Chỉ số tiêu dùng của những mặt hàng này sẽ quyết định nền kinh tế nước Mỹ có suy thoái không

Thứ sáu, 05/08/2022-09:08
Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ là cơ quan có quyền công nhận một cuộc suy thoái tại Mỹ. Nhưng họ sẽ không đưa ra quyết định sớm.

Sau 2 quý liên tiếp suy giảm GDP, chủ đề nền kinh tế của Mỹ đã rơi vào suy thoái hay chưa vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới chuyên gia trên toàn thế giới. Mặc dù vậy quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER). Cơ quan này sẽ phân tích một loạt các dữ liệu đầu vào hàng tháng bao gồm: Tình hình tuyển dụng, thu nhập cá nhân, chi tiêu tiêu dùng,.... trước khi đưa ra những phán quyết cuối cùng. Nhưng với tình hình như hiện nay, nhiều người dân Mỹ cho biết họ đang phải trải qua một thời kỳ không kém gì một cuộc suy thoái.

Trong khi Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ vẫn chưa đưa ra được quyết định ngay lập tức, các học giả sẽ phải căn cứ vào một loạt các chỉ dấu “đặc biệt”, coi đó là điều kiện tiên quyết để có cái nhìn rõ hơn về tình hình kinh tế hiện tại của nước Mỹ.

Chỉ số rượu vang

Rượu vang là loại đồ uống thường được sử dụng trong các dịp đặc biệt. Rượu vang cũng là mặt hàng tiêu dùng được dùng như là một chỉ dấu dự báo quan trọng kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi doanh số của sản phẩm này tăng mạnh trùng với thời điểm phố Wall thăng hoa.


Rượu vang cũng là mặt hàng tiêu dùng được dùng như là một chỉ dấu dự báo quan trọng
Rượu vang cũng là mặt hàng tiêu dùng được dùng như là một chỉ dấu dự báo quan trọng

Trong năm 1987, doanh số rượu vang đạt 15,8 triệu chai. Tuy nhiên con số này liên tục sụt giảm trong các giai đoạn suy thoái sau đó, giảm dần xuống còn 10 triệu chai trong năm nay, theo dữ liệu từ Champagne Bureau.

Hiện tượng này lặp lại trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, cụ thể như: Doanh số rượu vang đạt 23,2 triệu chai trong năm 2006 và giảm xuống còn 12,6 triệu chai trong năm 2009. Mặc dù kết quả kinh doanh sản phẩm rượu vang trong năm 2022 vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, dữ liệu từ NielsenIQ cho biết, kể từ năm 2021 đến nay, doanh số rượu vang tại Mỹ liên tục sụt giảm theo từng tháng. 

Chỉ số đồ lót nam

Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Alan Greenspan là một người thường xuyên áp dụng phương pháp đo lường thói quen tiêu dùng đồ lót nam giới với luận điểm: Người dân sẽ có xu hướng ít mua sản phẩm này hơn trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn. Hiện tượng này đã từng xảy ra tại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và giai đoạn suy thoái nền kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra vào năm 2020, theo dữ liệu của Euromonitor.


Doanh số các sản phẩm quần áo nói chung và đồ lót nói riêng thường có xu hướng sụt giảm khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên
Doanh số các sản phẩm quần áo nói chung và đồ lót nói riêng thường có xu hướng sụt giảm khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên

David Swartz, Chuyên gia phân tích tới từ Morningstar cho biết, doanh số các sản phẩm quần áo nói chung và đồ lót nói riêng thường có xu hướng sụt giảm khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên và nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng đi xuống. Ông cũng chia sẻ thêm: “Nếu bạn coi đó là một thước đo suy thoái đáng tin cậy, hãy để ý tới doanh số của các sản phẩm mang thương hiệu Fruit of the Loom và Hanes trong hệ thống chuỗi siêu thị của Walmart và Target, nơi phần lớn người dân Mỹ sẽ tới đây để mua đồ lót của họ”.

Vào ngày 11/8 tới đây, Hanesbrands Inc sẽ công bố báo cáo lợi nhuận quý II. Trong khi đó, Walmart cũng sẽ công bố kết quả kinh doanh vào 5 ngày sau đó. Walmart gần đây đã hạ dự báo lợi nhuận của mình trong năm 2022, một phần vì công ty phải giảm giá hàng hóa với mong muốn giải phóng được lượng hàng tồn đọng, trong đó có các sản phẩm quần áo và đồ lót.

Chỉ số son môi

Bước sang thế kỷ 21, Chủ tịch Estee Lauder Leonard Lauder đã sáng tạo ra thuật ngữ “chỉ số son môi” khi ông nhận thấy phụ nữ thường tìm đến các sản phẩm làm đẹp và coi đó là niềm an ủi trong những ngày tháng nền kinh tế rơi vào suy thoái. Công ty phân tích dữ liệu NPD cũng đã đồng tình với quan điểm trên. Trong 14 nhóm hàng hóa bán lẻ không thiết yếu, mỹ phẩm chính là mặt hàng duy nhất có sự tăng trưởng doanh số đáng kinh ngạc trong năm nay, thậm chí tốc độ tăng trưởng còn lên tới hai con số.


Mỹ phẩm là mặt hàng duy nhất tăng trưởng doanh số khi nền kinh tế bị suy giảm
Mỹ phẩm là mặt hàng duy nhất tăng trưởng doanh số khi nền kinh tế bị suy giảm

Chỉ số gấu váy

Độ dài của váy là một chỉ số được theo dõi sát sao kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng. Đây được coi là chỉ dấu phản ánh diễn biến tăng giảm của một nền kinh tế. Cụ thể, phụ nữ thường sẽ mặc những chiếc váy ngắn trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng tốt. Ngược lại, trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, chị em phụ nữ lại có xu hướng mặc những chiếc váy dài hơn.

