Phương án “hàng đổi hàng” cho trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn có khả thi?

Thứ sáu, 20/01/2023-08:01
Nhiều chuyên gia cho rằng, đối với các doanh nghiệp bất động sản khó khăn thực sự thì phương án “hàng đổi hàng” cho nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là khả dĩ nhất. Bởi đến thời điểm này, họ cũng không thể xoay được nguồn tiền để trả nợ. Tuy nhiên, trong vấn đề này rất cần sự chia sẻ, đồng hành của các nhà đầu tư.

Nơi mua trước hạn, nơi loay hoay tìm nguồn tiền

Theo thống kê từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong năm 2022, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 258.575 tỷ đồng.  Trong đó, nhóm ngân hàng hiện vẫn dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt gần 137.000 tỷ đồng, tương đương với trên 53,5% tổng giá trị phát hành. Nhóm bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với gần 52.000 tỷ đồng, chiếm khoảng trên 20%.

 Thống kê này cho thấy, so với cùng kỳ năm 2021, các doanh nghiệp địa ốc đã phát hành sụt giảm gần 76%. Điều khiến các doanh nghiệp cảm thấy “khó thở” chính là việc vào tháng 1/2023 sẽ có khoảng gần 17.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn. Trong số đó, doanh nghiệp bất động sản sẽ phải tìm kiếm được nguồn tiền 10.500 tỷ đồng để thanh toán cho các trái chủ.


Nhiều doanh nghiệp đang loay hoat nguồn tiền để trả nợ trái phiếu đáo hạn.
Nhiều doanh nghiệp đang loay hoat nguồn tiền để trả nợ trái phiếu đáo hạn.

Thực tế cho thấy, từ quý IV-2022, không ít các doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản lớn đã phải loay hoay tìm phương án thanh trái trái phiếu đáo hạn vào năm nay. Những năm trước, họ hoàn toàn có thể vay ngân hàng hoặc tiếp tục phát hành trái phiếu để “gối đầu”. Nhưng năm nay, khi các kênh huy động vốn đều bị siết, những lô trái phiếu đến hạn được ví như thêm một “cú đấm” vào “vết thương” mà các doanh nghiệp địa ốc đã gánh chịu trong năm qua. Vấn đề ở chỗ, xoay nguồn tiền ở đâu để trả những lô trái phiếu đáo hạn?

Đầu tháng 12/2022, Công ty Phát Đạt công bố mua lại gần 190 tỷ đồng trái phiếu trước hạn phát hành năm ngoái. Trước đó, doanh nghiệp này cũng chi 150 tỷ đồng trả sớm lô trái phiếu khác.  TRổng giám đốc của Phát Đạt chia sẻ rằng, doanh nghiệp đã chuẩn bị kế hoạch và lộ trình để thanh toán đúng hạn các khoản vay, cũng như đảm bảo quyền lợi của các trái chủ. Ngoài việc thanh toán trước hạn, doanh nghiệp sẽ tái cơ cấu danh mục đầu tư, tăng khả năng thanh khoản nợ vay, đảm bảo nguồn tiền.

Trước đó, vào tháng 10/2022, Công ty cổ phần Sunshine Homes cũng thông báo mua lại trái phiếu trước hạn với quy mô 500 tỷ đồng. Được biết, lô trái phiếu này được phát hành cuối năm 2020 và chỉ còn hơn hai tháng nữa là đáo hạn.

Sunshine Homes giải thích rằng, lý do mua trước hạn vì đơn vị bảo lãnh thanh toán bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Sunshine Homes phải mua lại trái phiếu theo yêu cầu của người sở hữu trái phiếu căn cứ theo điều khoản phát hành. Tương tựu, Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong 9 tháng, khối lượng trái phiếu mua trước hạn trị giá hơn 135.00 0 tỷ đồng. Sớm hơn nữa là từ tháng 6/2022, Gelex có 4 đợt mua lại trái phiếu với giá trị lên đến 1.400 tỷ đồng. Điều đáng chú ý là 4 đợt này chỉ diễn ra trong vỏn vjen 2 tháng. Một điều đáng nói nữa là các lô này chỉ mới phát hành được 5 tháng và có kỳ hạn lên đến 3 năm. Bên

Bên cạnh các nhà phát hành mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn thì cũng không ít các vụ việc trái phủ phải treo băng rôn, rồng rắn đến công ty để đòi tiền trái phiếu đáo hạn. Sự việc này đã diễn ra ở tại Hà Nội trong những ngày cuối năm.

