Thủ tục và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Thứ tư, 13/04/2022-15:04
Không hiếm để bắt gặp một cuộc tranh chấp đất đai giữa anh em ruột xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Kết quả của cuộc tranh chấp như thế nào sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi lẽ đây là cuộc tranh chấp có tính chất phức tạp. Luật pháp Việt Nam ưu tiên giải quyết tranh chấp này theo phương thức hòa giải nhằm giữ được hòa khí, nhưng nếu như hòa giải bất thành thì sẽ dẫn đến những quy trình khởi kiện phức tạp. Vậy hướng giải quyết và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột như thế nào, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau. 

Các loại tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Những trường hợp tranh chấp đất đai xảy ra giữa anh em ruột trong gia đình là:

Tranh chấp phát sinh từ vấn đề thừa kế mà cha mẹ để lại, liên quan đến quyền sử dụng đất

Đây là trường hợp mà tranh chấp xảy ra khi bố mẹ, ông bà để lại đất đai nhưng không có di chúc, anh em trong gia đình không thể xác định và phân chia phần đất của mỗi người được. Thế nên, ngoài việc áp dụng những quy định của Luật Đất đai 2013 thì còn cần áp dụng những quy định của pháp luật về thừa kế để có thể phân chia được phần đất đang tranh chấp.


Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột sẽ giải quyết như thế nào?
Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột sẽ giải quyết như thế nào?

Bộ luật Dân sự đã quy định việc chia thừa kế theo pháp luật phải dựa theo hàng thừa kế. Người ở hàng sau chỉ được thừa kế khi hàng thừa kế trước không còn ai hoặc không có quyền được hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Anh, em ở cùng một hàng thừa kế với nhau. Thế nên, khi tranh chấp đất đai phát sinh từ vấn đề thừa kế được đưa vào giải quyết thì tòa án sẽ xem xét những quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế bên cạnh những quy định của Luật Đất đai để giải quyết.

Tranh chấp phát sinh từ những giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất

Dạng tranh chấp này là về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện những giao dịch về quyền sử dụng đất như: mua bán, tặng cho, thế chấp, cầm cố, đổi đất, ủy quyền quản lý đất,...Để giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ những hoạt động trên, cần phải áp dụng thêm những quy định của pháp luật về Hợp đồng, Luật Công chứng,...

Cách giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Căn cứ theo quy định của Luật Đất đai 2013 và một số văn bản liên quan khác, giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột được thực hiện qua các bước:

Tiến hành hòa giải

Để tình cảm anh em không bị rạn nứt và xảy ra mâu thuẫn thì hòa giải chính là biện pháp hữu hiệu đầu tiên. Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: Nhà nước khuyến khích hai bên tranh chấp tự thỏa thuận hoặc thông qua hòa giải cơ sở tại UBND cấp xã nơi có bất động sản.

Hòa giải cơ sở sẽ do Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm tổ chức, kết hợp cùng với UBMTTQ Việt Nam cấp xã, những tổ chức khác và những tổ chức thành viên Mặt Trận. Đây là thủ tục được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày (kể từ ngày nhận đơn). Việc hòa giải phải được lập biên bản, có chữ ký của các bên tranh chấp và được UBND xã xác nhận hòa giải thành hay không thành.


Tiến hành hòa giải và hòa giải cơ sở chính là cách thức đầu tiên nhằm giải quyết tranh chấp theo hướng giữ được hòa khí, không gây rạn nứt tình cảm gia đình
Tiến hành hòa giải và hòa giải cơ sở chính là cách thức đầu tiên nhằm giải quyết tranh chấp theo hướng giữ được hòa khí, không gây rạn nứt tình cảm gia đình

Thế nhưng, không phải tranh chấp nào cũng phải bắt buộc tiến hành hòa giải trước khi khởi kiện. Ví dụ như tranh chấp về hợp đồng tặng cho, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế thì không nhất thiết phải tiến hành hòa giải cơ sở. Còn đối với những vấn đề mâu thuẫn xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải cơ sở trước khi khởi kiện.

Thực hiện nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa

Nếu như việc thực hiện hòa giải tại UBND không thành thì các bên tranh chấp sẽ giải quyết theo hướng như sau:

Trường hợp 1:

Nếu như có giấy chứng nhận hoặc 1 trong số những loại giấy tờ được quy định tại Đ 100 của Luật đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì trường hợp này sẽ được tòa án nhân dân giải quyết.

Trường hợp 2:

Không có Giấy chứng nhận hoặc không có bất kỳ các loại giấy tờ nào quy định tại Điều 100 của Luật này thì sẽ chỉ được chọn lựa 1 trong 2 hình thức sau:

Nộp đơn lên UBND cấp có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.


