“Rục rịch” lên phố, Tân Uyên trở thành “siêu sao” của thị trường bất động sản phía Nam

Thứ năm, 12/05/2022-10:05
Trong những tháng đầu năm 2022, Tân Uyên liên tục đón nhận những thông tin tích cực, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường bất động sản. Khu vực này ngày càng trở nên sôi động và trở nên hấp dẫn đối với giới đầu tư.

Bất động sản Tân Uyên bước vào thời kỳ thịnh vượng 

Cùng với việc nền kinh tế đang trên đà phục hồi sau đại dịch, thị trường bất động sản trên cả nước đang quay trở lại cùng với đà tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, xu hướng dịch chuyển nhu cầu mua nhà an cư về đô thị vệ tinh diễn ra cũng ngày càng rõ ràng hơn. Nếu như ở khu vực phía Bắc, các tỉnh thành giáp ranh hà Nội như: Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc được đông đảo giới đầu tư “ưu ái” thì ở khu vực phía Nam: Đồng Nai, Long An, Bình Dương lại là “miền đất hứa” của những người đang có nhu cầu tìm kiếm bất động sản vùng ven TP.Hồ Chí Minh. Trong số đó, Tân Uyên (Bình Dương) là cái tên được nhà đầu tư liên tục nhắc đến nhờ các dự án quy mô lớn được triển khai tại đây, tạo ra sức hút lớn cho thị trường bất động sản khu vực. 




Thị trường bất động sản Tân Uyên sôi động nhờ loạt dự án quy mô lớn 
Thị trường bất động sản Tân Uyên sôi động nhờ loạt dự án quy mô lớn 

Vào ngày 19/3 vừa qua, VSIP Group đã chính thức tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp VSIP III tại thị xã Tân Uyên dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương. Dự án này có quy mô diện tích 1.000 ha, tổng vốn đầu tư 6.407 tỷ đồng. Đây là dự án thứ 3 mang thương hiệu VSIP được triển khai thực hiện tại tỉnh Bình Dương và là dự án thứ 11 của VSIP Group trên quy mô cả nước. Trong sự kiện lần này, nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới đã chính thức được cấp phép đầu tư tại VSIP III. Trong đó phải kể đến Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) tiến hành xây dựng nhà máy có quy mô diện tích 44ha với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.

KCN VSIP III sau khi hoàn thành sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở tăng cao tại Tân Uyên trong tương lai khi các tập đoàn đa quốc gia liên tục đổ về khu vực này. Hiện nay, chỉ riêng KCN VSIP đã có đến hơn 70.000 chuyên gia, kỹ sư, người lao động trong và ngoài nước làm việc tại đây, vì thế nhu cầu về nhà ở là rất lớn, trong khi nguồn cung bất động sản nơi đây liên tục ở trong trạng thái khan hiếm. 

Tân Uyên chuyển mình, sẵn sàng quy hoạch lên thành phố

Bình Dương đang trong quá trình gấp rút hoàn tất thủ tục thành lập thêm 2 thành phố Tân Uyên và Bến Cát để trình lên Trung Ương ngay trong năm 2022. Đây là thông tin được chính thức công bố trong buổi họp báo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương Quý 1/2022 tổ chức vào ngày 1/4 vừa qua. Với đề án thành lập thành phố Tân Uyên, 99,88% cử tri bày tỏ quan điểm ủng hộ và cho rằng việc thành lập quy hoạch thành phố Tân Uyên mang đến ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển chung của tỉnh Bình Dương. Theo đó, hiện nay Tân Uyên đã đảm bảo đạt 5/5 tiêu chuẩn để nâng cấp lên thành phố (bao gồm: diện tích tự nhiên, số đơn vị cơ quan hành chính trực thuộc, phân loại đô thị, quy mô dân số, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội). Theo đó, Tân Uyên sẽ là thành phố thứ 4 trực thuộc tỉnh Bình Dương.


Tân Uyên là thị trường bất đọng sản hấp dẫn khi lên thành phố 
Tân Uyên là thị trường bất đọng sản hấp dẫn khi lên thành phố 

Việc thành lập nên thành phố Tân Uyên sẽ trở thành cú hích vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản trong khu vực. Điều tương tự cũng đã từng xảy ra đối với các thành phố mới được thành lập trong thời gian vừa qua như: TP.Thuận An, TP.Dĩ An (Bình Dương) hay TP.Từ Sơn (Bắc Ninh).

