Giải đáp các câu hỏi liên quan tới thông tư 26 của bộ xây dựng

Thứ sáu, 06/11/2020-17:11

Trong xây dựng công trình, quản lý chất lượng và bảo trì công trình là 2 lĩnh vực quan trọng, cần được quan tâm đặc biệt. Để quy định về vấn đề này, thông tư 26 đã được bộ Xây Dựng xây dựng và ban hành. Vậy Thông tư số 26/2016/TT-BXD có nội dung gì? Hiện nay, mọi người thường có những thắc mắc nào về thông tư 26? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.

Thông tư 26 quy định về nội dung gì? Áp dụng cho những ai?

 Ảnh 1: Thông tư 26 của Bộ Xây Dựng có những nội dung quan trọng nào? (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Thông tư 26 của Bộ Xây Dựng có những nội dung quan trọng nào? (Nguồn: Internet)

Thông tư 26/2016 bộ xây dựng quy định chi tiết về quản lý chất lượng của công trình cũng như một số nội dung về việc bảo trì sau khi thi công và vận hành. Thông tư này được ban hành bởi bộ Xây Dựng, áp dụng cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, có liên quan hoặc hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. 

Thông số số 26 có những nội dung chính nào?

Thông tư 26 quy định về việc quản lý chất lượng và bảo hành. Thông tư đã phân định rõ trách nhiệm giữa các bên liên quan tới việc quản lý chất lượng công trình. Đặc biệt là giữa chủ đầu tư và các đơn vị nhà thầu. Các nội dung này đã được làm rõ trong từng điều khoản của thông tin. Cụ thể, các nội dung chính của thông tư có thể kể tới như:

  • Trách nhiệm của đơn vị chủ đầu tư trong việc quản lý chất lượng của công trình xây dựng (quy định tại điều 2)
  • Phân định trách nhiệm của chủ đầu tư với đơn vị tổng thầu trong việc quản lý chất lượng công trình (điều 3)
  • Trách nhiệm quản lý chất lượng của công trình khi áp dụng đầu tư bằng hình thức đối tác thông tư (điều 4)
  • Các quy định về nghiệm thu thiết kế (điều 5)
  • Quy định về chế độ và trách nhiệm khi thực hiện giám sát thi công (điều 6)
  • Quy định về việc nghiệm thu thiết kế, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu khi hoàn thành công trình và khi đưa công trình vào sử dụng (điều 5, 8, 9)
  • Bản về hoàn công (điều 11)
  • Lưu trữ hồ sơ dự án sau khi hoàn thành để phục vụ việc quản lý, vận hành và bảo trì (điều 12)
 Ảnh 2: Những nội dung chính của thông tin 26 là gì? (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Những nội dung chính của thông tin 26 là gì? (Nguồn: Internet)
  • Trách nhiệm bảo trì của các bên (điều 15)
  • Quy định về việc đánh giá an toàn chịu lực và về việc vận hành công trình để khai thác, sử dụng (điều 17)
  • Các quy định về kiểm định và giám định (điều 18 – 21)
  • Giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng (điều 22)
  • Quy định về xử lý vi phạm (điều 25)

Chủ đầu tư có trách nhiệm thế nào trong việc quản lý chất lượng công trình?

Theo quy định tại thông tư 26/2016, đơn vị chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý chất lượng công trình. Chủ đầu tư có toàn quyền trong việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân thi công, xây dựng, bao gồm nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Thực hiện việc lên hợp đồng và ký kết, hợp tác với các bên thi công. 

 Ảnh 3: Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình (Nguồn: Internet)

Chủ đầu tư cũng cần thực hiện khảo sát trước khi xây dựng, lập tổ khảo sát, phê duyệt phương án kiểm tra và thực hiện kiểm tra theo thỏa thuận. Trong trường hợp không thể kiểm tra, đơn vị chủ đầu tư phải lên kế hoạch thuê đơn vị, cá nhân có đủ chuyên môn thực hiện khảo sát. 

Ngoài ra, theo điều 2 thông tư 26, chủ đầu tư cũng có trách nhiệm trong việc quản lý thiết kế xây dựng công trình như xác định nhiệm vụ thiết kế, kiểm tra việc thực hiện của đơn vị nhà thầu chịu trách nhiệm thiết kế, trình có quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm định. Đồng thời, trong trường hợp cần sửa đối thiết kế, đơn vị chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức sửa đổi, điều chỉnh. 

Khi xây dựng công trình, đơn vị chủ đầu tư cần giám sát thi công, thực hiện các thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, tổ chức nghiệm thu…  Đồng thời, chủ đầu tư cũng cần thực hiện một số công việc khác như: 

  • Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bảo hành
  • Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng. 
  • Bàn, giao, đưa công trình vào sử dụng và khai thác
  • Tiến hành bàn giao tài liệu phục vụ việc bảo trì, sử dụng
  • Lưu trữ các hồ sơ liên quan. 
 Ảnh 4: Sau khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra khối lượng công việc, chủ đầu tư cần nghiệm thu thiết kế (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Sau khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra khối lượng công việc, chủ đầu tư cần nghiệm thu thiết kế (Nguồn: Internet)

Nghiệm thu thiết kế công trình là gì?

Thông tư 26/2016 bxd quy định nghiệm thu thiết kế công trình là việc kiểm tra sau khi hồ sơ thiết kế được thẩm định và phê duyệt, đơn vị chủ đầu tư sẽ tiến hành kiểm tra khối lượng công việc. Nếu quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế đã đúng với quy định của hợp đồng, chủ đầu tư sẽ gửi thông báo chấp thuận việc nghiệm thu hồ sơ thiết kế bằng văn bản tới nhà thầu. Nếu không thì cần thông báo để thực hiện sửa đổi.  

