Bất động sản Tân Uyên “rục rịch” tăng giá sau thông tin lên thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương

Thứ năm, 23/06/2022-17:06
Mới đây, HĐND tỉnh Bình Dương đã thông qua chủ trương thành lập thành phố Tân Uyên. Việc phát triển lên thành phố đã khiến Tân Uyên trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư bất động sản ở nhiều phân khúc. 

Loạt dự án hạ tầng “tỷ đô” 

Theo VnEconomy, dự kiến, đến năm 2025, Tân Uyên sẽ trở thành thành phố thứ 4 trực thuộc tỉnh Bình Dương. Thị xã Tân Uyên có diện tích hơn 191,75 km2 với 12 đơn vị hành chính cấp xã (2 xã, 10 phường), dân số trên 421.694 người. Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Dương, tiếp giáp với 4 thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai là TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An, TP Dĩ An, thị xã Bến Cát và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo. 

Với vị trí địa lý có nhiều lợi thế này, Tân Uyên trở thành địa bàn quan trọng của tỉnh Bình Dương về cả chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, xã hội, do đó có nhiều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư các ngành như công nghiệp, dịch vụ, thương mại...


Một góc thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Một góc thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Trong thời gian qua, tỉnh Bình Dương luôn đứng trong top các địa phương thu hút vốn đầu tư nhiều nhất cả nước. Hiện nay toàn tỉnh có gần 4.050 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 39,4 tỷ USD. Riêng vốn FDI trong quý I/2022 là khoảng hơn 1,68 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Tân Uyên nói riêng. 

Từ năm 2018, Tân Uyên đạt chuẩn đô thị loại 3, đây là cơ sở để lĩnh vực công nghiệp tại Tân Uyên phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương này trong nhiều năm qua luôn duy trì ở mức hai con số. Trong năm 2020, Tân Uyên thu hút vốn FDI lên đến gần 4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Tân Uyên còn được hưởng lợi từ những dự án hạ tầng giao thông quan trọng của tỉnh Bình Dương. Các công trình hạ tầng như Đại lộ Uyên Hưng - Thủ Dầu Một, đại lộ Nam Uyên Hưng, Vành đai 4 và một loạt tuyến tỉnh lộ như ĐT 741, ĐT 742, ĐT 745, ĐT 746, ĐT 747… đã được triển khai, nhằm tăng cường năng lực giao thông, vận chuyển hàng hóa.

Tân Uyên còn sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông nội đô có giá trị tỷ đô, giúp kết nối các trục đường chính của đô thị như đường Tân Phước Khánh 10, đường LKV14 cũng được đầu tư quy hoạch mở rộng lộ giới lên tới 28m.


Tân Uyên sở hữu nhiều dự án khu công nghiệp lớn của tỉnh Bình Dương.
Tân Uyên sở hữu nhiều dự án khu công nghiệp lớn của tỉnh Bình Dương.

Những dự án hạ tầng giao thông trên là thế mạnh của Tân Uyên, giúp thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế. Tân Uyên sở hữu hai khu công nghiệp lớn nhất của Tập đoàn VSIP tại Bình Dương. Đó là VSIP II được vận hành năm 2006 với quy mô 2.045 ha  và VSIP III khởi công trong tháng 3/2022 với quy mô khoảng 1.000 ha, tổng mức đầu tư hạ tầng dự kiến hơn 6.400 tỷ đồng.

Ngoài ra, hàng loạt các khu công nghiệp lớn cũng đã và đang hoạt động tại Tân Uyên như Nam Tân Uyên (333 ha), Tân Lập (400 ha), Đất Cuốc (348 ha), Uyên Hưng (120 ha), Phú Chánh (128 ha)...

Hiện nay, có khoảng 31 doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu khả năng phát triển sản xuất tại đây, tương đương 176 ha đất công nghiệp và 1,8 tỷ USD vốn đầu tư dự kiến.

Bất động sản Tân Uyên thiết lập mặt bằng giá mới 

Với việc có nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng sẽ thu hút một lượng lớn chuyên gia, người lao động từ các địa phương khác tới Tân Uyên làm việc và sinh sống. Do đó, việc quy hoạch các dự án nhà ở, khu đô thị nhằm giúp người lao động “an cư lạc nghiệp” đang được chính quyền địa phương quan tâm. 

Theo báo cáo Kế hoạch phát triển nhà ở Bình Dương giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ dành ra 1.600ha đất cho các dự án; tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 130.000 tỷ đồng. Trong đó, thị xã Tân Uyên đứng đầu khi cần đến diện tích lên đến 274 ha, vốn đầu tư 22.179 tỷ đồng, để phát triển các khu dân cư mới có thể kế tên như: VITA Riverside, Thạnh Phước Riverside, Tân Uyên Central Point….


Nhờ thông tin quy hoạch lên thành phố, nhiều dự án phục vụ các khu công nghiệp tại Tân Uyên được đầu tư.
Nhờ thông tin quy hoạch lên thành phố, nhiều dự án phục vụ các khu công nghiệp tại Tân Uyên được đầu tư.

Theo Tập đoàn Bất động sản An Gia, sự có mặt của VSIP III không chỉ tạo ra sự đột phá của Tân Uyên mà còn là động lực tăng trưởng cho thị trường bất động sản. "Điều này được dự báo dựa trên kịch bản triển khai khu công nghiệp VSIP I năm 1996 đã khiến thị trường địa ốc Thuận An có bước phát triển vượt bậc cả về nguồn cung lẫn sức cầu cùng mức giá gần như tiệm cận với TP Hồ Chí Minh", đại diện Tập đoàn An Gia cho biết.