Bình Dương sở hữu lợi thế là có nền tảng hạ tầng giao thông tốt nhất cả nước, giúp cho việc liên kết vùng trở nên vô cùng thuận lợi, tạo lực đẩy để phát triển kinh tế địa phương. Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục ưu tiên giải ngân vốn đầu tư công để triển khai thực hiện các công trình hạ tầng có ý nghĩa quan trọng. Hệ thống giao thông trị giá hàng tỷ đô la đã được triển khai xây dựng ngay trong những ngày cuối năm 2021, đầu năm 2022. Trong đó, Tân Uyên là địa phương được đầu tư hạ tầng mạnh mẽ trong lộ trình lên thành phố.

Cụ thể, Tân Uyên đang được xúc tiến đầu tư xây dựng giai đoạn tiếp theo của tuyến đường Vành đai 4. Thời điểm cuối năm 2021, cầu Bạch Đằng 2 nối thị xã Tân Uyên với Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và đường Tạo Lực Tân Uyên - Phú Giáo - Đồng Phú đã được chính thức khởi công.


Nhiều dự án khu đô thị mới sẽ được triển khai ở Tân Uyên 
Nhiều dự án khu đô thị mới sẽ được triển khai ở Tân Uyên 

Thị xã Tân Uyên cũng là địa phương được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến lược đẩy mạnh phát triển giao thông của tỉnh Bình Dương. Nơi đây có vị trí trung tâm kết nối dễ dàng với Thuận An, Thủ Dầu Một, Phú Giáo, Bến Cát vì thế phần lớn các tuyến đường giao thông huyết mạch của Bình Dương đều đi qua địa phận của Tân Uyên. 

Vào ngày 26/4 vừa qua, một dự án giao thông quan trọng ở Bình Dương cũng vừa được khởi công. Đó là dự án mở rộng quốc lộ 13 lên 8 làn xe với số vốn đầu tư lên đến gần 1400 tỷ đồng. Đây sẽ là tuyến đường huyết mạch lớn nhất của tỉnh Bình Dương, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong kết nối giao thương liên vùng khu vực TP.HCM - Bình Dương. Điều này sẽ trở thành sức bật mạnh mẽ, giúp thu hút dòng dịch chuyển dân cư từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đến với Bình Dương trong tương lai.

Năm 2022, Bình Dương lần thứ 4 liên tiếp là địa phương duy nhất của Việt Nam được tự hào vinh danh lọt vào Top 21 thành phố thông minh tiêu biểu trên toàn thế giới. Tân Uyên chính là 1 trong 4 đô thị chiến lược tiêu biểu của thành phố thông minh Bình Dương. Với vị trí tiếp giáp trung tâm thành phố mới Bình Dương, Tân Uyên không chỉ có lợi thế là sở hữu đầy đủ tiện tích mà còn được thừa hưởng trọn vẹn hệ thống tiện ích - dịch vụ hiện đại, đẳng cấp của đô thị hạt nhân - Thành phố mới Bình Dương.

Với những mục tiêu lớn đang dần được hiện thực hóa trong năm 2022, Tân Uyên chắc chắn sẽ là một trong những tâm điểm thăng hoa của thị trường bất động sản phía Nam nói riêng và cả nước nói chung trong năm 2022.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

Lợi nhuận của Thế Giới Di Động (MWG) quý I/2024 hồi phục nhưng số lượng nhân viên giảm mạnh

Diễn biến thị trường chứng khoán sau kỳ nghỉ lễ dài ngày

Gen Z không tiêu xài hoang phí, biết cách "siết chặt hầu bao" tiết kiệm đến 6-7 triệu/tháng

Thị trường nhà đất khởi sắc

Tăng trưởng kỷ lục về doanh thu, nhóm cổ phiếu bán lẻ đứng trước cơ hội lớn

Yếu tố nào giúp startup Việt đón nguồn vốn hàng tỷ USD từ các “ông lớn” công nghệ?

Tin mới cập nhật

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

10 giờ trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

11 giờ trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

11 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

13 giờ trước

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

14 giờ trước