Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân: Cần tập trung tháo gỡ cho doanh nghiệp

Thứ ba, 14/06/2022-10:06
Nếu gỡ được nút thắt về nguồn vốn và quỹ đất, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân chắc chắn sẽ tạo được sức hấp dẫn đối với các “ông lớn” trong ngành bất động sản. Qua đó có thể đảm bảo được vấn đề gia tăng nguồn cung, giải được bài toán an cư lạc nghiệp cho hàng triệu người dân và người lao động thu nhập thấp.

Hàng loạt những vấn đề nóng bỏng trong lĩnh vực bất động sản đã được nhắc đến tại Nghị trường Quốc hội, trong đó có yêu cầu về việc tháo gỡ các điểm tắc nghẽn về vốn tín dụng, quỹ đất được đặc biệt quan tâm, và những câu trả lời từ lãnh đạo của các bộ, ngành liên quan đã mang lại rất nhiều kỳ vọng.

Tập trung giải bài toán về vốn vay

Những điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi quá khó khăn, ngặt nghèo là một trong những điểm tắc nghẽn lớn nhất khiến cho nhiều ông lớn trong ngành địa ốc không mấy mặn mà với việc phát triển các dự án nhà ở xã hội và nhà ở dành cho công nhân. 

Nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chia sẻ: Với mức lãi suất hiện nay cùng cơn bão giá về vật liệu xây dựng, nếu không tăng giá bán nhà thì chắc chắn sẽ chịu lỗ, bởi để tiếp cận được với nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất 4,8% là điều vô cùng khó khăn. Điển hình, mới đây, một loạt doanh nghiệp chuyên phát triển loại hình nhà ở giá rẻ tại Bắc Ninh đã làm đơn để xin điều chỉnh giá bán, thậm chí xin dừng bán các căn hộ.

Người nước ngoài không được sở hữu nhà thương mại trong dự án nhà ở xã hội 

Bộ Xây dựng mới đây đã có hướng dẫn Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang về việc bán, cho thuê, cho thuê mua đối với phần 20% diện tích sàn nhà ở thương mại trong công trình nhà ở xã hội.

Doanh nghiệp không "mặn mà" với dự án nhà ở xã hội: Nguyên nhân do đâu?

Những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp không "mặn mà" với nhà ở xã hội có thể kể đến là vướng mắc trong cơ chế pháp lý, thiếu nguồn vốn ưu đãi, lợi nhuận không cao, thủ tục phức tạp,....

Giá 15-25 triệu đồng/m2: Người nghèo khó mua nhà ở xã hội

Giá bán nhà ở xã hội trung bình ở mức 15 triệu đồng/m2, có nơi lên tới 21-25 triệu đồng/m2 hoặc cao hơn khiến cho nhiều người nghèo có nhu cầu không thể tiếp cận được.

Các địa phương đã giải bài toán khó cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân như thế nào?

Đà Nẵng hay Bắc Ninh là những tỉnh, thành phố đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để thúc đầy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thu nhập thấp. Nhờ sự chủ động trong công tác quy hoạch và thực hiện nghiêm theo các giải pháp của Chính phủ, những địa phương này đã rút ra bài học kinh nghiêm và mở lối khai thông bài toán phát triển NOXH cho người dân, công nhân ngoại tỉnh có nơi ở ổn định.

Từ chỗ chẳng ai ngó ngàng, nay nhà ở xã hội…bỗng nhiên hấp dẫn các đại gia

Sau một thời gian dài rơi vào cảnh gần như “tuyệt chủng” nay nhà ở xã hội vốn mang nặng tính an sinh hơn là lợi nhuận nay bỗng dưng lại được nhiều “ông lớn” trong ngành bất động sản…để mắt. Theo đó nhiều dự án lớn đang trong quá trình triển khai thực hiện, bổ sung nguồn cung mới cho thị trường.

Nhà ở xã hội Bình Dương tăng giá gấp đôi, nguồn cung “nhỏ giọt” người mua rơi vào thế khó

Nhiều người lao động sinh sống ở Bình Dương có mong muốn mua nhà ở xã hội giá rẻ nhưng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi nguồn cung khan hiếm và mặt bằng giá ngày càng tăng cao. Nhà ở xã hội giá rẻ ở Bình Dương loại 100 triệu đồng diện tích 30m2 đã bất ngờ tăng lên 200 triệu đồng/căn.

