Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn trước tình trạng giá cả leo thang do xung đột Nga - Ukraine 

Thứ tư, 02/03/2022-10:03
Ngày 1/3/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Công điện khẩn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước tình hình ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine.

Công điện của Bộ Công Thương gửi tới Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Bộ cho biết dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, cùng với đó là xung đột vũ trang tại Nga - Ukraine khiến giá của nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế,... tăng mạnh. Không những thế các mặt hàng như lương thực, thực phẩm cũng có xu hướng tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường Việt Nam. 

Do đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo toàn lực lượng tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, phối hợp tiến hành kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường để thu lợi nhuận bất chính.

"Kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ về tình hình biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch bệnh Covid-19 và xung đột vũ trang tại Ukraine", Bộ Công Thương chỉ đạo.


Đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraine khiến giá xăng dầu trong nước có xu hướng tăng. 
Đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraine khiến giá xăng dầu trong nước có xu hướng tăng. 

Bộ Công Thương yêu cầu các Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tập trung, quyết liệt chỉ đạo công tác quản lý theo địa bàn, thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, giám sát phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông trên thị trường nhất là đối với mặt hàng xăng dầu và thiết bị, vật tư y tế…

Bên cạnh đó, phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng khác trong Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường để thu lợi bất chính. 

Bộ Công Thương đặc biệt nhấn mạnh: "Tiến hành xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; không được để xảy ra tình trạng quan liêu, bao che, dung túng, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, tham nhũng, hối lộ trong công tác quản lý thị trường". 

Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng nếu để đơn vị mình có những vi phạm trong hoạt động công vụ hoặc để xảy ra các hành vi gian lận thương mại bị các cơ quan chức năng hay người dân phản ánh, phát hiện mà không được xử lý.

Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị khẩn trương, nghiêm túc thực hiện và báo cáo kết quả qua văn phòng Bộ vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần.

15h ngày 1/3/2022, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần. Xăng E5 RON 92 tăng 547 đồng/lít, lên mức 26.077 đồng/lít; xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 554 đồng/lít lên mức 26.834 đồng/lít.

Đây là lần tăng thứ 6 liên tiếp của giá xăng trong nước và là đợt tăng thứ 5 chỉ tính riêng trong năm 2022. Thời điểm hiện tại, giá bán của hai mặt hàng xăng RON 95 và E5 RON 92 đều ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Trong kỳ điều hành lần này, giá các mặt hàng dầu cũng được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, giá dầu diesel lên mức 21.310 đồng/lít; dầu hỏa là 19.978 đồng/lít và dầu mazut là 18.468 đồng/kg. Tại kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã trích Quỹ bình ổn với dầu mazut 300 đồng/kg, xăng E5 RON 92 250 đồng/lít, RON 95 là 220 đồng/lít, dầu diesel là 300 đồng/lít.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Từ năm 2025, Luật Đất đai bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, thúc đẩy tăng trưởng

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Tin mới cập nhật

Thiệt hại từ lừa đảo trực tuyến lên tới 390.000 tỷ đồng

9 giờ trước

2 động lực lớn giúp “giữ lửa” cho thị trường chứng khoán

9 giờ trước

Giá heo tăng mạnh, các đại gia chăn nuôi hưởng lợi, sẵn sàng cho cuộc đua mới

10 giờ trước

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

10 giờ trước

ĐHĐCĐ Vinatex: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng năm 2024, từng đề xuất không chia cổ tức năm 2023

11 giờ trước