Người nước ngoài, Việt kiều vẫn gặp khó khi mua nhà tại Việt Nam

Thứ năm, 02/03/2023-07:03
Hiện nay, theo thống kê của Câu lạc bộ Bất động sản Việt Nam (HREC), người nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu sở hữu khoảng hơn 1 triệu căn hộ và nhu cầu của Việt Kiều lên tới 3 triệu căn hộ. Tuy nhiên, những khó khăn về quy định, thủ tục mua bán bất động sản đối với hai đối tượng này đang có những rào cản rất lớn.

Kỳ vọng giải phóng được phân khúc bất động sản cao cấp

Hiện nay, Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài và Việt kiều đánh giá là nơi đáng đầu tư, đáng sống. Vì vậy, nhu cầu nhà ở của người nước ngoài, Việt kiều để làm nơi an cư rất lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn vốn FDI không ngừng tăng thì người nước ngoài đến Việt Nam cũng đang gia tăng đáng kể. Theo thống kê của Câu lạc bộ Bất động sản Việt Nam HREC, nhu cầu sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam khoảng hơn 1 triệu căn hộ và Việt Kiều lên tới 3 triệu căn hộ. Nhu cầu này được đánh giá sẽ góp phần giúp thị trường bất động sản sôi động hơn.


Theo thống kê, nhu cầu sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam khoảng hơn 1 triệu căn hộ và Việt Kiều lên tới 3 triệu căn hộ. Nhu cầu này được đánh giá sẽ góp phần giúp thị trường bất động sản sôi động hơn
Theo thống kê, nhu cầu sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam khoảng hơn 1 triệu căn hộ và Việt Kiều lên tới 3 triệu căn hộ. Nhu cầu này được đánh giá sẽ góp phần giúp thị trường bất động sản sôi động hơn

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch câu lạc bộ Bất động sản Việt Nam HREC cho biết, Để người nước ngoài hồi hương có thể sở hữu nhà rất tốt bởi Việt Nam sẽ thu hút được các nguồn đầu tư lớn trên cơ sở nguồn lực đang sẵn có. Vấn đề là cơ chế chính sách sao cho phù hợp thì chúng ta sẽ có nguồn lực rất lớn để phát triển kinh tế từ đó có thêm nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội.

Ông Bảo cũng thông tin, hiện có hơn 10 triệu Việt Kiều ở trên 200 quốc gia. Trong số này có tới 3,8 triệu người đã đến tuổi nghỉ hưu. Đối tượng khách hàng ở nhóm tuổi này đó là đã có tích sản và trong số đó có tới 3 triệu người có nhu cầu trở về Việt Nam sinh sống,  mua nhà, định cư. Vì vậy, số lượng người có nguồn lực tài chính dồi dào để mua các ăn hộ trị giá 20-30 tỷ đồng là rất nhiều. Vì vậy, theo Chủ tịch HREC, nếu bán được 3 triệu căn hộ cho Việt kiều sẽ thu về lượng tiền rất lớn. Nguồn tiền này sẽ giúp phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm và có thể đầu tư nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Là người nước ngoài có thời gian sinh sống tại Việt Nam khá lâu, ông Kenneth M Atkinson - Chủ tịch Grant Thornton Việt Nam cho biết, ước tính có khoảng 100.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nếu tính cả những người có visa tạm thời 3 tháng, con số này lên đến 300.000 người. Ông Kenneth thông tin, giá nhà tại Việt Nam phù hợp với người nước ngoài nhưng hiện nay, người nước ngoài rất khó khăn khi mua nhà tại Việt Nam. Trong khi đó, nhiều người Châu Âu đến Thái Lan, Campuchia hay Lào,… sống và làm việc đều dễ dàng sở hữu nhà thời hạn 99 năm. Vì vậy nếu chính sách của Việt Nam tạo điều kiện để người nước ngoài mua nhà thì đây sẽ là kênh thu hút du lịch, đầu tư rất lớn.


Ông Kenneth M Atkinson - Chủ tịch Grant Thornton Việt Nam
Ông Kenneth M Atkinson - Chủ tịch Grant Thornton Việt Nam

Trao đổi về nguồn cung bất động sản trong thời gian vừa qua, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc kinh doanh, CBRE Việt Nam thông tin, tại TP HCM, năm 2022, phân khúc căn hộ cao cấp và hạng sang tăng mạnh và chiếm tới 94% nguồn cung mới đưa ra thị trường. Các đây 3 năm các căn hộ bình dân đã biến mất trên thị trường. Còn tại Hà Nội, cũng đang lặp lại kịch bản này khi tình trạng lệch pha cung – cầu diễn ra ngày càng nhiều, sản phẩm hạng sang và cao cấp đang chiếm tới 56%. Ông Kiệt dự báo, trong 3 năm tới, các sản phẩm giá rẻ tại Hà Nội sẽ biến mất và thay vào đó sẽ là đa phần là căn hộ tầm trung, cao cấp trở lên.

Theo số liệu của CBRE, trong gần 5000 giao dịch được thực hiện trong 10 năm qua có tới 45% thuộc về khách hàng nước ngoài, nhu cầu đứng đầu là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore... tiếp đó là châu Âu, Mỹ. Bên cạnh đó, bản thân khách hàng này cũng có sự chuyển dịch rõ nét. Cụ thể, tại TP HCM, tới trên 75% nhu cầu ở khu Đông và hiện đang chuyển dịch sang phía Nam và khu trung tâm. Nếu như 5-6 năm trước đây, họ thích căn hộ 1 phòng ngủ thì nay sản phẩm 2-3 phòng ngủ được lượng khách hàng này quan tâm nhiều.

