản

Thứ sáu, 17/02/2023-08:02
​​​​​​​Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến với sự tham gia của nhiều địa phương, bộ ngành, doanh nghiệp và ngân hàng và các chuyên gia nhằm gỡ khó cho thị trường bất động sản.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thị trường bất động sản đã rơi vào khủng hoảng gần một năm nay với số doanh nghiệp phá sản tăng 40%. Những ông lớn đầu ngành cũng liên tục "kêu cứu" và chấp nhận nhiều biện pháp "đau thương" như thu hẹp quy mô, giảm nhân sự, dừng hoặc bán bớt dự án để sống sót. Trông chờ lớn nhất của doanh nghiệp là Chính phủ sớm đưa ra biện pháp cụ thể khơi thông dòng vốn và gỡ vướng về pháp lý. Đây là hai nút thắt lớn nhất khiến thị trường điêu đứng.

Hội nghị sáng nay, ngoài Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì còn có hai Phó tướng Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các bộ: Công an, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Kiểm toán nhà nước;

Bên cạnh đó còn có Uỷ ban Kinh tế, Pháp luật của Quốc hội; Uỷ ban chứng khoán Nhà nước; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp có Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; Hiệp hội Bất động sản TP HCM; các doanh nghiệp địa ốc, xây dựng lớn như Vingroup, Sungroup, Novaland, Hưng Thịnh Land, GP Invest, Hòa Bình, Contecon; 4 ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV; 2 ngân hàng tư nhân là Techcombank, VP Bank.


Thị trưởng bất động sản thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn (ảnh minh họa)
Thị trưởng bất động sản thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn (ảnh minh họa)

Phía chuyên gia có ông Hoàng Văn Cường, ông Cấn Văn Lực và ông Lê Xuân Nghĩa.

Chia sẻ với chúng tôi trước Hội nghị quan trọng này, GS. TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân đánh giá, cuộc họp của Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính thể hiện động thái tích cực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Đây là nút thắt cần giải quyết không chỉ với thị trường, doanh nghiệp mà còn tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực liên quan.

Theo GS. Hoàng Văn Cường, các doanh nghiệp không có nguồn hỗ trợ về vốn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thị trường chứng khoán không sôi động thậm chí đi xuống thì việc huy động vốn thông qua kênh này không dễ dàng. Đặc biệt thị trường trái phiếu sau khi phát triển tốt năm 2021 và đầu năm 2022 cũng đã có dấu hiệu chững lại. Cuối năm 2022 và sang năm 2023, áp lực thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các trái phiếu đáo hạn cũng đè nặng các doanh nghiệp bất động sản. Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, việc tiếp tục phát hành trái phiếu để huy động vốn không hề dễ dàng.

Nếu hệ thống ngân hàng có những biện pháp hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn thì sản phẩm bất động sản, nhất là các sản phẩm bất động sản dở dang có thể hoàn thành, đưa vào thanh khoản, tiêu thụ. Khi sản phẩm có thanh khoản không chỉ có nguồn vốn quay trở lại thanh toán với ngân hàng mà bản thân doanh nghiệp cũng có cơ hội quay trở lại phát hành trái phiếu để huy động thêm nguồn vốn. Khi đó, bản thân người dân khi đó cũng sẵn sàng tham gia bởi họ có thể nhìn thấy sự luân chuyển của nguồn vốn và thanh khoản của thị trường.

Đánh giá việc hỗ trợ của nhà nước với thị trường bất động sản, chuyên gia này cho rằng, cần phải nhìn nhận trên hai bình diện.


GS. TS. Hoàng Văn Cường
GS. TS. Hoàng Văn Cường

Với các sản phẩm bất động sản thương mại thông thường, hỗ trợ quan trọng nhất là về chính sách để dự án sớm được đưa vào triển khai, hoàn thiện sản phẩm, sản phẩm đầy đủ yếu tố pháp lý được đưa ra thị trường, đảm bảo tính thanh khoản.

Nhà nước không thể cung cấp về vốn cho tất cả các nhà đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, có một phân khúc lợi nhuận không cao, không hấp dẫn nhà đầu tư tự bỏ tiền thực hiện. Nhất là trong bối cảnh nguồn tài chính đang hạn hẹp như hiện nay, nhà đầu tư lại càng khó bỏ tiền đầu tư là phân khúc nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp.

Đây chính là thời điểm các doanh nghiệp nên cân nhắc để đưa sản phẩm này ra thị trường. Các gói hỗ trợ của Chính phủ cũng như chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng nên hướng vào phân khúc này.

“Tôi cho rằng lúc này là thời điểm nên điều chỉnh nguồn hỗ trợ bởi có thể một số chính sách hỗ trợ ở lĩnh vực khác đang bị giải ngân chậm như gói hỗ trợ lãi suất 2% cần điều chuyển và hướng nó sang hỗ trợ các dự án nhà giá thấp. Nếu có chính sách hỗ trợ của Nhà nước bằng các nguồn vốn như vậy, tôi cho rằng chúng ta sẽ có thể thúc đẩy phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở công nhân,… phát triển. Đó cũng là động lực giúp các doanh nghiệp vực dậy khó khăn và có khả năng phát triển các sản phẩm ở phân khúc khác trong tương lai”, GS. TS. Hoàng Văn Cường nói.

Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật về các nội dung của Hội nghị quan trọng này.

Khó khăn trăm bề

Tính đến 25/12/2022, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khoảng 2 triệu tỷ đồng, trong đó của doanh nghiệp bất động sản là trên 400.000 tỷ đồng, chiếm trên 30%.

Các doanh nghiệp bất động sản cũng phản ánh rất khó tiếp cận vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, đặc biệt là giai đoạn nửa cuối năm 2022. Ngay cả các trường hợp có tài sản đảm bảo cũng không tiếp cận được nguồn vốn do các ngân hàng hết hạn mức cho vay. Trong khi đó lãi suất cho vay giai đoạn cuối năm 2022 tăng cũng tạo thêm khó khăn trong huy động nguồn vốn.

Ngoài khó khăn về nguồn vốn, thể chế thì khâu thực thi pháp luật cũng đang có những vấn đề. Ở một số nơi cán bộ có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý dẫn đến đùn đẩy hồ sơ lòng vòng, giải quyết chậm, không dám đề xuất, không dám quyết định.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

Meey 3D - Nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch bất động sản

Meey Group ra mắt Học viện đào tạo ứng dụng công nghệ số cho nghề bất động sản

"Cửa sáng" cho chủ đầu tư nhà ở thương mại

Thuê nhà rồi cho thuê lại: Kênh đầu tư này liệu còn hot?

Nhà đầu tư đất nền như "ngồi trên đống lửa"

Lộ diện điểm nghẽn cản trở sự hồi phục của thị trường địa ốc

Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp cận nhiều hơn với nguyên tắc thị trường

Tin mới cập nhật

Không hề tích cực hoàn toàn, AI còn tiềm ẩn nhiều "mặt trái" đáng sợ

2 giờ trước

Ngành đường sắt và hàng không báo lãi đậm

2 giờ trước

Bất chấp lãi suất huy động tăng nhẹ, một số ngân hàng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà

2 giờ trước

Nóng bỏng “cuộc chiến” cạnh tranh về giá của các nhà bán lẻ nội địa

6 giờ trước

Tháng 4/2024, PMI Việt Nam vượt ngưỡng 50 điểm

6 giờ trước