Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, Petrolimex vẫn đảm bảo chia cổ tức 12%

Thứ hai, 19/12/2022-13:12
Theo thống kê, Petrolimex năm 2018 đã chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ là 26% trên một mệnh giá. Đến năm 2019, ông lớn này chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 30% trên mệnh giá. Trong 2 năm là 2020 và 2021, dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cộng thêm các đợt giãn cách toàn xã hội kéo dài khiến nhu cầu đi lại và tiêu thụ xăng dầu xuống thấp, tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt của Petrolimex trong 2 năm này vẫn giữ ở mức 12%/mệnh giá.

Mới đây, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán: PLX) đã thông báo về việc giữ nguyên việc chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu ở mức 12% giống như kế hoạch. Điều này bất chấp việc tập đoàn phải điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Cũng theo Petrolimex, Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã thông qua nội dung “điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và kinh doanh năm 2022”. 


Petrolimex cho biết dù chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, tuy nhiên nhờ nguồn thặng dư vẫn đủ khả năng chi trả nên tập đoàn vẫn quyết định đảm bảo việc chi trả cổ tức cho các cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 12%. Ảnh minh họa
Petrolimex cho biết dù chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, tuy nhiên nhờ nguồn thặng dư vẫn đủ khả năng chi trả nên tập đoàn vẫn quyết định đảm bảo việc chi trả cổ tức cho các cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 12%. Ảnh minh họa

Cụ thể, theo như điều chỉnh chỉ tiêu doanh thu kế hoạch năm 2022 của Tập đoàn, từ mức 186.000 tỷ đồng và của Công ty mẹ từ mức 133.000 tỷ đồng lần lượt lên mức 240.000 tỷ đồng và 180.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Petrolimex cũng điều chỉnh lợi nhuận trước thuế kế hoạch năm 2022 của Tập đoàn từ con số 3.060 tỷ đồng và của Công ty mẹ từ 1.860 tỷ đồng lần lượt xuống còn 300 tỷ đồng và 100 tỷ đồng.

Được biết, việc Petrolimex tiến hành điều chỉnh những chỉ tiêu sản xuất kinh doanh là do chịu ảnh hưởng và tác động của nhiều yếu tố liên quan đến những biến động bất thường và dị biệt của giá dầu cũng như nguồn cung năng lượng thế giới; ngoài ra còn có những cơ chế vận hành liên quan đến cấu thành giá cơ sở cùng với sự cố của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa). Đây chính là những yếu tố tác động bất khả kháng và nằm ngoài khả năng dự báo trong quá trình xây dựng kế hoạch của Petrolimex; do đó, việc điều chỉnh là cần thiết và phù hợp với quy định.

Liên quan đến vấn đề này, Petrolimex cho biết dù chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, tuy nhiên nhờ nguồn thặng dư vẫn đủ khả năng chi trả nên tập đoàn vẫn quyết định đảm bảo việc chi trả cổ tức cho các cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 12% như kế hoạch đã phê duyệt trước đó. 

Theo thống kê, Petrolimex năm 2018 đã chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ là 26% trên một mệnh giá. Đến năm 2019, ông lớn này chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 30% trên mệnh giá. Trong 2 năm là 2020 và 2021, dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cộng thêm các đợt giãn cách toàn xã hội kéo dài khiến nhu cầu đi lại và tiêu thụ xăng dầu xuống thấp, tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt của Petrolimex trong 2 năm này vẫn giữ ở mức 12%/mệnh giá.


Trên thị trường chứng khoán, trong buổi chốt phiên giao dịch của cuối tuần trước, cổ phiếu PLX của Petrolimex đã giảm 0,8% và đóng cửa ở mức 31.000 đồng cho một cổ phiếu. Ảnh minh họa
Trên thị trường chứng khoán, trong buổi chốt phiên giao dịch của cuối tuần trước, cổ phiếu PLX của Petrolimex đã giảm 0,8% và đóng cửa ở mức 31.000 đồng cho một cổ phiếu. Ảnh minh họa

Trên thị trường chứng khoán, trong buổi chốt phiên giao dịch của cuối tuần trước, cổ phiếu PLX của Petrolimex đã giảm 0,8% và đóng cửa ở mức 31.000 đồng cho một cổ phiếu. Tính từ đầu năm đến nay, thị giá của Petrolimex đã giảm mạnh mẽ hơn 40%; trong đó giá đóng cửa thấp nhất là vào ngày 15/11 vừa qua với mức 24.650 đồng/cổ phiếu.