Bùng nổ các dự án nhà ở xã hội khắp cả nước

Năm 2022, không chỉ các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM đang chuẩn bị làm hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội các địa phương đang tấp nập phê duyệt các dự án nhà ở xã hội trên cả nước. Mới đây, Vinhomes công bố làm nhà ở xã hội (NƠXH) trên cả nước trong đó sẽ triển khai trước tiên tại Hà Nội và TPHCM.

Ngăn dòng chảy tín dụng vào bất động sản, liệu vốn cho nhà ở xã hội có thông?

Nguồn cung nhà ở bình dân, giá vừa túi tiền liên tục sụt giảm trong những năm gần đây, đặc biệt các dự án nhà ở xã hội, nhà ở dành cho đối tượng công nhân, lao động thu nhập thấp càng khan hiếm. Thực tế này đòi hỏi cần có giải pháp khơi thông và đẩy nhanh nguồn vốn hỗ trợ, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu mua nhà ở thực của người dân.

Nhà ở xã hội hiện vướng mắc về vốn và quỹ đất
Nhà ở xã hội hiện vướng mắc về vốn và quỹ đất

Cần phải nói thêm rằng, giai đoạn đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm nay đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định ở Thông tư số 11, Thông tư số 32 và Thông tư số 25 là 4,8%/năm.

Một vấn đề đã cũ nhưng luôn có sức nóng đối với thị trường bất động sản vừa một lần nữa được đưa ra tại Nghị trường Quốc hội những ngày qua. Bộ Xây dựng chia sẻ thông tin về việc sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho vay đối với những dự án có đầy đủ pháp lý, đáp ứng được nhu cầu ở thực của người dân, trong đó sẽ ưu tiên cho vay đối với những dự án nhà ở xã hội, nhà ở dành cho đối tượng công nhân.

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chia sẻ, trong thời gian vừa qua, cơ cấu các loại hình sản phẩm bất động sản còn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân, chủ yếu là bất động sản nhà ở thuộc phân khúc cao cấp, hạng sang, du lịch, trong khi sản phẩm nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân, người lao động thu nhập trung bình... còn đang rất thiếu.

Theo đó, ông Nghị nhận mạnh đến việc cần ưu tiên cho vay đối với những dự án nhà ở thương mại giá hợp lý, nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân đã được cấp phép và khởi công xây dựng để gia tăng nguồn cung cho thị trường. Đối với những người có nhu cầu mua nhà ở có thu nhập thấp, sẽ có chính sách như thực hiện hỗ trợ cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng sẽ có thêm một số chương trình cho vay, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về đất ở đối với những người nghèo, có chính sách riêng đối với bà con dân tộc đồng bào thiểu số và ở miền núi.

Cần có giải pháp tháo nút thắt cho doanh nghiệp

Bên cạnh có giải pháp thể khai thông nguồn vốn vay, theo Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, một vấn đề khác cũng cần quan tâm là phải rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí đầy đủ về quỹ đất phục vụ cho việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân theo đúng với quy định, và việc thúc đẩy cải tạo những dự án chung cư cũ, xuống cấp cũng sẽ được đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những bất cập, vướng mắc lớn nhất cản trở việc thúc đẩy nguồn cung cũng như các doanh nghiệp tham gia xây dựng phát triển nhà ở xã hội chính là quy định về trích lập 20% quỹ đất triển khai dự án nhà ở thương mại từ 2 - 5ha để phục vụ xây nhà ở xã hội tại Nghị định 49 (quỹ đất 20%).


Tháo gỡ được vướng mắc, nhà ở xã hội sẽ hấp dẫn sự quan tâm của các đại gia địa ốc
Tháo gỡ được vướng mắc, nhà ở xã hội sẽ hấp dẫn sự quan tâm của các đại gia địa ốc

Chính vì quy định vô cùng bất khả thi và thiếu thực tế này nên trong thời gian vừa qua, không có nhiều đơn vị doanh nghiệp thực hiện được công việc xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20%. Thực tế là các doanh nghiệp có thể làm tốt, việc triển khai dự án nhưng phải có cơ chế phù hợp để họ thực sự muốn bắt tay vào làm.

