meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tịch HĐTV Đỗ Nguyệt Ánh: Hành trình hơn 25 năm trở thành “nữ tướng” của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC)

Thứ hai, 04/07/2022-09:07
Tháng 7/2019, bà Đỗ Nguyệt Ánh được bổ nhiệm trở thành nữ Tổng giám đốc đầu tiên của ngành điện. Đến thời điểm hiện tại, vị nữ tướng tài ba này tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC). Đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai, là một phần không thể thiếu trong sự nghiệp phấn đấu và cống hiến của bà Đỗ Nguyệt Ánh. 

Chiều ngày 6/10/2021, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tiến tổ chức Lễ công bố các Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV với bà Đỗ Nguyệt Ánh cùng với Thành viên HĐTV kiêm Tổng Giám đốc với ông Nguyễn Đức Thiện. Thời điểm đó, đây được coi là một sự kiện lớn và vô cùng quan trọng bởi cả hai chức danh  Chủ tịch HĐTV cũng như Tổng giám đốc được kiện toàn đúng vào dịp kỷ niệm 52 năm ngày thành lập của EVNNPC (6/10/1959 – 6/10/2021).

Được biết, lễ công bố Quyết định bổ nhiệm 2 vị trí “đầu não” của Tổng công ty Điện lực miền Bắc diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế và đời sống xã hội. Chính vì thế, EVNNPC luôn chấp hành nghiêm túc Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 20/9/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn thành phố. Do đó, sự kiện này của Tổng công ty Điện lực miền Bắc được tổ chức dưới dạng Hội nghị truyền hình trực tuyến tới các điểm cầu tại các đơn vị cấp 3, cấp 4 cùng với sự tham dự của Ban Giám đốc, Chủ tịch công đoàn và trưởng các phòng chức năng và đơn vị.

Những điều ít người biết về bà Đỗ Nguyệt Ánh - Chủ tịch HĐTV EVNNPC

“Nữ tướng” của Tổng công ty Điện lực miền Bắc sinh ngày 11/8/1972. Trước khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của EVNNPC, bà Đỗ Nguyệt Ánh từng có hơn 25 năm kinh nghiệm công tác tại Công ty Điện lực 1 (PC1) nay là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC). Tại đây, bà đã trải qua nhiều vị trí công tác. Ở mỗi vị trí, bà luôn phấn đấu và nỗ lực hết mình, biến nó thành cơ hội để bà có thể trải nghiệm thử thách và trau dồi kiến thức, đúc rút được nhiều kinh nghiệm để có được vị trí như ngày hôm nay. 


Chiều ngày 6/10/2021, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tiến tổ chức Lễ công bố các Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV với bà Đỗ Nguyệt Ánh cùng với Thành viên HĐTV kiêm Tổng Giám đốc với ông Nguyễn Đức Thiện
Chiều ngày 6/10/2021, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tiến tổ chức Lễ công bố các Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV với bà Đỗ Nguyệt Ánh cùng với Thành viên HĐTV kiêm Tổng Giám đốc với ông Nguyễn Đức Thiện

Tháng 7/2019, bà Đỗ Nguyệt Ánh được bổ nhiệm trở thành nữ Tổng giám đốc đầu tiên của ngành điện. Đến thời điểm hiện tại, vị nữ tướng tài ba này tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC). Đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai, là một phần không thể thiếu trong sự nghiệp phấn đấu và cống hiến của bà Đỗ Nguyệt Ánh. 

Trong buổi phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Đỗ Nguyệt Ánh khẳng định, với trách nhiệm của người đứng đầu Tổng công ty Điện lực miền Bắc, bà sẽ cùng lãnh đạo EVN nói chung và các lãnh đạo EVNNPC nói riêng sát cánh cùng với tập thể lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên trong Tổng công ty, luôn đoàn kết và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đưa Tổng công ty ngày càng phát triển, chinh phục những đỉnh cao mới. 