Những chiếc váy ngắn trở nên phổ biến trong những năm 1920 khi kinh tế của Mỹ phát triển rực rỡ. Sau đó, chúng đã được thay thế bởi những chiếc váy dài trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và những trang phục có độ dài tương đối trong Thế chiến II.

Gần đây nhất, trước khi đại dịch Covid-19 nổ ra, chân váy ngắn là sản phẩm được ưa chuộng. Nhưng khi dịch bệnh ập tới một lần nữa và ngay sau đó là xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine thì những chiếc đầm và váy dài ngày lại một lần nữa xuất hiện nhiều hơn.

Chỉ số hăm tã

Nghe khá mơ hồ nhưng một số học giả tin rằng các bậc cha mẹ hiện nay đang có xu hướng tiết kiệm tiền mua ta cho trẻ trong giai đoạn suy thoái. Do đó họ bắt đầu thực hành tiết kiệm bằng cách ít thay tã cho những đứa con của mình. 

Ngoài ra, nhu cầu sử dụng các loại tã xịn cũng giảm, thay vào đó các bậc cha mẹ sẽ chọn mua những loại tã bình thường cho trẻ. Vì thế mà tỷ lệ trẻ em bị bệnh hăm tã trong giai đoạn này thường tăng lên cao hơn so với lúc trước. Tuy nhiên điều này lại vô hình chung kéo doanh số của các mặt hàng như thuốc mỡ và kem trị rát da tăng lên.


Nhiều gia đình Mỹ gặp khó về tiền mua tã khi lạm phát tăng cao
Nhiều gia đình Mỹ gặp khó về tiền mua tã khi lạm phát tăng cao

Dữ liệu của IRI cho thấy doanh số các sản phẩm kem bôi trong năm 2022 đã tăng cao hơn nhiều so với các năm trước. Trong khi doanh số bán tã lại giảm so với trước khi đại dịch xuất hiện. Tuy nhiên, Krishnakumar Davey, Giám đốc quan hệ khách hàng của IRI cho biết, tình trạng này là hệ quả của rất nhiều yếu tố khác nhau và không nhất thiết phải liên quan tới tình hình kinh tế của nước Mỹ.

Chỉ số hộp các tông

Doanh số hộp các tông thường được coi là thước đo hoạt động sản xuất bởi vì chúng thường được sử dụng để làm bao bì cho rất nhiều hàng hóa, sản phẩm. Trong quý II, nhu cầu của các mặt hàng này đã thấp hơn so với kỳ vọng và được dự báo không tăng trưởng trong thời gian tới do người dân Mỹ đã bắt đầu thay đổi thói quen tiêu dùng.

Tim Nicholls, Giám đốc tài chính International Paper Co. đưa ra nhận xét: “Tôi cho rằng đó là một hệ quả của lạm phát”, ông nói thêm. “Lạm phát là có thật và hiện nay người dân đang bắt đầu trở nên khắt khe hơn đối với mỗi quyết định chi tiêu của mình”. Nhu cầu về kệ kê hàng (pallet) tại Mỹ cũng sụt giảm trong thời gian qua.

Chỉ số chữ R (recession)

Hồi đầu thập niên 90, The Economist cho ra đời “chỉ số chữ R” nhằm thống kê số lượng tin bài được đăng tải trên các tờ báo có nhắc tới từ “recession” (suy thoái). Ngày nay, Google Trends cũng sử dụng phương pháp này để đưa ra những cảnh báo về suy thoái kinh tế. Số lượng lượt tìm kiếm từ “suy thoái” tăng đột biến và liên tục tăng kể từ tháng 6 cho đến nay.


Chỉ số chữ R thống kê số lượng tin bài được đăng tải trên các tờ báo có nhắc tới từ “recession” (suy thoái)
Chỉ số chữ R thống kê số lượng tin bài được đăng tải trên các tờ báo có nhắc tới từ “recession” (suy thoái)

Cảnh báo từ giới công nghệ

Bên cạnh các báo cáo của thị trường lao động liên bang, Bloomberg cũng đang theo dõi vấn đề về cắt giảm tuyển dụng từ phía các công ty công nghệ. Trong tuần trước, Amazon cho biết họ đã cắt giảm tới 100.000 việc làm trong quý II. Trong khi đó, tốc độ tuyển dụng bổ sung lại tăng chậm nhất kể từ năm 2019 đến nay. Chủ tịch Meta Platforms Inc Mark Zuckerberg cũng đã chia sẻ rằng, nền kinh tế nước Mỹ đang rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong vòng vài năm trở lại đây.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

Meey 3D - Nền tảng cung cấp giải pháp 3D trong giao dịch bất động sản

Meey Group ra mắt Học viện đào tạo ứng dụng công nghệ số cho nghề bất động sản

"Cửa sáng" cho chủ đầu tư nhà ở thương mại

Thuê nhà rồi cho thuê lại: Kênh đầu tư này liệu còn hot?

Nhà đầu tư đất nền như "ngồi trên đống lửa"

Lộ diện điểm nghẽn cản trở sự hồi phục của thị trường địa ốc

Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp cận nhiều hơn với nguyên tắc thị trường

Tin mới cập nhật

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

8 giờ trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

9 giờ trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

9 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

11 giờ trước

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

12 giờ trước