‘Petrolimex sẽ phục hồi mạnh trong năm 2023’

Thị trường trong nước năm 2022 có rất nhiều điều bất ổn, vì thế đây là một khoảng thời gian đầy thách thức đối với những doanh nghiệp phân phối xăng dầu. Theo như báo cáo của Chứng khoán VNDirect, trong nửa đầu năm Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hoạt động dưới công suất, cộng với việc chậm điều chỉnh những chi phí cấu thành giá cơ sở xăng dầu, điều này khiến cho các nhà phân phối gặp rất nhiều khó khăn, nguồn cung trong nước cũng vì thế mà bị thiếu hụt. 

Trước tình trạng này, những doanh nghiệp phân phối lớn như Petrolimex đã phải tăng nguồn hàng nhập khẩu để có thể đảm bảo xăng dầu cho thị trường trong nước, trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới vẫn diễn biến phức tạp và không được thuận lợi, kèm theo chi phí vận chuyển tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên, theo dự báo của VNDirect, các doanh nghiệp phân phối xăng dầu sang năm 2023 sẽ phục hồi mạnh mẽ kể từ mức nền thấp của năm nay. Dự báo này được dựa vào 4 nguyên nhân chính. 


Theo dự báo của VNDirect, các doanh nghiệp phân phối xăng dầu sang năm 2023 sẽ phục hồi mạnh mẽ kể từ mức nền thấp của năm nay. Ảnh minh họa
Theo dự báo của VNDirect, các doanh nghiệp phân phối xăng dầu sang năm 2023 sẽ phục hồi mạnh mẽ kể từ mức nền thấp của năm nay. Ảnh minh họa

Thứ nhất, giá dầu thế giới dự kiến sẽ có diễn biến ổn định hơn so với năm 2022; điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong việc đánh giá lại lượng hàng tồn kho. Thứ hai, Chính phủ trong thời gian qua đã ban hành cơ chế để PVN có thể xử lý vấn đề tài chính đối với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Đây sẽ trở thành tiền đề để Nhà máy Nghi Sơn hoạt động ổn định trong những năm tới, từ đó giúp tăng tỷ trọng nguồn cung nội địa cũng như giảm áp lực chi phí nhập khẩu cho những doanh nghiệp phân phối.

Thứ ba, những chi phí định mức cấu thành giá cơ sở xăng dầu cũng đã được các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh tăng trong tháng 10 và tháng 11 vừa qua. Theo VNDirect, sự điều chỉnh này sẽ phản ánh một cách sát sao hơn diễn biến thị trường, giúp giảm bớt áp lực cho những thương nhân kinh doanh xăng dầu.

Thứ tư, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam trong giai đoạn 2022 đến 2030 được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép ở mức 5,5%. Đây chính là cơ sở để những doanh nghiệp phân phối có thể hưởng lợi trong các năm sắp tới. Cũng theo các chuyên gia phân tích, những doanh nghiệp phân phối lớn như Petrolimex có thể sẽ có thêm được thị phần từ các doanh nghiệp nhỏ khác - nhiều khả năng sẽ bị loại khỏi thị trường sau một năm 2022 đầy biến động và khó khăn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Khai tử Workplace, Meta muốn dồn lực để phát triển AI

39 phút trước

Bất động sản rục rịch khởi sắc, nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" đất nền đã lãi cả tỷ đồng

2 giờ trước

GPT-4o có gì mà khiến cả thế giới phải xôn xao?

3 giờ trước

Kịch bản phục hồi nào cho thị trường bất động sản giai đoạn mới?

4 giờ trước

Công ty chứng khoán mở rộng danh mục, mua vào trái phiếu

5 giờ trước