Việc doanh nghiệp bất động sản mua trái phiếu trước hạn cũng là điều đã được các chuyên gia dự báo trước. Bởi điều này có thể thấy, khi cầm nguồn tiền huy động được từ trái phiếu, các doanh nghiệp thấy không còn khả thi nữa nên trả nợ cho các trái chủ để giảm gánh nặng về lãi. Nhiều khi, đây cũng là nguyện vọng của các trái chủ. Bởi chứng kiến thị trường bất động sản 2 năm qua rất khó khăn, các trái chủ trầy trật mới đòi được vốn và lãi, nhiều nhà đầu tư cũng muốn thu hồi vốn sớm. Đó là tâm lý an toàn, bảo toàn vốn.

Nên xem xét đến phương án “hàng đổi hàng”

Mới đây, FiinRatings đã đề xuất đưa ra 3 phương án đối với việc doanh nghiệp gặp khó khăn khi đối diện với trái phiếu đáo hạn. Theo đó, phương án đầu tiên mà FiinRatings đưa ra chính là “hàng đổi hàng”. Cụ thể, đây là phương án đã diễn ra trên thị trường thời gian qua và có kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên, phương án này cần sự đồng thuận từ nhà đầu tư và đơn vị phát hành. FiinRatings cho rằng, các trái chủ hoàn toàn có xem xét đến phương án này khi các sản phẩm bất động sản hoán đổi có đầy đủ thông tin, pháp lý.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup chia sẻ, giải pháp hàng đổi hàng đã được thị trường bất động sản Trung Quốc áp dụng khá nhiều. Hiểu nôm na là các trái chủ yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán trái phiếu bằng sản phẩm, dịch vụ họ đang kinh doanh. Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng đã đề xuất phương án này với các trái chủ. Theo đó, sản phẩm hoán đổi có thể là căn hộ, đất nền phân lô, biệt thự… Khi bất động sản hoán đổi có giá trị cao hơn so với lượng trái phiếu, các trái chủ có thể tạo thành từng nhóm để cùng sở hữu. Tuy nhiên, ông Thuân cũng lưu ý, phương án này cần phải xem xét rất cẩn trọng tính pháp lý của sản phẩm hoán đổi.


Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup.

Chủ tịch FiinGroup nói thêm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay cần có sự đồng hành và chia sẻ của tất cả các nhà đầu tư, trái chủ. Bên cạnh đó, cần có sự can thiệp “vừa đủ” của cơ quan chức năng.

Dưới góc nhìn kinh tế vĩ mô, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, vấn đề trái phiếu đáo hạn đối với doanh nghiệp bất động sản là vô cùng căng thẳng. Nhất là khi nhiều kênh huy động vốn thời gian qua đang bị siết chặt. Dù khó khăn, thuận lợi thì việc đầu tiên các nhà phát hành nên làm là ngồi lại với các trái chủ và thông báo tình trạng thực tế của doanh nghiệp. Tiếp đến là thương lượng về kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp, kế hoạch trả nợ và tăng quyền lợi cho các trái chủ.

“Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp cũng có thể thương lượng để nhờ ngân hàng bảo lãnh cho các lô trái phiếu đáo hạn. Tuy nhiên, để được các ngân hàng đồng ý là việc rất khó. Dù khó thì doanh nghiệp cũng phải làm và tìm mọi cách để xử lý các khoản trái phiếu đến hạn”, Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói.

An Tố Nhi
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

Meey 3D - Nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch bất động sản

Meey Group ra mắt Học viện đào tạo ứng dụng công nghệ số cho nghề bất động sản

"Cửa sáng" cho chủ đầu tư nhà ở thương mại

Thuê nhà rồi cho thuê lại: Kênh đầu tư này liệu còn hot?

Nhà đầu tư đất nền như "ngồi trên đống lửa"

Lộ diện điểm nghẽn cản trở sự hồi phục của thị trường địa ốc

Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp cận nhiều hơn với nguyên tắc thị trường

Tin mới cập nhật

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

34 phút trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

59 phút trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

1 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

2 giờ trước

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

4 giờ trước