Việc di sản thừa kế không rõ ràng thường gây ra mâu thuẫn và tranh chấp cho những người thuộc hàng thừa kế
Việc di sản thừa kế không rõ ràng thường gây ra mâu thuẫn và tranh chấp cho những người thuộc hàng thừa kế

Nếu như đương sự chọn lựa giải quyết tranh chấp ở UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được tiến hành như sau:

  • Tranh chấp giữa các cá nhân, hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư với nhau thầm quyền sẽ thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện. 
  • Tranh chấp mà bên kia là cơ sở tôn giáo, tổ chức hay người Việt Nam định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ giải quyết.
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND có thẩm quyền, bạn có thể thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định pháp luật tố tụng hành chính.

Người có thẩm quyền thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, phải đưa ra được quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định này có hiệu lực thi hành, bắt buộc các bên phải chấp hành nghiêm chỉnh. Nếu như 1 hoặc cả 2 bên không thực hiện thì sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành.  

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Tranh chấp đất đai thuộc dạng tranh chấp có tính chất phức tạp, thế nên pháp luật quy định khá nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. 

Với việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột với nhau thì cần xác định rõ trường hợp tranh chấp đó là gì. 

  • Hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã

Đây là thủ tục bắt buộc đối với đa số trường hợp tranh chấp đất đai, như việc xác định ai là người có quyền đối với thửa đất, tranh chấp về lối đi chung,...

Sẽ tiến hành hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất

  • Nếu hòa giải không thành

Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, nếu như hòa giải không thành thì sẽ tùy vào từng trường hợp có giấy tờ hay không để tiến hành giải quyết tranh chấp tại những cơ quan khác nhau.

Đối với trường hợp có Giấy chứng nhận hoặc là có 1 trong số những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo như quy định.


Hình ảnh minh họa cho giải quyết tranh chấp tại Tòa
Hình ảnh minh họa cho giải quyết tranh chấp tại Tòa

Đối với trường hợp không có Giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì sẽ chọn 1 trong 2 hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Cần phải xác định rõ người để lại di sản có để lại di chúc hay không nếu như việc tranh chấp đất đai của anh em ruột liên quan đến thừa kế.

Nếu như anh em ruột trong gia đình không tự thỏa thuận, phân chia di sản thừa kế được với nhau thì có thể làm đơn yêu cầu hoặc khởi kiện trực tiếp xuống Tòa án nhân dân nơi có đất đai.

Giải đáp những thắc mắc thường gặp liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột thì sau đây sẽ là tổng hợp các câu hỏi thường gặp và câu trả lời tương ứng.

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa các anh chị em trong gia đình khi chỉ có thỏa thuận bằng miệng thôi có được không?

Nếu như thỏa thuận bằng miệng thì cần phải kèm theo các chứng khác để chứng minh được như là nhân chứng, hành vi của các bên thực hiện theo thỏa thuận bằng miệng hoặc các nhân chứng khác.

Có quyền được tặng cho hay không nếu như quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung?

Chủ sở hữu quyền sử dụng đất được định đoạt quyền sử dụng đất của mình, trong số đó có quyền tặng cho. Đối với trường hợp quyền sở hữu chung quyền sử dụng đất thì chỉ được tặng cho phần sở hữu của mình trong khối chung ấy.

Bao giờ thì được khởi kiện sau khi thực hiện xong bước hòa giải đất đai?

Pháp luật không quy định thời gian tối thiểu là bao lâu sau khi hòa giải đất đai nên các bên có thể tiến hành khởi kiện ngay khi có biên bản hòa giải không thành.

Lập thủ tục để làm Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không thành ở UBND xã như thế nào?


Tình cảm ruột thịt rất dễ bị sứt mẹ khi có sự tranh chấp đất đai xảy ra
Tình cảm ruột thịt rất dễ bị sứt mẹ khi có sự tranh chấp đất đai xảy ra

Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện những công việc sau sau khi đã nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai:

a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Chỉ được tiến hành hòa giải khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp nếu như một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì xem như hòa giải không thành.

Phải lập thành biên bản kết quả hòa giải tranh chấp đất đai, gồm những nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; Thành phần tham dự hòa giải; Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, những bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, những thành viên tham gia hòa giải và phải có dấu của Uỷ ban nhân dân cấp xã; cùng với đó phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Bài viết trên đây gửi đến bạn thông tin liên quan đến thủ tục, thẩm quyền cũng như quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột, mong rằng sẽ hữu ích giúp bạn có thể vận dụng và đưa ra được hướng giải quyết khi phải đối mặt với trường hợp tương tự. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhà tập thể cũ được đẩy giá gần nửa tỷ đồng chỉ sau 1 tháng

23 giờ trước

Ủy quyền sử dụng đất là gì? Mẫu giấy tờ ủy quyền sử dụng đất chuẩn nhất năm 2024

23 giờ trước

Nam Long (NLG) báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý I/2024

1 ngày trước

Bất động sản sẽ là "kênh dẫn vốn" kiều hối tốt trong thời gian tới

1 ngày trước

Fed giữ nguyên lãi suất lần thứ 6

1 ngày trước