Việc gia tăng sức hút của loại hình nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ cho công nhân đối với doanh nghiệp là điều rất quan trọng, bởi lẽ nguồn cung hai loại hình nhà ở trên đang thiếu gay gắt, đến nay chỉ mới đạt được khoảng 7,3 triệu m2/12,5 triệu m2 theo kế hoạch đã đề ra. Trong đó, sản phẩm nhà ở cho công nhân là 2,7 triệu m2, tương đương với 54.000 căn hộ, nhà ở xã hội dành cho đối tượng người thu nhập thấp ở đô thị tương là 4,6 triệu m2 tương đương với 92.500 căn hộ.


Tốc độ phát triển nhà ở xã hội rất chậm
Tốc độ phát triển nhà ở xã hội rất chậm

Cả nước hiện nay đang tiếp tục triển khai 339 dự án nhà ở xã hội, tuy nhiên tốc độ triển khai vô cùng chậm chạp. Trong đó, dự án nhà ở công nhân là 7,6 triệu m2 tương đương với hơn 152.000 căn hộ; nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp hiện chỉ là 10,96 triệu m2 tương đương với 219.000 căn hộ. Các dự án này có tốc độ triển khai vô cùng chậm và mới chỉ đang trong giai đoạn khởi động lại trong thời gian gần đây sau khi gói hỗ trợ tín dụng theo Nghị quyết 11 của Chính phủ được ban hành công bố.

Nếu được "cởi trói" hai vấn đề then chốt là vốn và quỹ đất, thì những dự án nhà ở xã hội và nhà ở dành cho công nhân sẽ gia tăng sức hấp dẫn với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là những "ông lớn" hàng đầu trong ngành như Vinhomes, Hòa Bình, Nam Long, Địa Ốc Sài Gòn, Becamex IDC, Viglacera, APEC, Hoàng Phúc, TTC Land… vốn đã phát ra những tín hiệu vô cùng tích cực trong thời gian vừa qua.

Có thể thấy rằng, khoảng cách từ khi ban hành chính sách cho đến thực tế triển khai sẽ cần nhiều thời gian, tuy nhiên câu trả lời đến từ lãnh đạo bộ ngành liên quan về vấn đề tháo gỡ vướng mắc nguồn vốn tín dụng rõ ràng mang đến rất nhiều hy vọng cho các doanh nghiệp và cả người dân quan tâm đến loại hình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Intel bỏ lỡ “cơ hội vàng” khiến vốn hoá thị trường hiện chỉ bằng 1/16 Nvidia

Doanh nghiệp bán lẻ công nghệ sa thải hàng nghìn nhân sự, doanh số tăng mạnh quý I/2024

Một phân khúc bất động sản sẽ là “miếng bánh” ngon trong năm 2024

Dư nợ cho vay margin quý I/2024 hơn 195.000 tỷ đồng, rủi ro giảm

Vì sao lãi suất vay mua nhà thấp nhưng nhiều người vẫn e ngại chưa “xuống tiền”?

Loạt doanh nghiệp hoãn ngày tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

Kết quả kinh doanh quý I/2024: Nhóm ngành bất động sản ảm đạm

ĐHĐCĐ HAGL Agrico: Kế hoạch thua lỗ 4 năm liên tiếp, dự kiến đến năm 2028 sẽ lãi 2.450 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

7 giờ trước

Intel bỏ lỡ “cơ hội vàng” khiến vốn hoá thị trường hiện chỉ bằng 1/16 Nvidia

13 giờ trước

Doanh nghiệp bán lẻ công nghệ sa thải hàng nghìn nhân sự, doanh số tăng mạnh quý I/2024

14 giờ trước

Một phân khúc bất động sản sẽ là “miếng bánh” ngon trong năm 2024

15 giờ trước

Dư nợ cho vay margin quý I/2024 hơn 195.000 tỷ đồng, rủi ro giảm

16 giờ trước