Phú Yên phấn đấu thu hút 95.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển

Thứ bảy, 30/04/2022-10:04
Mới đây, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Chương trình về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong đó, Phú Yên phấn đấu sẽ thu hút được nguồn vốn 95.000 tỷ đồng dành cho đầu tư phát triển.

Thu hút 95.000 tỷ vốn đầu tư

Theo Báo Kinh tế & Đô thị, tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng của tỉnh trong giai đoạn 2021 – 2025 bình quân 8,5%/ năm. Trong đó, nông – lâm – ngư – nghiệp chiếm hơn 20%; công nghiệp và xây dựng hơn 31%; dịch vụ chiếm hơn 44% và thuế sản phẩm là 4,39%. Thu nhập bình quân đầu người của Phú Yên đến năm 2025 sẽ đạt 88 triệu đồng (tương đương hơn 3.800 USD). Thu ngân sách của tỉnh đến năm 2025 đạt khoảng 11.000 tỷ đồng. 

Để đạt được những mục tiêu về kinh tế nêu trên, tỉnh Phú Yên mong muốn thu hút được khoảng 95.000 tỷ đồng tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, vốn ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách 65.000 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 nghìn tỷ đồng.


Tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng của tỉnh trong giai đoạn 2021 – 2025 bình quân 8,5%/ năm.
Tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng của tỉnh trong giai đoạn 2021 – 2025 bình quân 8,5%/ năm.

Về các chỉ tiêu xã hội, Phú Yên phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều sẽ giảm 1,5-2%/ năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, trong đó 30% có bằng cấp, chứng chỉ. Tỉnh đặt mục tiêu sẽ tạo việc làm bình quân 25.000 người/ năm. Trong đó mỗi năm thêm 4.700 lao động mới. Tỷ lệ thất nghiệp dưới 2% vào năm 2025. Tỷ lệ thất nghiệp dưới 2% vào năm 2025. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 45%, khu vực nông thôn đạt chuẩn văn hóa đạt 90%.

Về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững, Phú Yên đặt mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 là 48%. Với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao sẽ đạt 100% có hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống quan trắc nước thải tự động có đường truyền dữ liệu về cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường để kiểm tra, giám sát theo quy định; 100% chất thải rắn y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn; 98% chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý đúng quy định.

Nhiều nhiệm vụ đột phá để Phú Yên phát triển

Tại Chương trình này, UBND tỉnh Phú Yên đề ra một số giải pháp đột phá. Trong đó, tỉnh nhấn mạnh việc xây dựng con người Phú Yên phát triển toàn diện. Tỉnh cũng đề ra giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số. Trong đó lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao các chỉ số cải cách hành chính nhằm minh bạch, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh…

Phú Yên cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó tập trung vào du lịch biển và du lịch sinh thái, xây dựng được thương hiệu du lịch tỉnh. Tỉnh cũng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển mạnh mẽ kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh – quốc phòng. Trong đó trọng tâm là khai thác và phát huy các tiềm năng khu kinh tế Nam Phú Yên để đẩy mạnh quá trình phát triển của địa phương.


Phú Yên xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Phú Yên xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Về nông nghiệp, tỉnh xác định phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao… đồng thời tạo ra các sản phẩm chủ lực, có giá trị kinh tế cao. Tỉnh sẽ đầu tư và phát huy Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên công tác nghiên cứu khoa học trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng phát triển các mô hình trồng cây ăn quả hiệu quả ở các địa phương gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Về tài nguyên, khoáng sản, tỉnh đề ra yêu cầu quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và khoáng sản, tăng cường công tác bảo vệ và cải thiện môi trường… 

Trong Chương trình này, tỉnh cũng yêu cầu các sở, ban, ngành tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để tạo sự thuận lợi trong phục hồi và phát triển kinh tế.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư huy động mọi nguồn lực cho phát triển.  Thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Tỉnh Phú Yên cũng đề ra mục tiêu mỗi năm có 500 doanh nghiệp mới được thành lập. Để làm được điều đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Trong đó Phú Yên xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của kinh tế tỉnh…

Về giao thông, thời gian tới Phú Yên sẽ phối hợp các bộ, ngành để mở rộng, nâng cấp ba tuyến quốc lộ (QL 25, 29 và 19C) và các trạm dừng nghỉ. Kết nối giữa Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên bằng đường cao tốc. Đầu tư xây dựng mới sân bay với công suất đạt 5 triệu lượt khách/ năm và một số dự án giao thông quan trọng khác. 

Phát triển mạng lưới đô thị theo ba trục

Về quy hoạch, tỉnh Phú Yên sẽ đẩy nhanh lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn tới 2050. Điều chỉnh quy hoạch chung khu kinh tế Phú Yên; xây dựng quy hoạch sử dụng đất các huyện thời kỳ 2021 – 2030. Hoàn thành quy hoạch các khu đô thị, nông thôn, đảm bảo liên kết vùng, đồng thời phát huy tiềm năng và lợi thế của từng địa phương. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết, đặc biệt là khu vực Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa; Nam Bình Định – Bắc Phú Yên và Phú Yên với Tây Nguyên.


Phú Yên phát triển mạng lưới đô thị theo ba trục.
Phú Yên phát triển mạng lưới đô thị theo ba trục.

Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, nhất là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc lập Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Phú Yên; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030; các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, xây dựng định hướng đảm bảo chất lượng liên kết vùng, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng và tăng cường liên kết giữa các vùng, các địa phương trong quá trình phát triển, nhất là giữa Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa, Bắc Phú Yên - Nam Bình Định và Phú Yên - Tây Nguyên.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh các định hướng phát triển mạng lưới đô thị theo 3 trục. Đó là: Hành lang Bắc-Nam ở phía Đông và phía Tây; hành lang Đông - Tây (theo QL29 và QL25). Riêng với trục này, sẽ tập trung phát triển hành lang phía Đông gồm các đô thị ven biển như: Sông Cầu , Tuy An , Tuy Hòa , Đông Hòa. Đô thị thành phố Tuy Hòa sẽ được phát triển mở rộng về phía Tây, Bắc. Tỉnh cũng chú trọng phát triển kinh tế đô thị gắn với phát triển đô thị. Đồng thời sẽ hình thành các đô thị mới như: Xuân Phước, Sơn Long, Sơn Thành Đông và một số xã đủ điều kiện.
Đặc biệt, UBND tỉnh Phú Yên giao UBND thành phố Tuy Hòa thực hiện các Nghị quyết, Kế hoạch… để hoàn thiện tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2025. 

Theo: kinhtedothi.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Tin mới cập nhật

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

9 giờ trước

Thủy sản Minh Phú báo lãi quý I/2024 đạt gần 25 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ

10 giờ trước

Chứng khoán đã thoát hiểm nhưng vẫn còn áp lực bán

10 giờ trước

TikTok để lại “miếng bánh” hàng tỷ USD nếu rút khỏi thị trường Mỹ

10 giờ trước

Bức tranh ngành thép quý I/2024: “Ông lớn” Hòa Phát tiếp tục hồi phục, nhóm tôn mạ được nhận định là điểm sáng

10 giờ trước