Năm 2021 của EVNNPC dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch HĐTV Đỗ Nguyệt Ánh

Dù trở thành nữ Chủ tịch của Tổng công ty Điện lực miền Bắc từ tháng 10/2021 nhưng bà Đỗ Nguyệt Ánh đã đảm nhiệm “ghế nóng” Tổng giám đốc của EVNNPC từ 2 năm trước đó. Dưới sự lãnh đạo của vị nữ tướng này, EVNNPC đã mạnh mẽ vượt qua một năm 2021 đầy khó khăn do dịch bệnh. 

Ngày 6/1/2022, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021; đồng thời đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022. Theo báo cáo của Tổng công ty, năm 2021 vừa qua EVNNPC đã thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong bối ảnh dịch bệnh Covid-19 tác động và ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, điện thương phẩm của Tổng công ty vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt, có kết quả cao nhất trong 5 Tổng công ty phân phối của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).


Bà Đỗ Nguyệt Ánh trong buổi phát biểu nhận nhiệm vụ
Bà Đỗ Nguyệt Ánh trong buổi phát biểu nhận nhiệm vụ

Cụ thể, sản lượng điện thương phẩm của EVNNPC trong năm 2021 là 81,831 tỷ kWh, so với năm 2020 đã ghi nhận mức tăng trưởng 9,31%. Đồng thời, con số này cũng đã vượt kế hoạch EVN giao phó là 81,75 tỷ kWh. Bên cạnh đó, công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng của Tổng công ty cũng hoàn thành và đạt đúng quy định mà Tập đoàn giao cho. Tỷ lệ cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử của Tổng công ty trong năm qua là đạt 97,52% tăng 14,6% so với năm 2020 và cao hơn 2,52% so với kế hoạch giao. Trong khi đó, cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4 của toàn Tổng công ty vượt 13,14% so với kế hoạch năm được giao, đạt 93,14%. Khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt của EVNNPC năm 2021 đạt 71,31% vượt 7,77% kế hoạch. 

Cũng trong năm này, EVNNPC đã thực hiện gửi 200,87 triệu lượt tin nhắn SMS chăm sóc khách hàng, so với năm trước đã tăng 6,37 triệu lượt. Đặc biệt, tháng 12/2021 Tổng công ty đã triển khai Tháng tri ân khách hàng với thông điệp: “Đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19”. Mục đích của chương trình là tạo sự gắn kết, hướng trực tiếp vào việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp cũng như những khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch thông qua những hoạt động cụ thể và thiết thực.

Hoạt động đầu tư xây dựng của Tổng công ty trong năm 2021 đã đối mặt với nhiều khó khăn khi một số tỉnh phía Bắc thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài, đặc biệt là TP Hà Nội. Tại nhiều khu vực, công tác giải phóng mặt bằng cũng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ của các dự án. Tuy nhiên, bất chấp khó khăn, trong năm qua Tổng công ty đã khởi công được 88/78 dự án 110kV, đạt 112,8% kế hoạch Tập đoàn EVN giao;. Đồng thời, EVNNPC cũng đóng điện được 86/81 dự án 110kV, đạt 106,2% kế hoạch EVN giao. Về mục tiêu chuyển đổi số, đến hết năm 2021 Tổng công ty đã tổ chức được công tác số hóa dữ liệu và số hóa quy trình nghiệp vụ, tiến hành xây dựng FS cho dự án triển khai GIS, khảo sát tư vấn dự án kho dữ liệu tập trung.


Trước khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của EVNNPC, bà Đỗ Nguyệt Ánh từng có hơn 25 năm kinh nghiệm công tác tại Công ty Điện lực 1 (PC1) nay là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC)
Trước khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của EVNNPC, bà Đỗ Nguyệt Ánh từng có hơn 25 năm kinh nghiệm công tác tại Công ty Điện lực 1 (PC1) nay là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC)

