meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chân dung ông Nguyễn Thanh Tùng - tân Tổng giám đốc Vietcombank

Thứ tư, 01/02/2023-15:02
Được biết, ông Nguyễn Thanh Tùng bắt đầu làm việc tại Vietcombank từ năm 1997 với vị trí là cán bộ phòng tín dụng quốc tế thuộc Hội sở chính của Vietcombank. Sau đó gần 4 năm, ông được chuyển sang làm Thư ký Ban điều hành và Thư ký Hội đồng quản trị của Hội sở chính Vietcombank. 

Theo VnExpress, mới đây Vietcombank đã tiến hành bổ nhiệm Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành là ông Nguyễn Thanh Tùng - người đã gắn bó 26 năm với ngân hàng - giữ vị trí Tổng giám đốc. Quyết định này được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đưa ra vào ngày 30/1 tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023.

Trong thời gian đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách ban điều hành của Vietcombank từ tháng 8/2021, đánh giá của Chủ tịch Vietcombank nhận định, ông Nguyễn Thanh Tùng kể từ đó đến nay đã điều hành hệ thống hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao bất chấp giai đoạn thị trường nhiều biến động chưa từng có trong tiền lệ.  


Quyết định này được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đưa ra vào ngày 30/1 tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023
Quyết định này được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đưa ra vào ngày 30/1 tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023

Tại Đại hội cổ đông bất thường năm 2023 diễn ra ngày 30/1, ông Nguyễn Thanh Tùng cũng được bầu bổ sung làm Thành viên Hội đồng quản trị của Vietcombank nhiệm kỳ 2018-2023. Ngoài ra, đại hội lần này cũng đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại trong năm 2021 cùng với lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018. 

Liên quan đến việc bổ nhiệm tân Tổng giám đốc, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết, đây là một niềm vui vô cùng lớn đối với hệ thống của Vietcombank khi đã chính thức có Tổng giám đốc mới. Đồng thời, ngân hàng cũng mong muốn tân Tổng giám đốc sẽ phát huy được vai trò và trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước đã được Ngân hàng Nhà nước giao phó. 

Theo Người Lao Động, ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Vietcombank nhận định, ông Nguyễn Thanh trong khoảng thời gian 17 tháng giữ trọng trách là người đứng đầu Ban Điều hành Vietcombank- vốn được biết đến là giai đoạn với nhiều biến động chưa từng có tiền lệ - đã điều hành hệ thống Vietcombank hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong buổi phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng cũng khẳng định, ông sẽ sớm xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm thực hiện kịp thời và hiệu quả những chỉ đạo, đưa Vietcombank ngày càng phát triển nhanh, an toàn và bền vững trong thời gian tới.

Thông tin về tân Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng

Theo VnExpress, ông Nguyễn Thanh Tùng - tân Tổng giám đốc Vietcombank sinh năm 1974 tại Hà Nội. Ông từng tốt nghiệp Đại học ngoại thương, ngành kinh tế ngoại thương cùng với Đại học Sư phạm Ngoại ngữ ngành Tiếng Anh. Đồng thời, vị doanh nhân 7x còn là Thạc sĩ kinh tế của Đại học Tổng hợp Paris Dauphine/ESCP.


Ông từng tốt nghiệp Đại học ngoại thương, ngành kinh tế ngoại thương cùng với Đại học Sư phạm Ngoại ngữ ngành Tiếng Anh
Ông từng tốt nghiệp Đại học ngoại thương, ngành kinh tế ngoại thương cùng với Đại học Sư phạm Ngoại ngữ ngành Tiếng Anh

Được biết, ông Nguyễn Thanh Tùng bắt đầu làm việc tại Vietcombank từ năm 1997 với vị trí là cán bộ phòng tín dụng quốc tế thuộc Hội sở chính của Vietcombank. Sau đó gần 4 năm, ông được chuyển sang làm Thư ký Ban điều hành và Thư ký Hội đồng quản trị của Hội sở chính Vietcombank. 

