Bật mí những sự thật về pháp lý Condotel có thể bạn chưa biết

Thứ tư, 09/12/2020-16:12

Căn hộ du lịch Condotel là dự án bất động sản đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và để mắt đến. Tuy nhiên, để đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn thì bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ rất nhiều thông tin. Một trong số đó là pháp lý condotel như thế nào? Có hoàn chỉnh hay chưa? Hãy xem ngay bài viết dưới đây để khám phá những thông tin bổ ích nhất nhé.

Có thể bạn quan tâm: Thông Tin Xử Lý Vi Phạm Thanh Tra Xây Dựng Hà Nội

Hành lang pháp lý là gì?

Trước khi tìm hiểu pháp lý Condotel, chúng ta sẽ cùng nhau tìm lời giải đáp cho “hành lang pháp lý” là gì nhé! Hành lang pháp lý là thuật ngữ chỉ tập hợp những quy định pháp luật hợp thành thể chế, chế định có chuyên ngành, dành cho việc điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, để phân biệt với những quan hệ xã hội thuộc loại khác. Điều này có thể đảm bảo cho sự vận hành thống nhất của các quan hệ xã hội đó.

 Ảnh 1: hành lang pháp lý là gì (nguồn: internet)
Ảnh 1: hành lang pháp lý là gì (nguồn: internet)

Sự thật về pháp lý Condotel

Căn hộ du lịch Condotel là gì?

Căn hộ du lịch được biết đến với thuật ngữ tiếng anh là Condotel. Được viết tắt bai hai nửa từ tiếng anh là “condominium và hotel”. Trong tiếng Việt, từ này được dịch nghĩa ra là “căn hộ khách sạn hoặc căn hộ du lịch”.

Căn cứ vào Điều 48 Luật du lịch và Điều 21 của Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, theo quy định của Pháp luật, căn hộ du lịch được liệt kê và xếp vào những loại cơ sở cư trú du lịch. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, condotel chính là dạng căn hộ có đầy đủ thiết bị, dịch vụ hỗ trợ cho khách du lịch.

Theo đó, khách du lịch có thể tự phục vụ bản thân trong suốt thời gian lưu trú tại nơi đây. Do đó, có thể hiểu pháp lý condotel là căn hộ được dùng với mục đích phục vụ cho việc lưu trú du lịch và không dùng để ở.

 Ảnh 2: căn hộ condotel là gì (nguồn: internet)
Ảnh 2: căn hộ condotel là gì (nguồn: internet)

Theo Luật du lịch

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 21 của Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 thì condotel được định nghĩa là “căn hộ du lịch có dịch vụ, trang thiết bị cần thiết để phục vụ khách du lịch. Khách du lịch có thể tự phục vụ trong thời gian cư trú”

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 24 của Nghị định 168/NĐ-CP vào ngày 31/12/2012, được bổ sung và sửa đổi dựa theo Khoản 3 Điều 5 của Nghị định 142/2018/NĐ-CP ngày 9/10/2018, căn hộ du lịch condotel phải đạt được điều kiện tối thiểu về dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật như sau: “Có nơi tiếp khách, khu vực bếp, phòng ngủ, phòng tắm, phòng vệ sinh. Có giường, nệm, chăn, gối, khăn tắm, khăn mặt. Thay bọc chăn, bọc gối, bọc đệm, khăn tắm, khăn mặt mỗi khi có khách mới”

Theo Bộ luật dân sự

Theo những quy định được nêu trong Bộ luật du lịch ở nội dung phía trên, với những mô tả và điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của căn hộ du lịch thì condotel được hiểu là một loại bất động sản theo quy định của Luật dân sự. Vì vậy, việc tạo lập, xây dựng và quản lý có liên quan đến condotel đều phải được thực hiện đúng với những quy định của luật pháp condotel về kinh doanh đất đai, bất động sản và một số vấn đề liên quan khác.

Theo Bộ luật đất đai

Với Condotel pháp lý dựa vào quy định của bộ luật đất đai thì loại đất được dùng để xây dựng căn hộ du lịch là “đất thương mại dịch vụ”. Theo đó, thời hạn sở hữu sẽ là 50 năm, dựa vào thời hạn giao đất đối với đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất, phục vụ vào mục đích dịch vụ hoặc thương mại. Có thể hiểu rằng, đây là loại đất khác hẳn hoàn toàn với đất dùng vào mục đích xây nhà để ở lâu dài, sống ổn định.

Việc xây dựng condotel có thể được hiểu là chủ đầu tư tạo lập “công trình xây dựng gắn liền với đất”. Theo đó, sau khi thực hiện xong quá trình xây dựng, chủ đầu tư bắt buộc phải hoàn thành những thủ tục đăng ký cần thiết thì mới được chứng nhận quyền sở hữu công trình (công trình xây dựng này sẽ gắn liền với loại đất theo pháp luật quy định)

s

 Ảnh 3: sự thật về pháp lý condotel (nguồn: internet)
Ảnh 3: sự thật về pháp lý condotel (nguồn: internet)

Dựa vào những thông tin trên, có thể hiểu rằng, khi chủ đầu tư xây dựng công trình là căn hộ du lịch thì đồng nghĩa với việc tạo lập một loại hình bất động sản để kinh doanh. Vì vậy, khi đưa condotel vào kinh doanh thì đòi hỏi chủ đầu tư cũng phải tuân theo những quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và các quy định có liên quan khác.

Bên cạnh những nội dung mà bài viết đã đề cập và phân tích ở phía trên thì hiện nay vẫn chưa có thêm một quy định pháp luật nào khác về căn hộ du lịch condotel.

Có thể bạn quan tâm: Giải Đáp Tần Tật Thắc Mắc: Giấy Viết Tay Có Giá Trị Pháp Lý Không

Trên đây là những thông tin về pháp lý condotel và một số thông tin hữu ích khác. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức luật để hỗ trợ cho công việc cũng như mục đích đầu tư của mình. Nếu thấy bài viết này có ích thì hãy chia sẻ để nhiều người cùng biết nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

25 phút trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

38 phút trước

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

40 phút trước

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

40 phút trước

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

40 phút trước