Theo Thông tư 26/2016/TT-BXD, giám sát thi công xây dựng gồm những công việc nào?

Tại điều 7 của thông tư 26/2016/tt-bxd, giám sát thi công được chia thành 3 loại:

  • Giám sát tiến độ thi công: gồm việc kiểm tra, xác nhận tiến độ thi công, đôn đốc khi cần thiết để đảm bảo tiến độ. Đồng thời, đánh giá, xác định nguyên nhân vào báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh tiến độ của dự án. Kiểm tra, đánh giá năng lực của đơn vị thi công. 
  •  Giám sát khối lượng thi công: kiểm tra, xác nhận khối lượng và báo cáo về các khối lượng phát sinh. 
  • Giám sát bảo đảm an toàn lao đồng và giám sát thi công phù hợp với các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. 
 Giám sát thi công gồm những phần việc nào?
Giám sát thi công gồm những phần việc nào?

Thời gian lưu trữ hồ sơ công trình?

Thông tư 26/2016/tt-bxd quy định thời gian lưu trữ với hồ sơ công trình như sau:

  • Công trình thuộc nhóm A: tối thiểu 10 năm
  • Công trình thuộc nhóm B: tối thiểu 7 năm
  • Công trình thuộc nhóm C: tối thiểu 5 năm

Thời gian bắt đầu tính là kể từ thời điểm công trình được đưa vào sử dụng. 

Những ai có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng?

Nhiệm vụ bảo trì công trình xây dựng sẽ được chia theo công trình 1 chủ sở hữu và nhiều chủ sở hữu. Trong đó, công trình một chủ sở hữu:

  • Tổ chức, cá nhân được nhà nước giao cho khai thác, quản lý sẽ có trách nhiệm bảo trì công trình
  • Nếu thuộc sở hữu khác thì do chủ sở hữu công trình bảo trì. 
  • Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị do chủ đầu tư bảo trì cho đến khi bàn giao lại cho nhà nước. 
  • Công trình BOT do đơn vị chịu trách nhiệm dự án bảo trì theo hợp đồng khai thác kinh doanh. 
 Những ai có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng?
Những ai có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng?

Đối với công trình nhiều chủ sở hữu:

  • Nếu là nhà ở, các chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bảo trì phần riêng theo thỏa thuận hoặc đóng góp kinh phí bảo trì phần chung. 
  • Với các loại công trình còn lại thì chủ sở hữu phần riêng sẽ bảo trì phần riêng và thỏa thuận để sở hữu phần chung theo quy định. Việc thỏa thuận, phân chia phải được quy định bằng văn bản hoặc trong hợp đồng mua bán, thuê tài sản. 

Theo thông tư 26/2016, nếu công trình đã được vào sử dụng nhưng chưa được bàn giao cho cá nhân/ hoặc đơn vị sở hữu/ quản lý thì chủ đầu tư cần bảo trì công trình. Và nếu công trình chưa xác định chủ sở hữu thì đơn vị đang khai thác, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì.  

Tranh chấp về chất lượng công trình là gì?

Tranh chấp là điều không ai mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, khi có tranh chấp, các bên cần biết cách xử lý để giải quyết tranh chấp và không vi phạm pháp luật. Theo quy định tại tt 26/2016/tt-bxd, tranh chấp về chất lượng công trình sẽ xảy ra khi các bên có ý kiến khác nhau về một trong các yếu tố sau:

  • Chất lượng sản phẩm
  • Một bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình
  • Biện pháp khắc phục khiếm khuyết về chất lượng của công trình.

Tranh chấp có thể xảy ra giữa các chủ thể cùng tham gia xây dựng công trình hoặc giữa chủ thể xây dựng với chủ sử hữu/ người quản lý hoặc đơn vị sử dụng các công trình lân cận hoặc các bên có liên quan. 

 Trình tự giải quyết tranh chấp xây dựng thế nào?
Trình tự giải quyết tranh chấp xây dựng thế nào?

Khi có tranh chấp, trình tự giải quyết thế nào?

Khi có tranh chấp về chất lượng công trình xảy ra giữa các bên, trình tự giải quyết sẽ như sau:

  • Thương lượng, hòa giải giữa các chủ thể đang có tranh chấp
  • Khi không hòa giải được, các bên có thể lựa chọn tổ chức, cá nhân để năng lực để tiến hành đánh giá, kiểm định chất lượng của công trình. Từ đó đưa ra hướng khắc phục. Trong trường hợp này, các bên có thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng hướng dẫn giải quyết tranh chấp. 
  • Khi không thể hòa giải, các bên có thể khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại tòa. Tòa án xử lý tranh chấp sẽ được xác định theo quy định tại bộ luật dân sự 2015. 

Để hiểu rõ hơn các quy định tại tt26/2016, bạn có thể download thông tư 26/2016/tt-bxd pdf hoặc thông tư 26/2016/tt-bxd file word trên internet. Chỉ cần gõ các từ khóa như tt26/2016 hay thông tư 26/2016/tt-bxd doc, bạn có thể tìm đọc bản đầy đủ của thông tư này.

Trên đây là các thắc mắc, câu hỏi thường gặp khi thực hiện Thông tư 26/2016/TT-BXD. Hãy lưu ý các quy định của thông tư để thực hiện đúng và phù hợp nhé. Và đừng quên cập nhật các phiên bản sửa đổi mới nhất của các văn bản luật nhé.

Xem thêm: Tại đây

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

7 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

7 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

8 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

8 giờ trước

Các công ty chứng khoán gia tăng sức nóng "cuộc đua" tăng vốn

8 giờ trước