Cùng với đó, thông tin phát triển lên thành phố đã góp phần khiến giá bất động sản tại Tân Uyên có xu hướng tăng. Trước đó, hiện tượng này đã được thấy tại Dĩ An và Thuận An. 

Cụ thể, tại Dĩ An,  một dự án nhà phố được rao bán với giá khoảng 30 triệu đồng/m2 vào thời điểm cuối năm 2019. Tuy nhiên, đến tháng 4/2020, khi Dĩ An lên thành phố, giá giao dịch đã tăng lên 40 - 45 triệu đồng/m2.

Tại Thuận An, giá bất động sản khoảng 16 triệu đồng/m2 vào năm 2019. Đến khi Thuận An chính thức lên thành phố vào năm 2021, có tới 75% các dự án mới tại đây đã tăng giá, từ 31 triệu đồng/m2 trở lên. 

Nói về tiềm năng bất động sản Tân Uyên trong tương lai, TS. Trần Nguyễn Minh Hải, chuyên gia địa ốc trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh cho biết: “Cùng sở hữu lợi thế về vị trí địa lý, công nghiệp phát triển mạnh như hai thành phố Thuận An và Dĩ An, Tân Uyên sẽ trở thành địa phương có nhu cầu về nhà ở khổng lồ, nhất là với giới chuyên gia và người có thu nhập cao. Tuy nhiên với nguồn cung có giới hạn, giá bất động sản Tân Uyên sẽ sớm tiệm cận so với thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An”.

Khi mới có thông tin lên thành phố, thị trường đã ghi nhận nhu cầu nhà đất tại Tân Uyên tăng mạnh so với Thuận An và Thủ Dầu Một. Đặc biệt, loại hình nhà phố liền kề trong các khu compoud có lượt tìm kiếm tăng hơn 65%. 


Giá đất tại Tân Uyên có xu hướng tăng, tuy nhiên vẫn còn khá "mềm" so với các thành phố còn lại tại tỉnh Bình Dương.
Giá đất tại Tân Uyên có xu hướng tăng, tuy nhiên vẫn còn khá "mềm" so với các thành phố còn lại tại tỉnh Bình Dương.

Theo thống kê, trong quý 1/2022, những nơi được tìm kiếm nhiều đều là thị trường mới như Bến Cát, Bàu Bàng và Tân Uyên. Đặc biệt, huyện Bàu Bàng có lượng khách hàng tìm mua nhà đất tăng gần 80%, Tân Uyên và Dầu Tiếng cũng có sự tăng trưởng nhu cầu mua lần lượt và 55% và 58%, chủ yếu đến từ sản phẩm đất nền giá từ 17-22 triệu/m2 và nhà liền thổ tầm giá từ 5-6 tỷ đồng/căn. Lượt tìm kiếm bất động sản tại Tân Uyên trong tháng 4/2022 tăng 6%, trong khi đó tại TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An, TP Dĩ An đề có xu hướng giảm. 

Giá bán nhà đất tại Tân Uyên cũng tăng theo nhu cầu giao dịch. Theo đó, nhà liền thổ tại Tân Uyên đã tăng gần 30% so với cùng kỳ 2021, hiện có giá trung bình ở mức 45,5 triệu đồng /m.

Đất mặt tiền đường một số dự án ở khu vực trung tâm đô thị hoặc liền kề khu công nghiệp năm 2020 ở mức 14 -16 triệu đồng/m2, đến nay đã tăng ở mức 22 - 25 triệu đồng/m2.

Đất nền giao dịch khoảng năm 2021 ở mức từ 13,5 - 16 triệu đồng/m2, mức giá hiện tại là 17 - 20 triệu đồng/m2. 

Nhà riêng ngoại thành có tầm giá từ 35-45 triệu/m2, riêng nhà thấp tầng được đầu tư bài bản ở các dự án dao động ở mức 50-70 triệu/m2, tăng 30-50% so với 2 năm trước đó.

Đánh giá về xu hướng tăng giá bất động sản tại Tân Uyên, đại diện Tập đoàn BĐS An Gia (AGG) cho rằng, đây là động thái tất yếu của thị trường trước một thông tin quy hoạch hạ tầng lớn, có sức ảnh hưởng sâu rộng như việc Tân Uyên trở thành thành phố trực thuộc thứ 4 của tỉnh Bình Dương. 

Tuy nhiên, đây chưa phải là mức giá vẫn còn khá “mềm” so với tiềm năng vốn có của Tân Uyên. Bên cạnh đó, các giao dịch hiện nay tại khu vực này chủ yếu vẫn là giao dịch đất nền và nhà riêng lẻ. Do đó đây là cơ hội tốt để các nhà đầu tư đón đầu quy hoạch, hạ tầng từ thông tin phát triển Tân Uyên lên thành phố. Dự báo trong thời gian tới, Tân Uyên sẽ thu hút thêm một lượng lớn các dự án nhà ở có quy mô lớn, được đầu tư bài bản giúp bổ sung thêm các mảnh ghép bất động sản để thúc đẩy tham vọng đô thị hóa, tiến thẳng lên thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương của Tân Uyên trước 2025.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

33 phút trước

Chiến lược nào hiệu quả với nhà đầu tư chứng khoán trong năm 2024?

33 phút trước

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

11 giờ trước

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

13 giờ trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

13 giờ trước