Cũng theo đại diện của CBRE, ngoài nhu cầu "an cư lạc nghiệp", người nước ngoài tại Việt Nam còn có mục đích đầu tư, gia tăng giá trị sản phẩm.

Cũng theo ông Kiệt, người nước ngoài đánh giá cao thị trường Việt Nam, có tiềm năng đầu tư bất động sản, có mục đích đầu tư và gia tăng giá trị sản phẩm nhưng đang gặp nhiều khó khăn về pháp lý, tài chính…

Thông tin thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Bảo cho biết, tại Singapore tới 94% người dân có từ một căn nhà trở lên. Có người có tới  5-6 căn, và họ có thể bán hoặc cho người nước ngoài thuê. Hiện nay, Singaore cũng đã cho người nước ngoài được mua 2 căn, giấy tờ rất nhanh.

Thiếu quy định cụ thể

Xét về mức độ trưởng thành của thị trường bất động sản Việt Nam, ông Huỳnh Tuấn Kiệt cho rằng, Việt Nam có tính tương đồng với Thái Lan nhưng đi sau họ 20-30 năm, đi sau Singapore 50-60 năm. Thị trường bất động sản Việt Nam dường chỉ phát triển nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây.


Số lượng người nước ngoài, Việt kiều có nguồn lực tài chính dồi dào để mua các ăn hộ trị giá 20-30 tỷ đồng là rất nhiều.
Số lượng người nước ngoài, Việt kiều có nguồn lực tài chính dồi dào để mua các ăn hộ trị giá 20-30 tỷ đồng là rất nhiều.

Tại Việt Nam, Luật về mua nhà đối với người nước ngoài còn hạn chế, giới hạn trong khu vực, vùng khiến việc tiếp cận sản phẩm của người nước ngoài, Việt kiều còn tồn tại nhiều vấn đề. Quy trình bán nhà của nhiều chủ đầu tư còn nhiều vấn đề. Luật về bất động sản còn sơ khai nên Chính phủ muốn quản lý sở hữu nhà ở của người nước ngoài chặt chẽ. Do vậy, cần thời gian để luật hiện tại phát sinh hết các vấn đề và từ đó hoàn thiện luật.

Ông Kiệt cũng thông tin, việc người nước ngoài mua nhà, được sở hữu và có sổ đỏ tại Việt Nam đang gặp trở ngại khá lớn. Có tới 90% khách hàng mua, đầu tư nhà tại Việt Nam vẫn chưa nhận được sổ hồng của chung cư mà họ đầu tư. Điều này tạo trở ngại về mặt tâm lý cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần điều chỉnh, bổ sung về mặt pháp lý trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở,… để Việt kiều, người nước ngoài có thể yên tâm “an cư”, đầu tư và sinh sống tại Việt Nam.

Thông tin về những khó khăn để sở hữu nhà Việt Nam của người nước ngoài, ông Peter Hồng – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài thông tin, mặc dù Điều 14 của Luật Kinh doanh bất động sản đã có quy định về các đối tượng và giao dịch bất động sản mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện như: mua nhà, cơ sở sản xuất kinh doanh, văn phòng làm việc,... theo đúng công năng. Tuy nhiên, lại chưa có hướng dẫn cụ thể để thực hiện những giao dịch này. Ông Hồng cũng thông tin, việc áp dụng các quy định liên quan tới giao dịch mua, thuê bất động sản đối với Việt kiều, người nước ngoài chưa rõ ràng và không thống nhất giữa các địa phương dẫn đến khó triển khai các giao dịch.

Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà là người nước ngoài vẫn có sự chồng chéo giữa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai dẫn đến có nhiều cách hiểu và áp dụng không đồng nhất. Vì vậy, việc cần làm hiện nay là phải nhanh chóng có những sửa đổi về mặt pháp lý để tháo gỡ khó khăn trong thực hiện giao dịch mua nhà ở của người nước ngoài, Việt kiều nhằm đáp ứng nhu cầu sở hữu nhà giúp người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam, cũng là tăng nguồn vốn cho xã hội

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

Meey 3D - Nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch bất động sản

Meey Group ra mắt Học viện đào tạo ứng dụng công nghệ số cho nghề bất động sản

"Cửa sáng" cho chủ đầu tư nhà ở thương mại

Thuê nhà rồi cho thuê lại: Kênh đầu tư này liệu còn hot?

Nhà đầu tư đất nền như "ngồi trên đống lửa"

Lộ diện điểm nghẽn cản trở sự hồi phục của thị trường địa ốc

Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp cận nhiều hơn với nguyên tắc thị trường

Tin mới cập nhật

Thị trường chung cư khu vực phía Nam đang diễn biến ra sao?

10 giờ trước

Lợi thế của các căn hộ sắp bàn giao

10 giờ trước

 Bất động sản nhận nguồn vốn rẻ từ ngân hàng 

10 giờ trước

Dòng tiền rẻ vẫn ở ngoài thị trường, chứng khoán nhận hơn 2 tỷ USD trong một năm

10 giờ trước

Số cửa hàng tiện lợi tăng nhanh: Doanh nghiệp bán lẻ lo giữ thị phần

10 giờ trước