Giải đáp tần tật thắc mắc: Giấy viết tay có giá trị pháp lý không

Thứ ba, 09/12/2020-15:12

Ngày nay, việc mua bán và chuyển nhượng đất diễn ra rất thường xuyên. Thực tế, có không ít những hợp đồng mua bán đất được viết bằng tay dựa theo thỏa thuận của cả 2 bên mua và bán. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc rằng “liệu giấy viết tay có giá trị pháp lý không”, có được pháp luật công nhận hay không? Hãy tìm kiếm câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây nhé.

Có thể bạn quan tâm: Bật Mí Những Sự Thật Về Pháp Lý Condotel Có Thể Bạn Chưa Biết

Giá trị pháp lý là gì?

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu giá trị pháp lý là gì? Đây là thuật ngữ dùng để chỉ hiệu lực pháp lý của một bộ luật hoặc một văn bản pháp luật để áp dụng, thi hành với những đối tượng có liên quan. Trong hệ thống pháp luật, có văn bản tổng quát bao hàm những văn bản riêng, thể hiện từng thứ bậc từ thấp đến cao, phạm vi điều chỉnh hoặc phạm vi tác động của văn bản theo thời gian, không gian và đối tượng được áp dụng.

 Ảnh 2: Giá trị pháp lý là gì (nguồn: internet)
Ảnh 2: Giá trị pháp lý là gì (nguồn: internet)

Văn bản pháp luật có giá trị pháp lý sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý có hiệu lực về không gian trên lãnh thổ cả nước Việt Nam và với công dân Việt Nam sống ở nước ngoài và thời gian cho đến khi nào văn bản pháp luật được chỉnh sửa, bổ sung nhằm phù hợp với dòng lịch sử và điều kiện kinh tế. Văn bản pháp luật có giá trị pháp lý sẽ được dựa vào thời điểm ban hành, thời gian ghi trên giấy hoặc mốc thời gian chung theo pháp luật quy định.

Hình thức mua bán đất thông qua hợp đồng viết tay

Hiện nay, những cuộc giao dịch mua bán đất được diễn ra rất thường xuyên. Theo đó, không hiếm để thấy rằng, có rất nhiều trường hợp ghi hợp đồng bằng tay theo những nội dung mà hai bên thỏa thuận để chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cách gọi mua bán đất theo giấy viết tay là rất phổ biến với hình thức mua bán đất do hai bên tự lập hợp đồng và ký kết với nhau. Không có bất kỳ cơ quan thẩm quyền hay tổ chức nào công chứng và xác nhận hợp đồng đó.

Tuy nhiên, có rất nhiều người hoang mang, lo lắng rằng liệu giấy viết tay có giá trị pháp lý không? Hay để có hiệu lực thì hợp đồng viết tay cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào nữa?

 Ảnh 1: giấy viết tay có giá trị pháp lý không (nguồn: internet)
Ảnh 1: giấy viết tay có giá trị pháp lý không (nguồn: internet)

Giấy viết tay có giá trị pháp lý không?

Căn cứ vào Điều 167 về Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp quyền sử dụng đất thì việc công chức, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện những quyền của người sử dụng đất sẽ được thực hiện như sau:

Hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được chứng thực hoặc công chứng. Ngoại trừ trường hợp kinh doanh bất động sản được quy định tại điểm B của khoan này.

Vì vậy, có thể hiểu rằng, mặc dù hợp đồng chuyển nhượng đất đã tuân thủ theo những nguyên tắc của giao dịch nhân sự nhưng cần phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới được xem là có giá trị pháp lý. Nói theo cách khác, nếu không được chứng thực hoặc công chứng thì hợp đồng mua bán đất sẽ trở nên vô hiệu do không tuân thủ đúng mặt hình thức.

Tuy nhiên, dựa vào khoản 2 Điều 129 Bộ Luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức lại quy định rằng:

Giao dịch dân sự đã được tạo lập bằng văn bản nhưng lại vi phạm pháp luật về chứng thực, công chứng mà một bên hoặc các bên thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Vì vậy, ở trường hợp này, hai bên không cần phải thực hiện chứng thực hoặc công chứng. Theo nội dung phía trên, giấy viết tay có giá trị pháp lý có thể chia làm 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1

Trên thực tế, nếu bên mua chưa trả đủ ⅔ số tiền chuyển nhượng và bên bán chưa thực hiện chuyển giao đất cho bên mua sử dụng thì hợp đồng mua bán sẽ không có hiệu lực. Vì hợp đồng không đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 122 Bộ luật dân sự 2015.

Trường hợp 2

Trong trường hợp bên mua đã trả đủ ⅔ giá trị tiền đã nêu trong hợp đồng thì bên mua có quyền yêu cầu Tòa án công nhận giá trị hiệu lực của hợp đồng mà không cần chứng thực hoặc công chứng. Lúc này, hợp đồng viết tay không có chứng thực và công chứng vẫn có thể được sử dụng như một văn bản pháp lý để hai bên có thể tiến hành thủ tục sang tên đất đai.

 Ảnh 3: giá trị pháp lý của hợp đồng viết tay (nguồn: internet)
Ảnh 3: giá trị pháp lý của hợp đồng viết tay (nguồn: internet)

Có thể bạn quan tâm: Giải Mã Chủ Đề: Hồ Sơ Pháp Lý Dự Án Gồm Những Gì?

Vậy giấy viết tay có giá trị pháp lý không? Hy vọng với những nội dung trên đây, bạn đã có được câu trả lời chính xác cho riêng mình. Hãy nhớ tìm hiểu thật kỹ luật pháp trước khi quyết định làm điều gì đó nhé. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc thì hãy để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng nhất. Hãy đón xem các bài viết mới nhất của chúng tôi để nắm được những thông tin luật cần thiết giúp bạn vận dụng được trong cuộc sống nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Hải Phòng: Phân lô bán nền 500 nghìn m2, hơn 3.000 lô đất bung hàng

Tin mới cập nhật

Bí quyết kê giường ngủ đúng hướng tài lộc, tốt cho sức khỏe

1 giờ trước

Cách các ngân hàng số thu hút khách hàng mà không cần mở chi nhánh

1 giờ trước

Nâng hạng thị trường chứng khoán, hàng chục tỷ USD sẽ chảy vào Việt Nam

1 giờ trước

70% nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm 2024

1 giờ trước

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

15 giờ trước