Từ đầu năm 2008, ông Nguyễn Thanh Tùng được bổ nhiệm giữ vị trí Chánh văn phòng Vietcombank. Tháng 6/2013, ông được bổ nhiệm giữ vị trí Phó giám đốc Chi nhánh Sở giao dịch Vietcombank. Sau đó, ông Tùng lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác, bao gồm: Quyền giám đốc, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Tây Hồ, Giám đốc Ban khách hàng doanh nghiệp trụ sở chính, Giám đốc khối bán buôn kiêm Giám đốc ban khách hàng doanh nghiệp Trụ sở chính.

Tháng 4/2019, ông Nguyễn Thanh Tùng trở thành Phó tổng giám đốc phụ trách khối bán buôn. Từ tháng 8/2021, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng giám đốc phụ trách ban điều hành.

Năm 2022 của Vietcombank ra sao?

Theo Nhịp Sống Thị Trường, trong năm 2022, Vietcombank đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch để ra. Trong đó, huy động vốn thị trường I của ngân hàng đạt xấp xỉ 1,26 tỷ đồng, so với năm 2021 đã tăng 9,1%, đồng thời hoàn thành 100% kế hoạch cả năm. Ngoài ra, tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn (CASA) bình quân đạt 34%, so với năm 2021 đã tăng 1,8 điểm % và tương đương khoảng 428 nghìn tỷ đồng. Huy động vốn bán buôn tăng trưởng là 10,4% còn huy động vốn bán lẻ tăng trưởng ở mức 8,0% khi so sánh với năm 2021.


Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Vietcombank nhận định, ông Nguyễn Thanh trong khoảng thời gian 17 tháng giữ trọng trách là người đứng đầu Ban Điều hành Vietcombank đã điều hành hệ thống Vietcombank hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Vietcombank nhận định, ông Nguyễn Thanh trong khoảng thời gian 17 tháng giữ trọng trách là người đứng đầu Ban Điều hành Vietcombank đã điều hành hệ thống Vietcombank hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

Đáng chú ý, tín dụng tăng trưởng của Vietcombank năm 2022 đã tăng 19% so với năm 2021 và vượt mốc 1,15 triệu tỷ đồng, kiểm soát trong tỷ lệ tăng trưởng được Ngân hàng Nhà nước giao phó. Đặc biệt, tín dụng bán buôn đã tăng trưởng 18,5% và tín dụng bán lẻ tăng trưởng ở mức 19,4% so với năm trước. 

Dư nợ nhóm 2 là 3.289 tỷ đồng và tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,29%, so với năm 2021 đã giảm 0,08 điểm %. Tổng dư nợ xấu là 7.662 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,67%. Dư quỹ dự phòng rủi ro là 35.603 tỷ đồng; trong khi đó tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng rơi vào khoảng 465%.

Thị phần đạt 18,5%, ghi nhận mức tăng 3,11 điểm % so với năm 2021. Doanh số mua bán ngoại tệ là khoảng 73 tỷ USD, so với năm 2021 đã tăng 20,4%. Ngoài ra, các chỉ tiêu như doanh số thẻ, bảo hiểm và phát triển khách hàng bán buôn-bán lẻ đều đã đạt kết quả tăng trưởng ấn tượng, trong khoảng mức 37% đến 100%.

So với năm 2021, thu nhập ngoài lãi tăng 9,2%, hoàn thành 108,7% kế hoạch của năm 2022. Ngoài ra, thu thuần kinh doanh ngoại tệ cũng tăng 31,7% và hoàn thành 124% kế hoạch năm 2022. Trong khi đó, thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.393 tỷ đồng và hoàn thành khoảng 80% kế hoạch năm 2022. So với năm trước, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của Vietcombank đã tăng 39%, đạt 119% kế hoạch đề ra cho cả năm. NIM đạt 3,51%, tương đương với mức tăng 0,24 điểm % so với 2021. Chỉ số ROAA và ROAE đều duy trì ở mức cao, lần lượt ở mức 1,84% và 24,25%.

Theo Reuters, Vietcombank tiếp tục là doanh nghiệp niêm yết sở hữu quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán, nằm trong Top  100 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hoá lớn nhất thị trường năm 2022.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

14 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

14 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

21 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

21 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

21 giờ trước