Mục tiêu năm 2022 của EVNNPC

Tiếp nối những thành tích ấn tượng của năm trước, trong quý đầu năm nay Tổng công ty vẫn đảm bảo được việc cấp điện an toàn và ổn định, đáp ứng nhu cầu điện cho nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân trên địa bàn 27 tỉnh cũng như thành phố ở miền Bắc. Đặc biệt, EVNNPC đã cung ứng điện ổn định, liên tục, phục vụ người dân an tâm vui Tết Nguyên đán Nhâm Dần cũng như đảm bảo điện phục vụ lấy nước tưới tiêu vụ Đông Xuân 2021-2022 cho người nông dân. Bên cạnh đó, EVNNPC cũng tiếp tục đảm bảo cấp điện cho các bệnh viện, các khu vực cách ly, các cơ sở chữa bệnh Covid-19; vận hành an toàn lưới điện và đảm bảo cấp điện liên tục cho các khách hàng trong điều kiện thời tiết mưa rét cũng như băng giá các đợt không khí lạnh trong tháng 1 và 2 khi nền nhiệt độ giảm sâu tại các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Trong tháng 3 vừa qua, điện thương phẩm của Tổng công ty đạt 6,39 tỷ kWh, ghi nhận mức tăng 10,62% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thành phần công nghiệp xây dựng chiếm tới 67,17%, tăng 9,2% so với cùng kỳ; quản lý tiêu dùng chiếm 27,27%, so với cùng kỳ đã tăng 14,51%. Ngoài ra, thành phần thương nghiệp dịch vụ chiếm 2%, tăng 9,47% so với cùng kỳ năm trước. Điện thương phẩm quý đầu năm nay đạt 18,95 tỷ kWh, tăng trưởng 8,38% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong tháng 3, toàn Tổng công ty đã tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 181 khách hàng trung áp. Trung bình thời gian giải quyết các thủ tục của ngành điện là 3,99 ngày. Cũng trong quý đầu năm nay, EVNNPC đã tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 531 khách hàng trung áp, trong đó, thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành điện là 3,9 ngày, so với quy định của Tập đoàn đã giảm 3,1 ngày.


Trong tháng 3/2022, EVNNPC đã khởi công 14 dự án theo kế hoạch. con số này tương đương 155,5% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa
Trong tháng 3/2022, EVNNPC đã khởi công 14 dự án theo kế hoạch. con số này tương đương 155,5% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, tỷ lệ cung cấp dịch vụ  điện theo phương thức điện tử toàn Tổng công ty đạt 99,29%. Sau khi lũy kế 3 tháng đầu năm, tỷ lệ cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử của EVNNPC đạt 98,7%. Ngoài ra, tỷ lệ cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4 đạt 99,09%. Sau khi lũy kế 3 tháng, tỷ lệ cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4 của toàn Tổng công ty đạt 98,42%.

Đặc biệt cũng trong tháng 3/2022, EVNNPC đã khởi công 14 dự án theo kế hoạch. con số này tương đương 155,5% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm tới nay, Tổng công ty khởi công được tổng cộng 17 dự án. Cũng trong quý I/2022, Tổng công ty đã đóng điện được 5 dự án, bao gồm: Đường dây và TBA 110kV KCN WHA, tỉnh Nghệ An; Đường dây 110kV từ TBA 220kV Cao Bằng - TBA 110kV Cao Bằng (mạch 2); Trạm biến áp 110kV Thanh Hà và nhánh rẽ; Nâng công suất MBA T2 TBA 110kV Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang; Cải tạo đường dây 110kV từ TBA 220kV Phú Thọ - Bãi Bằng - Việt Trì.

Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng yếu trong năm nay, Chủ tịch HĐTV EVNNPC Đỗ Nguyệt Ánh đã yêu cầu các đơn vị cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động, tài sản máy móc thiết bị cũng như tài sản tính mạng của nhân dân trong quá trình quản lý vận hành, đầu tư xây dựng kinh doanh lưới điện. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Tổng công ty cần đưa công nghệ vào giám sát công tác hiện trường, tích hợp chương trình chuyển đổi số trong quy trình kỹ thuật – an toàn. Đồng thời, EVNNPC cũng phải xây dựng kế hoạch truyền thông, kế hoạch làm việc với các cấp chính quyền địa phương, với khách hàng lớn để chủ động trong công tác cung ứng điện; chuẩn hóa mọi hoạt động trong toàn Tổng công ty; nỗ lực trong công tác chuyển đổi số.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

5 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

5 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

11 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

11 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

11 giờ trước